Phát hiện sóng vô tuyến bí ẩn cách Trái Đất 3 tỷ năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra 15 chớp sóng vô tuyến mạnh, lặp đi lặp lại từ một thiên hà lùn cách Trái Đất 3 tỷ năm ánh sáng.

Nguồn gốc của các tín hiệu bí ẩn, được gọi là chớp sóng vô tuyến (FRB), vẫn chưa rõ ràng. Một số người cho rằng chúng có thể phát ra từ các lỗ đen hoặc các sao neutron với từ trường cực mạnh. Một giả thuyết khác là các tín hiệu từ phi thuyền ngoài Trái Đất.
Các tín hiệu được dự án Breakthrough Listen phát hiện. Dự án trị giá 100 triệu USD nhằm tìm kiếm dấu hiệu nền văn minh trong vũ trụ do Giáo sư Stephen Hawking và tỷ phú Internet Nga Yuri Milner thành lập.
Phat hien song vo tuyen bi an cach Trai Dat 3 ty nam anh sang
Kính thiên văn Robert C Byrd Green Bank tại Đài Quan sát Thiên văn Vô tuyến Quốc gia, một phần của Dự án Listening, tại Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: REX/Shutterstock. 
Khoảng 20 chớp sóng vô tuyến đã được phát hiện trước đó. Vì chúng chỉ kéo dài vài mili giây và kính thiên văn vô tuyến chỉ có thể giám sát một khu vực nhỏ trên bầu trời vào một thời điểm bất kỳ nên chỉ một trong số các nguồn sóng được phát hiện lặp lại.
Nguồn tín hiệu FRB 121102 được phát hiện vào năm 2012 đến từ một thiên hà lùn cách Trái Đất khoảng 3 tỷ năm ánh sáng. 15 tín hiệu nữa được phát ra từ cùng một nguồn và ở tần số cao hơn các tín hiệu trước đây.
"Dù các chớp sóng vô tuyến có phải là công nghệ ngoài Trái Đất hay không thì Breakthrough Listen cũng đã góp phần mở rộng biên giới tới một khu vực mới phát triển nhanh trong hiểu biết của chúng ta về vũ trụ", Andrew Siemion, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Berkeley SETI và chương trình Breakthrough Listen, nói với Guardian.

"Nội thất" bên trong hành tinh lùn Ceres “rất ấm” ?

(Kiến Thức) - Một nhận định mới về đặc thù bên trong hành tinh lùn Ceres khiến nhiều người sửng sốt.

Dựa trên dữ liệu thu thập gửi về từ tàu vũ trụ Dawn của NASA, kết quả cho thấy cấu trúc nội thất bên trong "hành tinh lùn" Ceres ấm hơn chúng ta nghĩ.

Bộ ảnh mới cực chất về hành tinh lùn Makemake

(Kiến Thức) - Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng những hình ảnh quý báu về hành tinh lùn Makemake.

Bo anh moi cuc chat ve hanh tinh lun Makemake
Hành tinh lùn Makemake nằm trong hệ thống năng lượng mặt trời và có kích cỡ bằng khoảng 2/3 sao Diêm Vương. Nguồn ảnh: ESO / L. Calçada / Nick Risinger. 

Trái đất bị người ngoài hành tinh "săn lùng" bằng công nghệ bí ẩn?

Việc phát hiện loạt chớp sóng vô tuyến (FRB) phát ra cùng 1 nơi ngoài vũ trụ khiến các chuyên gia của Harvard lo ngại đó là hành trình đi "săn" Trái Đất của người ngoài hành tinh.

Trong tất cả những bí ẩn to lớn bên ngoài vũ trụ mà con người chưa thể giải mã được, thì chớp sóng vô tuyến (Fast Radio Bursts - FRB) là bí ẩn khó hiểu nhất đối với các nhà thiên văn học hiện đại. Sau 18 lần phát hiện được rải rác cách đây 10 năm, thì chớp sóng vô tuyến vẫn đang làm "đau đầu" các nhà khoa học vì chúng là những tín hiệu bùng nổ khó nắm bắt nhất trong vũ trụ: Thời gian nổ chỉ kéo dài vài mili giây nhưng năng lượng của FRB tỏa ra tương đương với năng lượng của 500 triệu Mặt Trời cộng lại!
Trai dat bi nguoi ngoai hanh tinh
Ảnh minh họa.