Phi hành đoàn quốc tế hạ cánh an toàn ở Kazakhstan

(Kiến Thức) - Một phi hành đoàn gồm ba người đã từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS  trở về trái đất an toàn ngày 11/6 sau gần 200 ngày trên không gian.

Con tàu vũ trụ Soyuz chở theo nhà du hành vũ trụ NASA Terry Virts, bà Samantha Cristoforetti của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và nhà du hành vũ trụ người Nga Anton Shkaplerov đã đáp xuống an toàn trong ngày 12/6 trên thảo nguyên Kazakhstan.
Bộ ba các nhà du hành vũ trụ trong ảnh đã lên Trạm Vũ trụ Quốc tế hôm 24/11/2014 và làm việc 6 tháng ở đó.
Bộ ba các nhà du hành vũ trụ trong ảnh đã lên Trạm Vũ trụ Quốc tế hôm 24/11/2014 và  làm việc 6 tháng ở đó. 
Bộ ba nói trên đã lên Trạm Vũ trụ Quốc tế hôm 24/11/2014  và đã làm việc 6 tháng trên đó để tiến hành nghiên cứu cũng như thực hiện các thử nghiệm về công nghệ.
NASA cho biết họ đã ở trên trạm không gian 199 ngày và đã bay gần 84 triệu dặm trên quỹ đạo.
Trên trạm ISS hiện thời còn có nhà du hành vũ trụ  Gennady Padalka, Mikhail Kornienko của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga, kỹ sư Scott Kelly của NASA.
Hai ông Kelly và Kornienko đã ở trên trạm vũ trụ ISS được ba tháng. Theo NASA, hai nhà du hành vũ trụ này sẽ thu thập thông tin đóng góp vào quá trình hoạch định cho các “kế hoạch vũ trụ lâu dài trong tương lai”.

Khám phá sân bay vũ trụ lớn nhất thế giới Baikonur

(Kiến Thức) - Kế hoạch xây dựng trung tâm thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tiến hành phóng vệ tinh Baikonur đã được Xô Viết phê chuẩn ngày 12/2/1955.

Kham pha san bay vu tru lon nhat the gioi Baikonur

Sân bay vũ trụ Baikonur là cơ sở phóng tàu không gian đầu tiên và lớn nhất thế giới. Tính đến năm 2012, trung tâm này dẫn đầu thế giới về số lượng tàu không gian phóng. Mỗi năm số lượng tên lửa được phóng tại đây lên tới con số 20, trong khi trí thứ 2 thuộc về Trạm không quân Mũi Canaveral tại Florida, Mỹ với 10 lần phóng tên lửa mỗi năm.

Trung Quốc: Nhật Bản chớ có can thiệp vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Trong một cuộc họp báo định kỳ ngày 12/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi  khuyến cáo Nhật Bản chớ có can thiệp vào  Biển Đông.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi nói: “Trung Quốc lo ngại sâu sắc và bất bình trước những động thái tiêu cực của phía Nhật Bản”.
Theo phát ngôn viên Hồng Lỗi, Nhật Bản không phải là một bên liên quan đến vấn đề Biển Đông. Gần đây, Nhật Bản đã hành xử một cách bất thường, cố tình can thiệp vào Biển Đông, chia rẽ các nước trong khu vực và cố tình tạo ra  căng thẳng ở Biển Đông (?).  Phát ngôn viên Hồng Lỗi quả quyết rằng hành động của Nhật Bản là có hại cho việc giải quyết tranh chấp Biển Đông cũng như  hòa bình ổn định trong khu vực.