Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Phi công Ấn Độ sẽ được tập bay với trực thăng Mỹ

19/10/2018 15:52

(Kiến Thức) - Không chỉ mua các trực thăng CH-47 của Boeing, Ấn Độ còn cử cả phi công và kỹ sư hàng không sang tận Mỹ để học chuyển loại tại căn cứ huấn luyện không quân ở bang Delaware.

Tuấn Anh

Tính năng trực thăng vận tải tốt nhất của Nga

Nga sắp nhận trực thăng vận tải hạng trung mới

Phát thèm dàn trực thăng “khủng” Singapore mới mua

Top 5 trực thăng vận tải quân sự, Việt Nam sở hữu hai

Bất ngờ nguyên nhân Trung Quốc không thèm sản xuất trực thăng Chinook

Theo đó trong đầu tháng 10 vừa qua, một đoàn học viên của Không quân Ấn Độ gồm bốn phi công và bốn kỹ sư bay đã có mặt tại căn cứ huấn luyện Delaware, Mỹ để bắt đầu quá trình huấn luyện chuyển loại trở thành các phi công trực thăng CH-47 trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó trong đầu tháng 10 vừa qua, một đoàn học viên của Không quân Ấn Độ gồm bốn phi công và bốn kỹ sư bay đã có mặt tại căn cứ huấn luyện Delaware, Mỹ để bắt đầu quá trình huấn luyện chuyển loại trở thành các phi công trực thăng CH-47 trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Trước đó trong tháng 6, Mỹ đã chấp thuận bán các trực thăng vận tải CH-47F cho phía Ấn Độ. Các máy bay CH-47F đầu tiên hiện đã được Mỹ hoàn thiện và đang trong quá trình bay thử, dự kiến sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ vào năm 2019 tới đây. Nguồn ảnh: Sina.
Trước đó trong tháng 6, Mỹ đã chấp thuận bán các trực thăng vận tải CH-47F cho phía Ấn Độ. Các máy bay CH-47F đầu tiên hiện đã được Mỹ hoàn thiện và đang trong quá trình bay thử, dự kiến sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ vào năm 2019 tới đây. Nguồn ảnh: Sina.
Theo các thông tin trước đó được truyền thông Ấn Độ đưa tin, nước này có thể sẽ mua tối đa tới 15 chiếc trực thăng vận tải CH-47 phiên bản CH-47F từ phía Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Theo các thông tin trước đó được truyền thông Ấn Độ đưa tin, nước này có thể sẽ mua tối đa tới 15 chiếc trực thăng vận tải CH-47 phiên bản CH-47F từ phía Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Khác với các loại trực thăng phổ biến khác, CH-47F là loại trực thăng hai trục cánh quạt được đặt thẳng hàng nhau. Hai cánh quạt này sẽ quay ngược chiều nhau để triệt tiêu mô-men xoắn khiến CH-47 không cần tới cánh quạt đôi như các loại trực thăng thông thường khác. Nguồn ảnh: Sina.
Khác với các loại trực thăng phổ biến khác, CH-47F là loại trực thăng hai trục cánh quạt được đặt thẳng hàng nhau. Hai cánh quạt này sẽ quay ngược chiều nhau để triệt tiêu mô-men xoắn khiến CH-47 không cần tới cánh quạt đôi như các loại trực thăng thông thường khác. Nguồn ảnh: Sina.
Loại trực thăng vận tải hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết này có khả năng bay ở độ cao lớn được bắt đầu thiết kế từ năm 1956. Hãng thiết kế CH-47 trước đây là Volt Helicopter Company sau đó bị Boeing mua lại vào năm 1960. Nguồn ảnh: Sina.
Loại trực thăng vận tải hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết này có khả năng bay ở độ cao lớn được bắt đầu thiết kế từ năm 1956. Hãng thiết kế CH-47 trước đây là Volt Helicopter Company sau đó bị Boeing mua lại vào năm 1960. Nguồn ảnh: Sina.
Tới tận ngày nay, CH-47 vẫn là một trong các loại trực thăng vận tải thành công nhất của Mỹ và của thế giới. Mỹ đã sản xuất tổng cộng hơn 1000 chiếc trực thăng loại này và xuất khẩu ra hơn 10 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Tới tận ngày nay, CH-47 vẫn là một trong các loại trực thăng vận tải thành công nhất của Mỹ và của thế giới. Mỹ đã sản xuất tổng cộng hơn 1000 chiếc trực thăng loại này và xuất khẩu ra hơn 10 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Ban đầu, CH-47 được thiết kế để trở thành trực thăng vận tải hạng trung, có trọng lượng rỗng 9.000 kg và trọng tải tối đa 3.000 kg. Tới phiên bản CH-47D, trọng lượng cất cánh tối đa của nó đã được tăng lên tới 22.680 kg biến nó thành trực thăng vận tải hạng nặng. Nguồn ảnh: Sina.
Ban đầu, CH-47 được thiết kế để trở thành trực thăng vận tải hạng trung, có trọng lượng rỗng 9.000 kg và trọng tải tối đa 3.000 kg. Tới phiên bản CH-47D, trọng lượng cất cánh tối đa của nó đã được tăng lên tới 22.680 kg biến nó thành trực thăng vận tải hạng nặng. Nguồn ảnh: Sina.
Giống như mọi loại trực thăng quân sự khác, kể cả nhiệm vụ chính của nó là vận tải, CH-47 vẫn được trang bị vũ trang bao gồm súng máy ở hai bên hông và ở cửa dỡ hàng phía sau. Những xạ thủ súng máy này cũng đóng vai trò hoa tiêu cho phi công lái chính của CH-47 vì đây là loại trực thăng quá cồng kềnh, phi công khó có thể tự kiểm soát được toàn bộ không gian xung quanh máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Giống như mọi loại trực thăng quân sự khác, kể cả nhiệm vụ chính của nó là vận tải, CH-47 vẫn được trang bị vũ trang bao gồm súng máy ở hai bên hông và ở cửa dỡ hàng phía sau. Những xạ thủ súng máy này cũng đóng vai trò hoa tiêu cho phi công lái chính của CH-47 vì đây là loại trực thăng quá cồng kềnh, phi công khó có thể tự kiểm soát được toàn bộ không gian xung quanh máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
CH-47 cũng từng xuất hiện trong Chiến tranh Việt Nam với nhiệm vụ vận tải, hậu cần. Tổng cộng trong toàn cuộc chiến, phía Mỹ đã ghi nhận mất khoảng 170 trực thăng vận tải CH-47 các loại. Nguồn ảnh: Sina.
CH-47 cũng từng xuất hiện trong Chiến tranh Việt Nam với nhiệm vụ vận tải, hậu cần. Tổng cộng trong toàn cuộc chiến, phía Mỹ đã ghi nhận mất khoảng 170 trực thăng vận tải CH-47 các loại. Nguồn ảnh: Sina.
Việc Ấn Độ cử học viên phi công sang Mỹ để huấn luyện với máy bay CH-47 chứng tỏ rằng các hợp đồng mua vũ khí Mỹ của quốc gia này vẫn không bị ảnh hưởng dù rằng Ấn Độ hiện cũng đang ngồi vào bàn đàm phán để mua rất nhiều vũ khí Nga trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Việc Ấn Độ cử học viên phi công sang Mỹ để huấn luyện với máy bay CH-47 chứng tỏ rằng các hợp đồng mua vũ khí Mỹ của quốc gia này vẫn không bị ảnh hưởng dù rằng Ấn Độ hiện cũng đang ngồi vào bàn đàm phán để mua rất nhiều vũ khí Nga trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng CH-47 của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Kho tên lửa trống trơn, Ukraine tái sử dụng "lão tướng" S-200

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status