Trung Quốc: Nhật Bản chớ có can thiệp vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Trong một cuộc họp báo định kỳ ngày 12/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi  khuyến cáo Nhật Bản chớ có can thiệp vào  Biển Đông.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi nói: “Trung Quốc lo ngại sâu sắc và bất bình trước những động thái tiêu cực của phía Nhật Bản”.
Theo phát ngôn viên Hồng Lỗi, Nhật Bản không phải là một bên liên quan đến vấn đề Biển Đông. Gần đây, Nhật Bản đã hành xử một cách bất thường, cố tình can thiệp vào Biển Đông, chia rẽ các nước trong khu vực và cố tình tạo ra  căng thẳng ở Biển Đông (?).  Phát ngôn viên Hồng Lỗi quả quyết rằng hành động của Nhật Bản là có hại cho việc giải quyết tranh chấp Biển Đông cũng như  hòa bình ổn định trong khu vực.
Tuyên bố cay cú trên của phát ngôn viên Hồng Lỗi được đưa ra sau khi Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản (JSDF) thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung với Philippines ở Biển Đông vào cuối tháng này. 
Trung Quoc: Nhat Ban cho co can thiep vao Bien Dong
Hai tàu khu trục hiện đại của Nhật Bản cập cảng Manila và tham gia cuộc tập trận chung Nhật Bản-Philippines ở Biển Đông. 
Hồi đầu tuần này, Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản Tomohisa Takei nói với báo giới: "Chúng tôi sẽ công bố  chi tiết lịch trình (tập trận) và các loại khí tài (tham gia tập trận) sau khi kế hoạch này được ấn định”.
 Tuy nhiên, phương tiện truyền thông Nhật Bản loan tin rằng Tokyo sẽ cử một máy bay tuần tra P3-C Orion tham gia cuộc tập trận chung với Philippines ở Biển Đông.
Tháng trước, Nhật Bản đã cử hai tàu khu trục đến Biển Đông  để tham gia cuộc tập trận kéo dài một ngày với Philippines, trong đó có một trong những tàu chiến mới nhất của nước này. Cuộc tập trận hải quân chung Nhật Bản-Philippines đã diễn ra ở vùng biển chỉ cách Bãi cạn Scarborough chỉ có 300 km. Bãi cạn này đã bị Trung Quốc chiếm đoạt từ tay Philippines trong năm 2011.
Về phần mình, Mỹ ủng hộ mạnh mẽ sự can dự của Nhật Bản ở Biển Đông và  đã  đề xuất tuần tra chung  Mỹ-Nhật Bản trong khu vực.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hồi đầu năm nay, Đô đốc Robert Thomas - viên tướng hải quân hàng đầu của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương - nói: "Tôi nghĩ rằng JSDF (Lực lượng Phòng vệ biển của Nhật Bản) hoạt động ở Biển Đông là có ý nghĩa (quan trọng) trong tương lai”.
Đô đốc Thomas lưu ý rằng sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực hiện đã vượt trội so với các nước láng giềng và do đó, các quốc gia Đông Nam Á coi Nhật Bản là một lực lượng duy trì ổn định.
Phía Mỹ cũng đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc đình chỉ  dự án cải tạo (đắp đảo và xây dựng đảo nhân tạo trái phép) ở Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiện đang cố gắng thông qua một đạo pháp luật cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tham gia  "phòng vệ tập thể “.  Điều này sẽ làm giảm đáng kể các rào cản pháp lý  kiềm chế khả năng Nhật Bản đóng một vai trò quân sự trong tranh chấp Biển Đông.

Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La

Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La 14, khi chiếm lĩnh hầu hết thời gian trong phần trả lời câu hỏi của các diễn giả.

Ngày 31/5, Đối thoại Shangri-La bước vào ngày làm việc cuối cùng với chủ đề củng cố trật tự khu vực hướng tới giải pháp chủ động hơn cho các tranh chấp và hợp tác khu vực trước những thách thức an ninh toàn cầu.
Bien Dong soi suc den phut chot tai Doi thoai Shangri-La
Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Không nằm ngoài dự đoán, đoàn đại biểu Trung Quốc đã tận dụng diễn đàn tại Đối thoại Shangri-La lần này để phản bác quan điểm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc xâm lấn Biển Đông bất chấp hậu quả

(Kiến Thức) - Trong nhiều năm qua, Trung Quốc xâm lấn Biển Đông bất chấp mọi hậu quả và bỏ ngoài tai mọi lời chỉ trích từ khắp nơi trên thế giới.

Đối thoại Shangri-La hàng năm ở Singapore dường như bị sa vào lối mòn. Mỹ và các nước bạn bè ở Châu Á chỉ trích Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, gây sự ở các vùng biển xung quanh, còn Trung Quốc cực lực bác bỏ, rồi… “ai về nhà nấy”.

Bỏ ngoài tai những lời chỉ trích