Phi công người Anh mắc COVID-19 có dấu hiệu tỉnh, tiến triển tri giác

(Kiến Thức) - Đến chiều 27/5, bệnh nhân 91- nam phi công người Anh mắc COVID-19 đang điều trị tại BV Chợ Rẫy, TP HCM đã có tiến triển về mặt tri giác so với 2 ngày trước đó. Bệnh nhân có dấu hiệu tỉnh, có thể tiếp xúc được.

Thông tin từ Tiểu Ban Điều trị-Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh mắc COVID-19 đang điều trị tại BV Chợ Rẫy tiên lượng còn nặng vì lưu lượng ECMO còn cao và nhiễm trùng phổi chưa kiểm soát được.
Theo thông tin từ BV Chợ Rẫy, trong 2 ngày qua, bệnh nhân 91 đã bắt đầu được ngưng thuốc giãn cơ, giảm liều thuốc an thần. Sau khi đã ngưng hẳn thuốc an thần thì trong đêm người bệnh bắt đầu có những tín hiệu tỉnh, có thể tiếp xúc được, thực hiện được những y lệnh đơn giản của nhân viên y tế, phản xạ ho sặc cũng khá hơn.
Bệnh nhân 91 có thể cử động được những đầu chi, mặc dù tình trạng liệt cơ hoành, yếu liệt các chi vẫn còn. Tình hình huyết động của ổn định.
Phi cong nguoi Anh mac COVID-19 co dau hieu tinh, tien trien tri giac
Ảnh minh họa. 
Đến chiều 27/5, sau khi được lọc thận 24 giờ, bệnh nhân 91 đã ngưng lọc thận trở lại và điều trị bằng thuốc. Riêng về mức độ phục hồi các chức năng của phổi dù người bệnh có cải thiện, tuy nhiên mức độ cải thiện của phổi vẫn chưa nhiều, cần thời gian tiếp tục điều trị nhiễm trùng cũng như các phương án tiếp theo, hướng đến từng bước giảm các thông số, các chỉ số ECMO.
Với tình trạng hiện tại, người bệnh vẫn còn nặng, tuy nhiên so với tiến triển của 2 ngày trước về mặt tri giác, các thông số oxy máu và chức nặng thận của người bệnh đã cải thiện hơn
Sau khi có cuộc hội chẩn của toàn Bệnh viện, dự kiến chiều nay (ngày 28/5), bệnh nhân 91 sẽ được chụp CT- scan ngực để đánh giá mức độ hồi phục của phổi. Dự kiến trong ngày mai (ngày 29/5), BV Chợ Rẫy sẽ xin ý kiến hội chẩn trực tuyến với Tiểu ban điều trị của Bộ Y tế cũng như các đầu cầu để xem xét và thống nhất kế hoạch điều trị tiếp theo cho người bệnh.

Mời độc giả xem video "Tại sao bệnh nhân Covid-19 dương tính trở lại?". Nguồn" VTC Now.

Tiểu ban điều trị thông tin, đến thời điểm này Việt Nam đã có 278/327 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta được chữa khỏi (chiếm tổng số 85% ca bệnh COVID-19 ở nước ta). 49 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong tình trạng sức khỏe cơ bản ổn định.
Tính đến sáng 28/5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 6 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 17 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.

Chiều 23/5: Bệnh nhân 91 ở BV Chợ Rẫy tạm ngưng lọc máu liên tục

Bản tin lúc 18h ngày 23/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19. Bệnh nhân 91- nam phi công người Anh chuyển sang BV Chợ Rẫy điều trị hiện đã tạm ngưng lọc máu liên tục

Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 23/5: Đã tròn 36 ngày Việt Nam bảo vệ đựơc thành quả bước đầu trong công cuộc chống dịch COVID-19 là không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Món ăn từ trứng kiến, người khen ngon, người sợ “khóc thét”

(Kiến Thức) - Những người sành ăn cho rằng thưởng thức các món ăn từ trứng kiến phải thật thư thả thì mới cảm nhận được cái ngon, vị khác lạ mà không món ăn nào có được. Tuy nhiên, một số người thấy món ăn này lại sợ tái mặt.

Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”

Xôi trứng kiến: Với người dân tộc Tày vùng núi Tây Bắc, trứng kiến chính là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để nấu thành món xôi vang danh một vùng. Đây chính là món ăn từ trứng kiến chỉ có vào thời điểm cuối xuân, từ tháng 3 đến tháng 4 âm lịch hàng năm.

Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-2
Để làm xôi trứng kiến, người ta lấy trứng kiến đem làm sạch, xào cùng mỡ hành phi, nêm nếm thêm các loại gia vị cho vừa ăn. Với xôi, người dân tộc Tày sẽ dùng gạo nếp nương thơm dẻo để nấu, nhằm bảo toàn hương vị thơm ngon đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-3
Khi xôi chín, người ta sẽ xới xôi lên và cho ra đĩa, rồi trộn đều với trứng kiến rồi rắc thêm chút mỡ hành để tăng độ thơm béo cho món ăn. Có người sẽ để một lớp trứng kiến riêng trên mặt xôi chứ không trộn đều. Khi ăn, bạn sẽ phải dùng tay lấy một ít xôi, quệt thêm chút trứng kiến rồi từ từ thưởng thức.
Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-4
Bánh trứng kiến: Nếu xôi trứng kiến là một thể hiện nền ẩm thực từ kiến của người dân Tây Bắc thì bánh trứng kiến là đặc sản của người dân vùng Đông Bắc nước ta. Món ngon này có nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn và nguyên liệu chính vẫn là trứng kiến.
Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-5
Muốn bánh ngon thì phải chọn được trứng to bằng hạt gạo, thân tròn mẩy và có màu trắng sữa. Riêng quá trình chế biến món ăn từ kiến này có nhiều sự khác biệt so với món xôi, tuy không khó nhưng đòi hỏi người thợ làm bánh phải thật khéo léo.
Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-6
Bột làm bánh này là bột gạo nếp nương, pha thêm chút bột gạo tẻ để cân bằng độ mềm và dẻo. Bột làm bánh được nhào cũng nước đến khi vừa đủ độ mịn thì đem cán mỏng thành hình vuông, dày khoảng nửa phân vào ốp lên chiếc lá vả.
Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-7
Nhân trứng kiến sẽ được xào chín cùng hành khô, thịt lợn băm, lá kiệu và một ít lạc. Phần nhân này được cho vào giữa miếng bột vừa cán, sau đó ốp lá vả để gấp bột lại rồi gói lá lại để cố định nhân bên trong, đảm bảo cả bột và nhân trúng kiến không bị hở hay đổ ra ngoài.
Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-8
Công đoạn cuối cùng là hấp cách thủy trong thời gian khoảng 45 phút. Khi bánh chín, người ta sẽ bày bánh trứng kiến ra đĩa, cắt làm đôi và thưởng thức. Tùy sở thích mà bạn có thể ăn bánh lúc nóng hoặc nguội. Đặc biệt, khi ăn sẽ ăn luôn lá vả vì đây là nguyên liệu ăn được, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt cho cơ thể.
Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-9
Canh trứng kiến: Đơn giản nhất trong các món chế biến từ kiến có lẽ là canh trứng kiến. Người chế biến chỉ cần đun sôi nồi nước, thả trứng kiến nấu cùng với lá giang, bẹ chuối, nêm nếm chút gia vị cho vừa miệng là có một bát canh ngon miệng. 
Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-10
Chắc chắn, thực khách chưa bao giờ được thử một bát canh với vị béo ngậy của trứng kiến, mùi chua của lá giang, vị chát của bẹ chuối. 
Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-11
Với người dân Minh Hóa, Quảng Bình, họ lại nấu trứng kiến với lá bún chua. Bún là loại cây hoang dại chỉ mọc ở các bờ suối. Người ta thường ngắt những đọn non rồi về thái sợi, bỏ vào sành, vại muối chua chừng 3 ngày rồi nấu với kiến, tạo thành món canh dân dã nhưng không nơi nào có được. 
Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-12

Nộm trứng kiến khi ăn sẽ có vị chát, chua, ngọt và độ giòn tan hòa lẫn rất độc đáo. Cách làm món nộm trứng kiến: Trứng kiến đem xào chín, nêm gia vị vừa dùng. Cho hỗn hợp dưa leo, bưởi và quả mít non thái mỏng vào trộn đều cùng trứng kiến. Rắc thêm ít hạt lạc rang giã nhỏ là xong ngay món nộm trứng kiến.

Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-13
Trứng kiến cuốn lá lốt: Cho bột nêm, gia vị đảo đều lẫn với trứng kiến để khoảng 15 phút cho ngấm, rửa sạch lá lốt cho ráo nước. Cho trứng kiến vào giữa 2 - 3 lá lốt rồi gói lại, rán chín vừa phải. Món này ăn nóng chấm với muối ớt hoặc muối tiêu chanh rất thơm ngon, béo ngậy.
Mon an tu trung kien, nguoi khen ngon, nguoi so “khoc thet”-Hinh-14
Trứng kiến được ví là “lộc rừng”, ngon, lạ và bổ dưỡng, vì thế giá của nó không hề rẻ. Và để “săn” được sản vật này là cả một quá trình đầy gian nan, kỳ công. Tổ kiến thường ở trên các ngọn cây, người săn trứng phải trèo khá cao mới có thể tiếp cận được. Ảnh: Internet. 

Mẹo tận dụng vỏ trứng mà nhiều người không biết

Chúng ta thường vứt bỏ vỏ trứng sau khi nấu nướng, nhưng ít người biết rằng vỏ trứng có rất nhiều tác dụng kì điệu, nhất là những công dụng sau đây:

Xoa dịu vết côn trùng đốt

Hãy luôn chuẩn bị một bình giấm táo ngâm vỏ trứng để trong tủ lạnh vào mùa hè, lúc các loại côn trùng hoành hành và có thể đốt bạn bất cứ lúc nào. Cách làm này thực sự hiệu quả vì khi ngâm vào giấm táo, vỏ trứng bắt đầu phân hủy, cho phép canxi cácbonát trong chúng phản ứng với giấm để hình thành canxi axêtát. Đây là một chất làm se, giống như kem thoa bào chế từ oxit kẽm và oxit sắt, có thể giúp xoa dịu, làm cứng và bảo vệ làn da mong manh.