Phật ở đâu?

Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào...

Thuở xưa có anh chàng đọc kinh, nghe nói về Phật thích lắm, nhất định đi tìm cho gặp Ngài mới nghe. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, hầm hố, gian nguy hiểm trở... chàng vẫn chưa được gặp Phật giống như hình dáng trong kinh đã diễn tả: “Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp hào quang sáng chói.”
Hình ảnh chỉ mang tính minh họa.
 Hình ảnh chỉ mang tính minh họa.
Hôm nọ tại một triền non, chàng trai tình cờ gặp một cụ già râu tóc bạc phơ cốt cách siêu phàm. Mừng quá chàng khẩn khoản:
- Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngụ ở đâu không? Xin chỉ dùm con với.
Ông lão mỉm cười:
- Ồ, chỗ nào mà không có Phật? Trên quảng đường vừa qua chả lẽ con không gặp được Ngài.
- Thưa cụ trên đường đi con đã từng gặp vô số người, nhưng đều là hạng phàm phu tục tử cả... con chưa từng thấy người nào có được vài tướng tốt như trong kinh đã mô tả về Phật cả.
Ông cụ cười ha hả:
- Chú mày ngốc nghếch thật! Chú không biết rằng cái thân đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp đó, dân Ấn đã đốt thành tro và chia nhau xây tháp thờ cúng cả rồi ư?
- Thưa thế thì Phật chết rồi sao?
- Hiện giờ đức Phật đang phân thân ở khắp mọi nơi. Ngài cũng mang thân tồi và xấu như chúng sanh vậy. Con còn có muốn gặp Ngài nữa không?
- Thưa dù với bất cứ hình dạng nào, nếu đích thực là Ngài thì con vẫn vô cùng khác ngưỡng.
- Vậy thì để ta mách nước cho con nhé... Con hãy quay về... Trên đường về, nếu gặp một người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì chính người đó là một hóa thân của Phật. Hãy thừa sự và cúng dường vị Phật ấy như trong kinh đã dạy...
Chàng trai hối hả quay về, suốt quãng đường dài chàng không gặp đức Phật nào mang hình dáng như cụ già diễn tả. Chán nãn chàng quay về nhà. Trời đã khuya, bà mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa bà mừng quá, tụt xuống phản quờ quạng tìm đôi guốc rồi chống gậy tất tả ra mở cửa. Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân mặt, guốc mặt sang chân trái. Chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào:
- Ôi! Ðức Phật yêu quý của con.
***
Em thân mến!
Trong kinh Phật có dạy: “Gặp thời không có Phật thì hai vị Phật đáng tôn thờ là cha và mẹ của mình, phải cung kính và thờ phụng hai vị này như tôn thờ đức Phật Thích Ca và Di Lặc vậy.” Ðó là lời dạy cho hàng Phật tử tại gia.
Riêng chúng ta hàng xuất gia đã lìa bỏ cha mẹ của xác thân này và để thừa sự cúng dường tất cả chúng sanh là những cha cùng mẹ trong vô lượng kiếp của mình.
Ngày xưa, trong hàng môn đồ của Ðại sư Trí Khải - một danh tăng đời Ðường – có một vị sư nhớ nhung cha mẹ, bèn bày tỏ cùng Ngài. Ðại sư dạy:
- Là người xuất gia ông chớ nên vì cha mẹ một đời mà xao nhãng bổn phận đối với cha mẹ nhiều đời, là tất cả chúng sanh đó vậy.
Câu chuyện anh chàng đi tìm Phật trên đây do người Trung Hoa đặt ra để nhắc nhở về chữ hiếu và bổn phận làm con. Nhưng qua câu chuyện này, em có thấy rõ chỗ oái oăm của nó là chúng ta bôn ba đi tìm Phật khắp nơi, trong khi Ngài ở kề cận bên mình mà chẳng hay. Vì thế mà có lẽ khi tăng Huệ Hải hỏi Mã Tổ về Phật, Mã Tổ đáp:
- “Hệt kẻ cỡi trâu đi tìm trâu” Em có thấy như thế không?
Thích nữ Như Thủy

Sri Pada - nơi ba lần đón dấu chân Đức Phật

Núi Sinai nằm ở bán đảo Sinai (Ai Cập) được xem là một trong những ngọn núi linh thiêng cổ xưa nhất. 

Núi Phú Sĩ nổi tiếng với vẻ đẹp kiêu hùng, là một trong ba Thánh sơn của Nhật Bản (bên cạnh Tate và Haku). Núi Kailash ở Tây Tạng (Ngân Sơn), Phật giáo gọi là núi Tu Di ẩn tàng nhiều di chỉ và lịch sử Phật giáo.

Có nên rút bớt chân hương cho sạch?

Sau khi quét dọn bàn thờ và lư hương sạch sẽ thì nên rút hết chân hương chỉ chừa lại một chiếc mà thôi.

HỎI: Tôi là một cư sĩ phát tâm công quả tại chùa. Hàng ngày làm hương đăng quét dọn bàn thờ Phật, tôi thường có thói quen là rút bớt chân hương cho sạch. Nhiều người bảo không nên nhổ những cái chân hương ấy lên. Tôi không biết người ta nói thế có đúng không? Tôi phải làm sao?

Trong lúc ngủ mê thần thức đi đâu?

Bạch thầy, tại sao lúc người ta ngủ, thì cái thần thức nó đi đâu? Mà người ngủ như chết chẳng biết trời trăng mây nước gì nữa? 

Câu hỏi nầy có liên quan đến Duy Thức học. Vấn đề này, nếu phải luận bàn cho tận tường rõ lẽ thì thật là dài dòng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin được trả lời một cách tóm tắt ngắn gọn thôi. Nếu muốn tìm hiểu tận tường vấn đề hơn, thì xin phật tử có thể nghiên cứu qua môn Duy thức học. Môn học này rất khó, vì nó là môn tâm lý học rất sâu sắc tuyệt vời của Phật giáo.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.