Lãnh đạo nhiều nước lên tiếng sau cuộc hòa đàm Nga - Ukraine

Ngay sau khi kết thúc cuộc đàm phán hòa bình Nga – Ukraine ngày 16/5 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), lãnh đạo nhiều nước đã có những phát biểu liên quan.

nga-ukraine-16-5.jpg
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan (giữa) chủ trì cuộc họp giữa phái đoàn Nga và Ukraine tại Istanbul ngày 16/5/2025. Ảnh: BBC/TTXVN

Theo hãng tin Reuters, lãnh đạo các nước đồng minh với Ukraine gồm: Anh, Pháp, Đức và Ba Lan đã nhất trí với Tổng thống Zelensky rằng lập trường của Nga trong các cuộc đàm phán hòa bình là "không thể chấp nhận được" và đã cùng tham vấn với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thủ tướng Anh Starmer cho biết các nhà lãnh đạo châu Âu đã gặp ông Zelensky - người cũng có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu tại Tirana (Albania) ngày 16/5 - để thảo luận về các cuộc đàm phán ở Istanbul và cũng đã có điện đàm với Tổng thống Trump.

"Rõ ràng là lập trường của Nga không thể chấp nhận được và đây không phải là lần đầu tiên", ông Starmer nhấn mạnh.

"Và do đó, sau cuộc gặp với Tổng thống Zelensky và cuộc thảo luận với Tổng thống Trump, hiện chúng tôi đang liên kết chặt chẽ và phối hợp trong các phản ứng của mình và sẽ tiếp tục làm như vậy", Thủ tướng Anh cho biết.

Quan điểm của Thủ tướng Anh cũng gần như tương đồng với những phát biểu liên quan của Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, nhất là việc gây sức ép với Nga.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỹ Hakan Fidan cho biết rằng các quan chức Ukraine và Nga đã có cuộc đàm phán trực tiếp mới nhất tại Istanbul và đã nhất trí về nguyên tắc sẽ gặp lại nhau để đàm phán nhằm đạt được lệnh ngừng bắn.

Trong bài đăng trên mạng xã hội X, ông Fidan, người chủ trì các cuộc đàm phán giữa các nhà đàm phán từ Nga và Ukraine, nói rằng động thái đồng ý trao đổi 1.000 tù binh chiến tranh của hai bên được coi là một biện pháp xây dựng lòng tin. Ông cho biết hai bên sẽ chia sẻ các nội dung bằng văn bản về các điều kiện của mình về quan điểm cho một lệnh ngừng bắn.

Theo tờ Politico ngày 16/5, Hồng y Pietro Parolin - Quốc vụ khanh Tòa thánh và là nhà ngoại giao cao cấp của Vatican - cho biết Giáo hoàng Leo XIV bày tỏ mong muốn Vatican trở thành địa điểm tổ chức cuộc gặp trực tiếp giữa đại diện hai bên trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Phát biểu bên lề một sự kiện tại Rome, Hồng y Parolin nhấn mạnh: "Đức Giáo hoàng có kế hoạch lựa chọn Vatican thành nơi sẵn sàng cho một cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên", theo thông tin được hãng tin ANSA dẫn lại.

Về phía Ukraine, Tổng thống Zelensky cho biết: "Ukraine sẵn sàng thực hiện các bước nhanh nhất có thể để đạt được hòa bình thực sự và điều quan trọng là thế giới phải giữ vững lập trường".

"Nếu người Nga từ chối ngừng bắn và chấm dứt thương vong một cách hoàn toàn và vô điều kiện, thì phải có lệnh trừng phạt mạnh mẽ. Phải duy trì áp lực lên Nga cho đến khi Nga sẵn sàng chấm dứt chiến tranh", ông viết trong một bài đăng trên mạng xã hội X.

Về phía Nga, trong một tuyên bố ngắn được phát trực tiếp trên truyền hình nhà nước, Trợ lý Tổng thống Putin, ông Vladimir Medinsky, người đứng đầu phái đoàn Nga, cho biết Moskva hài lòng với tiến triển đạt được và sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Kiev.

"Nhìn chung, chúng tôi hài lòng với kết quả và sẵn sàng tiếp tục các cuộc tiếp xúc. Trong những ngày tới, sẽ có một cuộc trao đổi tù nhân quy mô lớn với số lượng hàng nghìn người đổi lấy hàng nghìn người", ông Medinsky cho biết.

Việc thống nhất trao đổi tù binh chiến tranh cũng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, người dẫn đầu phái đoàn Ukraine, xác nhận với các phóng viên sau cuộc hòa đàm. Ông nói rằng Nga và Ukraine đã đạt được thỏa thuận tại Istanbul về việc trao đổi tù binh chiến tranh theo tỷ lệ 1.000 đổi 1.000.

Trước đó, các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã có mặt tại Istanbul vào ngày 16/5 để tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm, dưới áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Theo hãng tin Reuters, vòng đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Nga và Ukraine đã kết thúc trong chưa đầy 2 giờ và không có dấu hiệu rõ ràng về tiến triển trong việc thu hẹp khoảng cách giữa hai bên.

Sửng sốt công nghệ "đáng gờm" thời Chiến tranh Lạnh bất ngờ hồi sinh

Hệ thống cảm biến hạ âm từng được lắp đặt để phát hiện thử hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh nay bất ngờ được hồi sinh với vai trò mới.

z6604259390044-d977e9a9ef522988f592765e32e77095.jpg
Vốn do Tổ chức CTBTO quản lý, mạng lưới cảm biến này có khả năng ghi nhận sóng âm từ hàng nghìn km, bất kể thời tiết. Ngoài việc phát hiện vụ nổ hạt nhân, thiết bị còn ghi nhận tiếng vỡ của thiên thạch và vệ tinh rơi từ không gian.
z6604288075347-e4f60c23df80792e21436ab4ed81706e.jpg
Vốn do Tổ chức CTBTO quản lý, mạng lưới cảm biến này có khả năng ghi nhận sóng âm từ hàng nghìn km, bất kể thời tiết. Ngoài việc phát hiện vụ nổ hạt nhân, thiết bị còn ghi nhận tiếng vỡ của thiên thạch và vệ tinh rơi từ không gian.

Bên trong nhà tù khét tiếng Alcatraz ở Mỹ

Nhà tù Alcatraz ở San Francisco, California (Mỹ), từng giam giữ nhiều tên tội phạm khét tiếng như Al Capone và Bumpy Johnson,...

Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My
Theo USA Today, nhà tù khét tiếng Alcatraz trên đảo Alcatraz ở San Francisco, California, bị đóng cửa từ 6 thập kỷ trước. Tuy nhiên, mới đây, vào ngày 4/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ ra chỉ thị yêu cầu các nhà chức trách cho sửa sang và mở cửa lại nhà tù này. (Nguồn ảnh: GI/iStock) 

Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My-Hinh-2
Dòng nước chảy mạnh xung quanh đảo và nhiệt độ nước lạnh khiến việc trốn thoát khỏi nhà tù trên đảo là gần như không thể, và trại giam này đã trở thành một trong những nhà tù khét tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Vào ngày 11/8/1934, một nhóm tù nhân liên bang được phân loại là "nguy hiểm nhất" đã bị đưa đến nhà tù an ninh nghiêm ngặt này. 

Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My-Hinh-3
Phòng giam bên trong nhà tù Alcatraz. Trong suốt 29 năm nhà tù này hoạt động, một số tội phạm khét tiếng từng bị giam giữ ở đây bao gồm Al Capone, Bumpy Johnson,... 

Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My-Hinh-4
 The Hole - Phòng giam biệt lập tại Alcatraz.

Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My-Hinh-5
 Sân tập thể dục tại nhà tù Alcatraz.

Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My-Hinh-6
 Phòng giam.

Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My-Hinh-7
 Hành lang nhà tù Alcatraz.

Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My-Hinh-8
 Đây là phòng ăn trong nhà tù.
Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My-Hinh-9
 Nhà tù đóng cửa vào năm 1963, sau đó được chuyển đổi thành điểm tham quan du lịch.
Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My-Hinh-10
Khách du lịch đi bộ qua tòa nhà hành chính tại đảo Alcatraz vào ngày 21/3/2013. 

Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My-Hinh-11
 Bên trong một căn phòng trong bệnh viện cũ trên đảo Alcatraz vào ngày 21/3/2013.

Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My-Hinh-12
 Khu nhà giam chính trên đảo Alcatraz trong bức ảnh chụp ngày 14/6/2007. Alcatraz ban đầu được dùng làm công sự quân sự, trước khi trở thành nhà tù liên bang vào năm 1934.

Ben trong nha tu khet tieng Alcatraz o My-Hinh-13
 Ảnh chụp từ trên cao đảo Alcatraz và nhà tù trên đảo ở San Francico ngày 16/5/2024.

Bí ẩn “nghĩa địa máy bay” bỏ hoang kỳ lạ ở Anh

Một "nghĩa địa máy bay" nằm ngay gần sân bay London Southend (Anh) hiện là nơi lưu giữ những chiếc phi cơ được cho là có niên đại từ những năm 1950.

Theo Mirror, "nghĩa địa máy bay" bỏ hoang này nằm giữa sân bay London Southend và khách sạn Skylark, cách thủ đô London khoảng 1 giờ lái xe qua đường M25. Và đối với những người sống ở khu vực Đông hoặc Bắc London, hành trình thậm chí còn ngắn hơn.
Bi an “nghia dia may bay” bo hoang ky la o Anh
"Nghĩa địa máy bay" bỏ hoang này nằm ngay gần sân bay London Southend, Essex, Anh. Ảnh: Google. 
Địa điểm kỳ lạ này đã thu hút sự quan tâm của những nhà thám hiểm đô thị và những người đam mê hàng không.
MyLondon đưa tin, nghĩa địa máy bay này nằm trên khu đất được cho là thuộc sở hữu của khách sạn Skylark, giáp với sân bay gần đó.
Bi an “nghia dia may bay” bo hoang ky la o Anh-Hinh-2
Có thể thấy 2 chiếc máy bay lớn hơn và một chiếc máy bay cỡ nhỏ trong "nghĩa địa" kỳ lạ này. Ảnh: Google Maps.  
Qua nhiều năm, thiên nhiên dần xâm chiếm khu vực này, cỏ dại và cây bụi mọc um tùm xung quanh những chiếc máy bay cũ.
Theo các cuộc thảo luận trên diễn đàn hàng không, hai máy bay lớn hơn trong "nghĩa địa" có thể là chiếc Hawker Siddeley HS 748 của Không quân Hoàng gia Australia trước đây, ban đầu được Avro thiết kế và sản xuất tại Anh. Tuy nhiên, không có xác nhận chính thức nào về các mẫu máy bay chính xác hoặc những câu chuyện đằng sau chúng.
Bi an “nghia dia may bay” bo hoang ky la o Anh-Hinh-3
 Một chiếc máy bay bị bỏ lại trong "nghĩa địa". Ảnh: MyLondon.