Phát hiện mộ "ma cà rồng" bị đóng cọc ở ngực

Khi khai quật cổ mộ, các nhà khoa học Bulgaria phát hiện những thi thể thời Trung Cổ bị thanh sắt đâm xuyên qua ngực để "phong ấn".

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện thêm một địa điểm được cho là nơi chôn cất những "ma cà rồng" thời Trung Cổ tại ngôi đền cổ Perperion, đông nam thủ đô Sofia, Bulgaria.
Số lượng những hài cốt “ma cà rồng” được tìm thấy ở khu vực này, không được công bố cụ thể.
Hài cốt được khai quật.
Hài cốt được khai quật. 
Trong thế kỷ 13 và 14, nhiều nước Đông Âu tin rằng “ma cà rồng” là có thật. Những năm qua, nhiều mộ “ma cà rồng” được khai quật tại Bulgaria.
Thời đó, còn có những quan niệm hoang đường cho rằng, những người sống xấu xa khi chết có thể biến thành “ma cà rồng” nếu như không có một thanh sắt hoặc gỗ đâm xuyên ngực thi thể vào lúc mai táng. Nghi thức đâm xuyên ngực thi thể giống như một cách phong ấn, đóng chặt kẻ xấu dưới mộ, không cho xác chết thức tỉnh vào lúc nửa đêm và đe dọa những người còn sống.
Nhóm khảo cổ của giáo sư Nikolai Ovacharov đã phát hiện địa điểm chôn cất “ma cà rồng” kể trên.
Năm ngoái, nhóm của giáo sư Nikolai Ovacharov cũng đã tìm được hài cốt một người đàn ông khoảng 30-40 tuổi với một thanh sắt đâm xuyên ngực gần đền cổ Perperion.
Trước đó, nhóm cũng ông cùng từng khai quật một hài cốt 700 năm tuổi với thanh sắt đóng thẳng vào lồng ngực tại thành phố Sozopol, Biển Đen.
Những bộ xương có thanh sắt xuyên qua ngực dường như là một tập tục phổ biển ở nhiều khu vực tại Bulgaria trước đây. Những phát hiện như thế này là mối quan tâm của nhiều nhà khảo cổ học.

Khiếp đảm cảnh sư tử bị đàn trâu giẫm đạp đến chết

(Kiến Thức) - Con sư tử đơn độc đã bị đàn trâu rừng giẫm đạp tới chết trong vườn quốc gia Kruger, Nam Phi.

Sau khi đánh hơi thấy một con sư tử bị thương nằm bất lực trên bãi cỏ, đàn trâu rừng bắt đầu tiến về phía kẻ săn mồi đã mất hết sức mạnh.
Sau khi đánh hơi thấy một con sư tử bị thương nằm bất lực trên bãi cỏ, đàn trâu rừng bắt đầu tiến về phía kẻ săn mồi đã mất hết sức mạnh.

Sóc ma cà rồng mới xuất hiện ở Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Loài sóc ma cà rồng kỳ quái có chiếc đuôi xù khổng lồ, lớn hơn những loài sóc khác và đặc biệt thích hút máu.

Cá thể sóc ma cà rồng kỳ quái này vừa được phát hiện tại khu rừng trên đảo Borneo thuộc Indonesia, Brunei và Malaysia. Nó có tên khoa học là Rheithrosciurus macrotis.
Cá thể sóc ma cà rồng kỳ quái này vừa được phát hiện tại khu rừng trên đảo Borneo thuộc Indonesia, Brunei và Malaysia. Nó có tên khoa học là Rheithrosciurus macrotis. 

Sóc ma cà rồng có kích thước lớn gấp 2 lần kích thước của hầu hết các loài sóc cây khác và phần đuôi lông xù dài tới 35cm.
Sóc ma cà rồng có kích thước lớn gấp 2 lần kích thước của hầu hết các loài sóc cây khác và phần đuôi lông xù dài tới 35cm. 
Sở dĩ nó có tên gọi ma cà rồng vì theo truyền thuyết địa phương, con vật có đặc tính hút máu vô cùng đáng sợ.
 Sở dĩ nó có tên gọi ma cà rồng vì theo truyền thuyết địa phương, con vật có đặc tính hút máu vô cùng đáng sợ. 

Truyền thuyết cho rằng Rheithrosciurus macrotis chủ yếu ăn những hạt sồi khổng lồ và hút máu những con thú lớn hơn chúng. Theo lời kể, chúng thường trốn trên các nhánh cây thấp và rình rập nhảy lên những con nai, cắn vào tĩnh mạch và hút máu.
Truyền thuyết cho rằng Rheithrosciurus macrotis chủ yếu ăn những hạt sồi khổng lồ và hút máu những con thú lớn hơn chúng. Theo lời kể, chúng thường trốn trên các nhánh cây thấp và rình rập nhảy lên những con nai, cắn vào tĩnh mạch và hút máu. 

Với đặc tính hút máu của sóc ma cà rồng, giới khoa học vẫn chưa có nghiên cứu chính xác và đang tìm hiểu thêm về loài sóc kỳ dị.
Với đặc tính hút máu của sóc ma cà rồng, giới khoa học vẫn chưa có nghiên cứu chính xác và đang tìm hiểu thêm về loài sóc kỳ dị. 

Theo các nhà khoa học, đuôi sóc ma cà rồng lớn 30% so với trọng lượng cơ thể con vật, trở thành loài có tỷ lệ chênh lệch đuôi với cơ thể lớn nhất.
Theo các nhà khoa học, đuôi sóc ma cà rồng lớn 30% so với trọng lượng cơ thể con vật, trở thành loài có tỷ lệ chênh lệch đuôi với cơ thể lớn nhất. 

Giống như hầu hết các loài sóc, sóc ma cà rồng cũng sử dụng chiếc đuôi xù như một chiếc dù để đáp xuống trên mặt đất an toàn. Còn khi gặp kẻ thù, chiếc đuôi dựng đứng lên để giữ thăng bằng cho cú nhảy.
Giống như hầu hết các loài sóc, sóc ma cà rồng cũng sử dụng chiếc đuôi xù như một chiếc dù để đáp xuống trên mặt đất an toàn. Còn khi gặp kẻ thù, chiếc đuôi dựng đứng lên để giữ thăng bằng cho cú nhảy.   

Loài sóc Rheithrosciurus macrotis được cho là có ngoại hình rất giống với nhân vật sóc Scrat tinh ranh trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Ice Age.
 Loài sóc Rheithrosciurus macrotis được cho là có ngoại hình rất giống với nhân vật sóc Scrat tinh ranh trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Ice Age.

Những phát minh thảm kịch giết chết nhà khoa học (1)

(Kiến Thức) - Những thảm kịch gây mất cả tính mạng là cái giá mà nhiều nhà khoa học phải trả để nhân loại được hưởng lợi từ các phát minh mới. 

Phi công của hãng hàng không Anh Michael Dacre đã phát minh ra một mẫu taxi bay. Ngày 16/8/2009, Michael Dacre bay thử tại một địa điểm cách Kuala Lumpur của Malaysia khoảng 240km về phía Bắc, nhưng cất cánh chưa được bao lâu, chiếc taxi bay bị đâm xuống đất và phát nổ, Dacre tử vong.
Phi công của hãng hàng không Anh Michael Dacre đã phát minh ra một mẫu taxi bay. Ngày 16/8/2009, Michael Dacre bay thử tại một địa điểm cách Kuala Lumpur của Malaysia khoảng 240km về phía Bắc, nhưng cất cánh chưa được bao lâu, chiếc taxi bay bị đâm xuống đất và phát nổ, Dacre tử vong. 

Nhà vật lý học người Mỹ Haroutune Krikor Daghlian, Jr (1921-1945) qua đời khi đang thực hiện thí nghiệm về khối lượng, ông vô ý làm rơi một viên gạch vonfram cacbua vào lõi bom plutonium. Để tránh các phản ứng có hại xảy ra, ông phải dùng tay để nhấc gạch ra, điều đó khiến ông bị nhiễm một lượng lớn phóng xạ và tử vong 25 ngày sau đó.
Nhà vật lý học người Mỹ Haroutune Krikor Daghlian, Jr (1921-1945) qua đời khi đang thực hiện thí nghiệm về khối lượng, ông vô ý làm rơi một viên gạch vonfram cacbua vào lõi bom plutonium. Để tránh các phản ứng có hại xảy ra, ông phải dùng tay để nhấc gạch ra, điều đó khiến ông bị nhiễm một lượng lớn phóng xạ và tử vong 25 ngày sau đó. 

Wan Hu, một chuyên gia về tên lửa người Trung Quốc sống ở thế kỷ 16 mang tham vọng thám hiểm mặt trăng. Nhà phát minh đã tự ngồi lên một chiếc ghế nóng được buộc cố định với 47 quả tên lửa. Sau khi được châm lửa, một tiếng nổ lớn vang lên và Wan Hu “tan xác” theo làn khói trắng.
Wan Hu, một chuyên gia về tên lửa người Trung Quốc sống ở thế kỷ 16 mang tham vọng thám hiểm mặt trăng. Nhà phát minh đã tự ngồi lên một chiếc ghế nóng được buộc cố định với 47 quả tên lửa. Sau khi được châm lửa, một tiếng nổ lớn vang lên và Wan Hu “tan xác” theo làn khói trắng.  

Nhà phát minh người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ Abu Nasr Isma’il ibn Hammad al-Jawhari chết trong khi cố gắng bay từ mái nhà của một nhà thờ Hồi giáo ở Nishapur sử dụng hai cánh bằng gỗ và sợi dây thừng giữa năm 1002 và 1008.
Nhà phát minh người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ Abu Nasr Isma’il ibn Hammad al-Jawhari chết trong khi cố gắng bay từ mái nhà của một nhà thờ Hồi giáo ở Nishapur sử dụng hai cánh bằng gỗ và sợi dây thừng giữa năm 1002 và 1008. 

Cowper Phipps Coles từng nổi tiếng vì phát minh ra tháp pháo cho tàu chiến của Hoàng gia Anh. Nhưng ông đã gặp sai lầm chết người khi cố gắng tận dụng thiết kế ấy để tạo ra con tàu của riêng mình. Coles có ý định làm ra một “boong tàu bão tố”, giúp tăng trọng tâm của tàu. Ngày 6/9/1870, Coles hạ thủy phát minh và mang hơn 500 thủy thủ tham gia chuyến khởi hành đầu tiên. Kết quả con tàu bị lật, ông và thuyền viên rơi xuống nước và tử nạn.
Cowper Phipps Coles từng nổi tiếng vì phát minh ra tháp pháo cho tàu chiến của Hoàng gia Anh. Nhưng ông đã gặp sai lầm chết người khi cố gắng tận dụng thiết kế ấy để tạo ra con tàu của riêng mình. Coles có ý định làm ra một “boong tàu bão tố”, giúp tăng trọng tâm của tàu. Ngày 6/9/1870, Coles hạ thủy phát minh và mang hơn 500 thủy thủ tham gia chuyến khởi hành đầu tiên. Kết quả con tàu bị lật, ông và thuyền viên rơi xuống nước và tử nạn. 

Henry Winstanley, một kiến trúc sư kiêm kỹ sư nổi tiếng người Anh đã chết khi phát minh ra ngọn hải đăng. Ông đã rất tự tin với phát minh của mình và bày tỏ mong muốn được ở bên trong ngọn hải đăng khi xảy ra một cơn bão lớn. Cuối cùng, ngọn hải đăng bị sụp đổ trong một cơn bão lớn vào tháng 11/1703, giết chết Winstanley và năm người khác.
Henry Winstanley, một kiến trúc sư kiêm kỹ sư nổi tiếng người Anh đã chết khi phát minh ra ngọn hải đăng. Ông đã rất tự tin với phát minh của mình và bày tỏ mong muốn được ở bên trong ngọn hải đăng khi xảy ra một cơn bão lớn. Cuối cùng, ngọn hải đăng bị sụp đổ trong một cơn bão lớn vào tháng 11/1703, giết chết Winstanley và năm người khác. 

Công nhân điện có tên William Nelson ở Schenectady, New York , Mỹ phát minh ra chiếc xe đạp có gắn động cơ vào năm 1903. Trong lần thử nghiệm đầu tiên, ông đi chiếc xe đó lên đồi, bị ngã và chết ngay sau đó.
Công nhân điện có tên William Nelson ở Schenectady, New York , Mỹ phát minh ra chiếc xe đạp có gắn động cơ vào năm 1903. Trong lần thử nghiệm đầu tiên, ông đi chiếc xe đó lên đồi, bị ngã và chết ngay sau đó. 

Otto Lilienthal, nhà tiên phong của lĩnh vực hàng không dân dụng và được biết đến như “ông vua bay lượn”, là người có đã những ý tưởng về khả năng chuyển động của máy móc trên không trung trở thành sự thật sau nhiều thế kỷ lãng quên. Trong chuyến bay ngày 9/8/1896, Lilienthal ngã từ độ cao 17m, bị gãy xương sống và qua đời.
Otto Lilienthal, nhà tiên phong của lĩnh vực hàng không dân dụng và được biết đến như “ông vua bay lượn”, là người có đã những ý tưởng về khả năng chuyển động của máy móc trên không trung trở thành sự thật sau nhiều thế kỷ lãng quên. Trong chuyến bay ngày 9/8/1896, Lilienthal ngã từ độ cao 17m, bị gãy xương sống và qua đời.  

Nhà phát minh người Nga Valerian Abakovsky bị chết khi động cơ xe lửa tốc độ cao Aerowagon trật đường ray khi đang chạy thử nghiệm. Phát minh của Abakovsky vẫn chạy tốt trên các chặng đường thử nghiệm nhưng lại bị đâm trên đường về Thủ đô, khiến nhà khoa học chết khi vừa tròn 26 tuổi.
Nhà phát minh người Nga Valerian Abakovsky bị chết khi động cơ xe lửa tốc độ cao Aerowagon trật đường ray khi đang chạy thử nghiệm. Phát minh của Abakovsky vẫn chạy tốt trên các chặng đường thử nghiệm nhưng lại bị đâm trên đường về Thủ đô, khiến nhà khoa học chết khi vừa tròn 26 tuổi. 

Nhà phát minh, thợ may người Áo Franz Reichelt thiết kế ra chiếc áo choàng có hoạt động như chiếc dù ngày nay và tự tin tuyên bố, khi mặc nó, mọi người có thể đi lại một cách nhẹ nhàng, thậm chí bay liệng trên không trung. Reichelt đã làm thí nghiệm, khoác lên người “kiệt tác” của mình rồi nhảy từ tầng trên cùng của tháp Eiffel xuống dưới. Thử nghiệm hoàn toàn thất bại và người thợ may đã mất mạng sau cú rơi thẳng từ trên cao xuống.
 Nhà phát minh, thợ may người Áo Franz Reichelt thiết kế ra chiếc áo choàng có hoạt động như chiếc dù ngày nay và tự tin tuyên bố, khi mặc nó, mọi người có thể đi lại một cách nhẹ nhàng, thậm chí bay liệng trên không trung. Reichelt đã làm thí nghiệm, khoác lên người “kiệt tác” của mình rồi nhảy từ tầng trên cùng của tháp Eiffel xuống dưới. Thử nghiệm hoàn toàn thất bại và người thợ may đã mất mạng sau cú rơi thẳng từ trên cao xuống.