Phi tần nào thấp kém và bị Hoàng đế Khang Hi mắng là "tiện phụ"?

Lương phi Vệ thị còn được xem là vị phi tử kiều diễm nhất trong hậu cung Hoàng đế Khang Hi.

Hoàng đế Khang Hi là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Thanh, kế vị khi mới 8 tuổi. Ông trị vì trong 61 năm và là vị hoàng đế có thời gian tại vị dài nhất được ghi chép trong lịch sử Trung Hoa. Vào thời Hoàng đế Khang Hi, cuộc sống của người dân Đại Thanh ngày càng ổn định hơn, đặt nền móng cho sự hưng thịnh của các đời hoàng đế sau.

Hậu cung hơn 55 vị phi tần của Hoàng đế Khang Hi cũng là một trong những chủ đề được người đời nhắc đến nhiều nhất. Ông đặc biệt sủng ái một vị phi tần được xem là xinh đẹp nhất chốn cung cấm: Lương phi Vệ thị.

Lương phi Vệ thị vốn là Giác Nhĩ Sát thị (hay còn gọi là Giác Thiền thị). Một số nhà sử học cho biết, bất kỳ gia đình người Mãn nào cũng có họ theo tiếng Hán để dễ gọi và thuận tiện khi ghi chép trong sách văn. Có thể vì vậy mà họ Vệ thị của Lương phi chỉ là cách gọi Hán hóa.

Phi tan nao thap kem va bi Hoang de Khang Hi mang la

Nhân vật Vệ Lâm Lang trong phim Tịch mịch không đình xuân dục vãn, được xây dựng dựa trên hình tượng Lương phi Vệ thị.

Dựa theo "Bát kỳ Mãn Châu thị tộc thông phả", tằng tổ phụ (ông cố) của Lương phi Vệ thị là Hồ Trụ, sống tại vùng đất Phật A Lạp (nay thuộc tỉnh Liêu Ninh). Vào năm Thiên Thông, Hồ Trụ dẫn dắt gia tộc quy thuận Hoàng Thái Cực (hoàng đế sáng lập triều đại nhà Thanh) và sau đó được lệnh sáp nhập vào Chính Hoàng kỳ Bao y. Gia tộc của Lương phi Vệ thị nhiều đời đảm nhận chức vụ Thiện phòng tổng quản và Nội Lĩnh quản.

Có nhiều giả thuyết được đặt ra liên quan đến xuất thân Tân Giả khố của gia đình Lương phi Vệ thị. Nhiều người cho rằng bởi vì gia tộc của bà quá thấp bé, cũng có ý kiến là vì gia đình của bà rất cao quý nhưng phạm tội nên bị sung vào Tân Giả khố.

Năm 13 tuổi, Vệ thị tham gia đợt tuyển tú của Nội Vụ phủ và được chọn trở thành Quan nữ tử vì tướng mạo nổi bật. Vẻ ngoài của Vệ thị không được ghi chép cụ thể trong chính sử nhưng trong quyển "Bí sử cung vi 13 triều đại nhà Thanh" (cung vi là nơi ở của các hậu phi) có mô tả như sau: Kiều diễm đứng đầu hậu cung, sủng ái không ai sánh bằng. Ngoài ra, trên cơ thể Vệ thị còn mang mùi hương dịu nhẹ, không thể tẩy rửa, ngay cả nước bọt cũng có mùi hương.

Phi tan nao thap kem va bi Hoang de Khang Hi mang la

Nhân vật Vệ Lâm Lang trong phim Tịch mịch không đình xuân dục vãn, được xây dựng dựa trên hình tượng Lương phi Vệ thị.

Một người xinh đẹp như thế chắc chắn không thể thoát khỏi đôi mắt của Hoàng đế. Không lâu sau khi nhập cung, Vệ phi đã được Hoàng đế Khang Hi ngày đêm sủng ái. Năm Khang Hi thứ 20, Vệ thị hạ sinh một tiểu hoàng tử. Đây là hoàng tử thứ 8 và được đặt tên là Dận Tự. Tuy nhiên, do xuất thân quá thấp, bà không thể tự chăm sóc con mà phải giao cho Huệ phi Nạp Lạt thị nuôi dưỡng.

Dận Tư thừa hưởng trí tuệ của sinh mẫu (mẹ ruột) và sớm trở thành một vị hoàng tử xuất chúng. Năm 15 tuổi, Dận Tự đã cùng Hoàng đế Khang Hi đi chinh phạt Cát Nhĩ Đan. Hai năm sau, Dận Tự được phong làm Bối lạc, trở thành vị hoàng tử trẻ tuổi nhất lúc bấy giờ được phong tước vị này.

3 năm sau khi Dận Tự trở thành Bối lạc, năm Khang Hi thứ 39, Vệ thị nhờ phúc của con mà được sách phong thành Lương tần. Không lâu sau lại được đơn độc tấn thăng thành Lương phi. Từ đó, Vệ thị trở thành nữ nhân đầu tiên xuất thân từ Nội Quan lĩnh (Tân Giả khố) được có được phi vị.

Phi tan nao thap kem va bi Hoang de Khang Hi mang la

Nhân vật Vệ Lâm Lang trong phim Tịch mịch không đình xuân dục vãn, được xây dựng dựa trên hình tượng Lương phi Vệ thị.

Không ngờ rằng, sau khi Dận Tự trưởng thành đã bắt đầu có suy nghĩ tham vọng về ngai vàng. Thái tử Dận Nhưng ngày càng trụy lạc nên bị phế truất và bị quản thúc tại phủ đệ riêng với sự giám sát của Dận Tự. Ngay lúc này, Dận Tự tập hợp một số lượng lớn người từng theo Dận Nhưng về phe mình, lập nên Bát gia đảng. 

Tuy nhiên, ngay cả khi Thái tử Dận Nhưng bị phế thì Hoàng đế Khang Hi chưa bao giờ có ý định truyền ngôi cho Dận Tự. Hoàng đế công khai khiển trách Dận Tự, tước bỏ thân phận Bối lạc. Chính tham vọng quyền lực của Dận Tự đã khiến người này đánh mất sự sủng ái của cha.

Năm Khang Hi thứ 50, Lương phi Vệ thị bệnh nặng rồi qua đời. Hoàng đế hạ chỉ chôn cất Lương phi Vệ thị theo nghi lễ của Bình phi Hách Xá Lý thị (em gái của Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu). Hoàng đế Khang Hi còn đích thân chủ trì điển lễ cúng tế. 

Sau khi Hoàng đế Ung Chính lên ngôi, ông đã phục vị cho Dận Tự. Tuy nhiên, một thời gian sau lại tước bỏ thân phận hoàng tộc của Dận Tự.

Phi tan nao thap kem va bi Hoang de Khang Hi mang la

Nhân vật Vệ Lâm Lang trong phim Tịch mịch không đình xuân dục vãn, được xây dựng dựa trên hình tượng Lương phi Vệ thị.

Hoàng đế Khang Hi từng công khai mắng Lương phi Vệ thị là "Tiện phụ Tân Giả khố". Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, Hoàng đế Khang Hi khi nói câu "Tiện phụ Tân Giả khố" không hề ám chỉ Lương phi Vệ thị mà là con trai của bà: Hoàng tử Dận Tự. Chính tham vọng đối với ngôi báu của người này đã khiến Hoàng đế vô cùng thất vọng với đứa con mà ông từng yêu thương hết lòng.

Bên cạnh đó, câu chuyện Hoàng đế Khang Hi mắng Lương phi Vệ thị là "tiện phụ" chỉ được ghi chép trong quyển "Thanh Thánh Tổ thực lục" và được biên soạn trong thời kỳ Hoàng đế Ung Chính trị vì. Hoàn toàn không có tuyên bố hay văn bản tương tự nào được viết trong thời kỳ Hoàng đế Khang Hi. Do đó, Hoàng đế Khang Hi có từng thốt ra câu nói đó hay không là một vấn đề gây tranh cãi lớn.

Lý do phi tần nhà Thanh luôn đeo một dải lụa trắng

Theo Bách khoa toàn thư Trung Quốc, chiếc khăn màu trắng quàng trên cổ của phi tần nhà Thanh được biết đến với tên gọi là "Long Hoa Lĩnh Cân" hay gọi tắt là khăn Long Hoa, mang một ý nghĩa vô cùng cao quý.

Nhà Thanh là một trong những triều đại phong kiến Trung Quốc nổi tiếng vì những loại trang sức tinh xảo dành riêng cho phụ nữ thuộc giai cấp quý tộc, cung đình. Bên cạnh những trang phúc tinh xảo như: châm cài, móng tay giả, quần áo lụa là,... các phi tần, cách cách luôn đeo trên cổ một chiếc khăn trắng. Đây chính là phúc sức riêng biệt, thể hiện sự cao quý của bản thân và cũng khiến mình trở nên nổi bật hơn trong chốn hậu cung ba nghìn giai lệ.

Vì sao các phi tần nhà Thanh đời thật không hề xinh đẹp như phim ảnh?

Thực tế các phi tần nhà Thanh đời thật không hề xinh đẹp như phim ảnh. Và sự thật đằng sau khiến ai cũng ngỡ ngàng. Có những thời điểm, sắc đẹp không thể chiếm ngôi vị độc tôn.

Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc về triều Thanh, các phi tần đều là những mỹ nhân xinh đẹp tuyệt trần. Thế nhưng, trên thực tế, theo sử sách lưu lại, các phi tần, mỹ nữ triều đại này không hề sở hữu dung mạo mỹ miều xinh đẹp, chim sa cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường. Thậm chí, còn khá kém sắc và mập mạp. Điều này, cũng xuất phát từ những nguyên nhân sau.

Độc chiêu ngăn cấm phi tần ngoại tình chưa từng thấy

Mỗi một vị Hoàng đế có cả ngàn mỹ nữ và việc giữ được sự trinh tiết, trong trắng của các phi tần, mỹ nữ chốn hậu cung là điều hết sức quan trọng. Để bảo vệ sự tôn nghiêm của mình, các bậc đế vương Trung Hoa đã nghĩ ra "độc chiêu".

Độc chiêu ngăn cản phi tần ngoại tình của Hoàng đế Trung Hoa

Các bậc quân vương khi nối ngôi đều có chung một suy nghĩ: Cuộc đời mỗi con người lại có hạn, nên dù muốn hay không, mỗi Hoàng đế cũng chỉ có thể bám trụ trên ngai vàng vài chục năm, sau đó buộc phải nhường lại cho hậu đế.

Điều khiến Hoàng đế lo lắng nhất chính là truyền ngôi “nhầm” cho người ngoài. Vì vậy, để trừ mối họa từ trong trứng nước, các vị Hoàng đế buộc phải tìm mọi cách ngăn chặn tình trạng các phi tần tìm cách “cắm sừng” mình.Doc chieu ngan cam phi tan ngoai tinh chua tung thay

Ngay từ thời xa xưa, người ta đã bằng nhiều cách “vô hiệu hóa” sinh thực khí của những người hầu là nam giới trong hậu cung, mà lâu nay người ta goi là “thái giám”.

Theo sử sách ghi chép thì thái giám là chế độ có từ thời Tây Chu, nghĩa là thế kỷ thứ 11 trước Công nguyên. Đây có thể nói là một đại phát minh của đàn ông Trung Quốc cổ đại và cũng là một chuyện kỳ quặc trong tiến trình phát triển của loài người.

Bằng việc cắt bỏ bộ phận sinh dục của nam giới, người Trung Quốc đã lần đầu tiên tạo nên giới tính thứ ba- không phải nam, cũng chẳng phải nữ. Tuy nhiên, vào thời bấy giờ, người ta không hề coi đây là một chuyện gì quá kỳ quặc, nếu không muốn nói là hoàn toàn bình thường.

Trong hậu cung Trung Quốc xưa, người ta có rất nhiều cách gọi khác nhau đối với những nam người hầu bị cắt bỏ bộ phận sinh dục, từ yêm nhân, thị nhân, lão công, trung quan, hoạn quan, vô căn nhân,…Tuy nhiên, có lẽ lưu hành thông dụng nhất chính là thái giám. Chức quan này chính là phát kiến của một ông vua đời Đường tên là Lý Trị.

Lúc bấy giờ khi Lý Trị đổi Điện Trung Tỉnh trong hậu cung thành Trung Ngự Phủ, đã phong cho các hoạn quan chức quan có tên gọi hẳn hoi là thái giám và thiếu giam. Hai chữ thái giám dùng để chỉ các hoạn quan phục vụ trong hậu cung bắt đầu sinh ra từ đó.

Việc cắt bỏ bộ phận sinh dục ở người đàn ông trước khi đưa vào cung để hầu hạ Hoàng đế và các phi tần, thực tế là cách mà các Hoàng đế dùng để ngăn chặn sự quấy nhiễu của các “thế lực bên ngoài” đối với các phi tần, cũng là cách để ngăn chặn những phi tần lăng loàn, tìm cách “vượt rào”, có ý định “cắm sừng” Hoàng đế.

Không chỉ bị "tịnh thân", thái giám trong hậu cung cũng chịu sự quản lý vô cùng nghiêm ngặt. Trong Giao Thái Cung, Nội Vụ Phủ, Thận Hình Ti của vua Thuận Trị còn treo một tấm bảng sắt ghi rõ thái giám không được can thiệp vào việc triều chính cũng không được rời khỏi kinh thành. Dưới triều Thanh, phẩm cấp của hoạn quan không được cao quá tứ phẩm (Thanh triều chia phẩm cấp quan lại làm 8 phẩm, đứng đầu là nhất phẩm).

Thực chất, tấm bảng sắt bên ngoài là đe dọa thái giám không được tham gia vào chuyện chính sự song ngầm ẩn bên trong là cảnh cáo không được tìm cách qua lại với các cung phi trong hậu cung.

Câu chuyện thông dâm để “trêu tức” hoàng đế

Phi tần của Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch - Từ Chiêu Bội, tuy nhan sắc lộng lẫy, cũng có tài văn thơ nhưng là người đàn bà mạnh mẽ với tính cách nổi trội, thậm chí có phần hoang dã.

Bà ham mê uống rượu, chính những sự trái ngược đó đã khiến cho tình cảm của hai vợ chồng họ càng ngày càng bất hòa, xung đột. Theo ghi chép trong sử sách, cứ khoảng 2 - 3 năm Lương Nguyên Đế mới đến phòng bà một lần. Từ Chiêu Bội cũng cố gắng tìm mọi cách để có thể hòa hợp với chồng nhưng đều bị cự tuyệt.

Doc chieu ngan cam phi tan ngoai tinh chua tung thay-Hinh-2
 
Thân là phi tần bị ghẻ lạnh, từ yêu chuyển sang hận, bà tìm cách rửa hận, cuối cùng lún sâu vào sự hận thù và chịu cái kết bi thảm. Bắt đầu từ việc chọc tức chồng, mỗi lần gặp mặt chồng, bà đều trang điểm một nửa mặt để trêu ngươi, chế giễu Tiêu Dịch bị chột một mắt. Chính vì thế mối quan hệ vợ chồng của họ càng trở nên tồi tệ.

Từ Chiêu Bội không chịu nổi sự cô đơn nên đã cả gan cắm sừng lên đầu Tiêu Dịch. Bà đã thông dâm với một hòa thượng tên Trí Viễn ở hậu đường Kinh Châu. Hòa thượng vẫn là hòa thượng, Từ Chiêu Bội nhanh chóng chán ngán Trí Viễn và bắt đầu tìm mục tiêu mới. Người lần này được Từ Chiêu Bội để mắt tới đó chính là Ký Quý Giang - một thị vệ của Tiêu Dịch. Ký Quý Giang tuy có ngoại hình tương đối sáng sủa, nhưng không phải là người đàng hoàng. Gặp ai anh ta cũng rêu rao, chế giễu rằng: “Tuy Từ nương đã già nhưng vẫn đa tình”.