Phiến quân IS ở Afghanistan: Mối nguy không thể bỏ qua

(Kiến Thức) - Tại Moscow vừa diễn ra hội nghị quốc tế về mối đe dọa của phiến quân IS đối với Trung Á, với sự tham dự của chuyên gia Nga, Afghanistan và Tajikistan.

Trong những tháng gần đây, Afghanistan đã trở thành mục tiêu thâu tóm của phiến quân IS. Các chuyên gia tham gia hội nghị Moscow bày tỏ lo ngại về  kế hoạch của IS tăng cường phá  hoại ở các nước Trung Á và dùng Afghanistan là cơ sở hậu thuẫn.
Phien quan IS o Afghanistan: Moi nguy khong the bo qua
Một trại huấn luyện của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan.
Hiện thời vị thế của Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan chưa mạnh, nhưng các bên hữu quan cần xem xét mối đe dọa này một cách nghiêm túc.
Trả lời phỏng vấn của đài Sputnik, ông Sidiqollah Tauhidin - thành viên Ban cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Afghanistan – cho biết thực trạng của phiến quân IS ở Afghanistan. Ông Tauhidin cho biết: "Những kẻ đang chiến đấu trong hàng ngũ của Daesh (phiến quân IS) ở Afghanistan là những tên khủng bố giàu kinh nghiệm. Đa số bọn chúng là những kẻ đào tẩu từ Taliban, chưa hề để mất ‘kỹ năng chiến đấu’ cơ bản như phá hoại, cướp bóc và giết người. Daesh ở Afghanistan chống lại tất cả chứ không chỉ riêng chống chính quyền trung ương ở Kabul. Ở miền đông  đất nước đang có giao tranh giữa quân Taliban và Daesh. Hiện tại thì Taliban có vẻ đang chiếm ưu thế. Còn ở miền Bắc đất nước có nhóm Hizb ut-Tahrir đang  hoạt động ráo riết. Tham vọng cực đoan của nhóm này chính là nhằm vào vùng Trung Á. Có thông tin về liên kết của chúng với Daesh. Theo dữ liệu của chúng tôi, Hizb ut-Tahrir một mặt là ‘ban tuyển dụng nhân sự’ của Daesh. Nhưng mặt khác, cả giữa những nhóm này cũng có rạn nứt và mâu thuẫn, thậm chí đến mức đụng độ”.
Mục tiêu cuối cùng của IS (Daesh) ở Afghanistan là tạo lập "Tiểu vương quốc Hồi giáo”  mà lãnh thổ bao gồm các tỉnh miền Bắc Afghanistan và các quận huyện của những nước láng giềng. Từ đó xuất phát tham vọng của chiến binh đến vùng biên giới với Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan.
Về vấn đề này, chuyên gia Sidiqollah Tauhidin nói tiếp: "Thủ lĩnh các đơn vị IS (Daesh) ở Afghanistan là ‘Thống đốc Tiểu vương quốc Khorasan’ Hafiz Saeed. Khorasan là địa danh lịch sử của lãnh thổ Afghanistan ngày nay cộng thêm các khu vực liền kề ở phía tây Iran và bắc Trung Á. Nếu những tên côn đồ IS cắt đầu người không gớm tay chiếm được vùng lãnh thổ này, Afghanistan sẽ biến thành tuyến đường giao thông để vận chuyển buôn lậu vũ khí, khoáng sản và người từ Trung Đông đến Trung Á. Hiện thời  Bộ Nội vụ Afghanistan chưa có đủ bằng chứng về việc các thủ lĩnh IS (Daesh) cầm đầu là Abubakr al-Baghdadi cố gắng chinh phạt Trung Á bằng mọi giá. Tuy nhiên, những  đối tượng ủng hộ al-Baghdadi ở Afghanistan ngày càng hay bàn luận về điều đó. Cứ cho là lời khoác lác vô căn cứ, nhưng nó cũng bộc lộ mưu đồ độc ác”.
Khi phóng viên Sputnik hỏi về khả năng hỗ trợ của Nga dành cho Afghanistan trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, ông Sidiqollah Tauhidin đáp:  
"Ở Syria, Nga đã cho thấy quyết tâm chiến đấu chống khủng bố.  Đường  biên giới của Nga và Trung Á đang bị đe dọa bởi xâm lăng khủng bố. Nhưng Nga có khả năng rộng rãi về đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố và hai con đường theo hướng này”.
“Thứ nhất, duy trì cuộc chiến đấu đến  thành công cuối cùng trong chiến dịch  ở Trung Đông, giải thoát Syria khỏi bọn cực đoan và có thể là cả Iraq nữa”.
“Tiếp đến, cần thấy mặt trận thứ hai hiện nay đang mở ra ở Afghanistan. Tôi nghĩ rằng ở Afghanistan, đấu tranh chống IS (Daesh) có phần dễ dàng hơn so với ở Trung Đông. Ở đất nước chúng tôi không có nhiều nhóm cực đoan Salafis và Wahhabis như ở Syria. Đúng là ở Afghanistan có lực lượng NATO. Nhưng phải nhớ rằng dưới nhãn quan địa chính trị thì  Afghanistan hôm nay còn chưa phải là ‘điểm nóng’ như Syria và trên địa bàn này, các cường quốc có nhiều cơ hội hơn để thương lượng. Còn những kinh nghiệm phong phú mà Nga thu được trong đấu tranh chống khủng bố, kể cả ở Syria, hiển nhiên có thể giúp ích nhiều cho Afghanistan”.

Vì sao cánh tả cầm quyền thất cử nặng nề ở Venezuela?

(Kiến Thức) - Theo báo chí Pháp, cánh tả cầm quyền bị thất cử nặng nề là vì Tổng thống Maduro bất tài, trong khi kinh tế Venezuela lụn bại.

Báo La Croix cho rằng đa số cử tri Venezuela đã dùng lá phiếu để trừng phạt cánh tả cầm quyền của cố Tổng thống Chavez. Còn theo báo Libération, sự kiện cánh hữu đối lập giành thắng lợi áp đảo mở ra một thời kỳ bấp bênh cho Venezuela.
Vi sao canh ta cam quyen that cu nang ne o Venezuela?
Cử tri Venezuela đã dùng lá phiếu để trừng phạt cánh tả cầm quyền.
 Báo Le Monde ghi nhận trong một đất nước bị chia rẽ trầm trọng trong vòng 15 năm qua giữa một bên là phe chống và một bên là phe trung thành với cố Tổng thống Hugo Chavez, liên minh cánh hữu đối lập (do ông Henrique Capriles lãnh đạo) tuy giành thắng lợi lớn, nhưng sẽ buộc phải ‘‘sống chung’’ với Tổng thống cánh tả Nicolás Maduro.

Bộ mặt quân sự của “Con đường tơ lụa trên biển”

(Kiến Thức) - Theo tạp chí The Diplomat, kế hoạch “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc gắn liền với chiến lược quân sự “Chuỗi ngọc trai” nhằm khống chế Ấn Độ Dương.

Cuối tháng 11, Bắc Kinh đã ký một hiệp định có thời hạn 10 năm với Djibouti nhằm thiết lập một căn cứ  Hải quân Trung Quốc (PLAN) làm nơi đồn trú và cung cấp hậu cần cho các tàu chiến tham gia các chiến dịch chống cướp biển ở ngoài  khơi Yemen. Theo tin tức báo chí, căn cứ hải quân ở khu vực Obock, gần với một tiền đồn nhỏ của Mỹ, được Trung Quốc thuê với giá 100 triệu USD/năm.
Bo mat quan su cua “Con duong to lua tren bien”
Cảng nước sâu của  Djibouti có thể cho tàu sân bay và loại tàu chiến lớn nhất của Trung Quốc như Type 071 LPD cập bến.  
Vì sao Trung Quốc đặt căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti?  

Thổ Nhĩ Kỳ chơi trò “chia để trị” ở Iraq

(Kiến Thức) - Đưa bộ binh và xe tăng vào Iraq là một hành động có tính toán và có mưu đồ “chia để trị” của ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo nhà phân tích chính trị độc lập Pepe Escobar, Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ vào Khu tự trị Kurdistan của Iraq không ít hơn một tiểu đoàn gồm 400 binh sĩ và 25 xe tăng M-60A3. Hiện thời, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đồn trú ở trại Bashiqa, phía đông bắc Mosul, có tổng cộng khoảng 600 binh sĩ.
Tho Nhi Ky choi tro “chia de tri” o Iraq
Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ vào Khu tự trị Kurdistan của Iraq không ít hơn một tiểu đoàn gồm 400 binh sĩ và 25 xe tăng M-60A3. 
Đây không phải là một "trại huấn luyện" như Ankara đang bao biện mà là căn cứ quân sự đầy đủ và có ý đồ bám trụ ở đây mãi mãi.