Phát hiện khủng long mỏ vịt "dị" nhất lịch sử

Loài mới này là một trong những loài khủng long mỏ vịt nguyên thủy nhất.

Hộp sọ của một con khủng long mỏ vịt khác thường sống cách đây 80 triệu năm vừa được phát hiện ở Texas (Mỹ).
Nó được cho là một loài hoàn toàn mới và có gương mặt kì lạ khác hẳn với những loài từng được phát hiện trước đây. Các nhà khoa học đặt tên cho loài mới này là Aquilarhinus palimentus do chúng có mũi giống đại bàng và hàm dưới rộng.
Phat hien khung long mo vit
Con khủng long mỏ vịt này sống cách đây khoảng 80 triệu năm. 
Loài động vật này di chuyển trong những khu vực ẩm ướt, ăn các cây thủy sinh dưới dầm lầy của một đồng bằng cổ đại, nơi mà ngày nay chính là sa mạc Chihuahuan.
Phát hiện này cũng được công bố trên Tạp chí Cổ sinh học. Giáo sư Tom Lehman của Đại học Công nghệ Texas đã thu thập các mẫu đá từ núi Rattle Snake và phát hiện ra xương của chúng từ những năm 1980.
Sau những nghiên cứu vài chục năm qua cho thấy đặc điểm kì lạ của loài này khác hoàn toàn với hai nhóm khủng long mỏ vịt từng được biết đến trước đây.
Phat hien khung long mo vit
Chúng có phần miệng khác biệt rất nhiều so với các loài khủng long mỏ vịt khác. 
Khủng long mỏ vịt hay còn gọi là hadrosaurids, là loài khủng long ăn cỏ phổ biến ở cuối thời kỳ Mesozoi với những chiếc mỏ vịt đặc trưng.
Loài mới này là một trong những loài khủng long mỏ vịt nguyên thủy nhất, việc phát hiện ra chúng có thể hé mở những điều bí ẩn về sự tiến hóa và di cư của loài này.
Cái miệng mỏ vịt đặc biệt giúp chúng có thể cắt, giữ thực vật làm thức ăn cho mình. Hình thái mỏ vịt của loài này cũng khác rất nhiều so với những họ hàng được biết đến trước đấy của nó.

Những khám phá không thể tin nổi chỉ có ở Canada

Mặc dù Canada là một trong những nơi có dân cư thưa thớt nhất trên thế giới, nhưng người dân Canada luôn thuộc top đầu về chất lượng cuộc sống. Vùng đất băng giá này nổi tiếng có nhiều nai sừng tấm, và đặc sản si rô lá phong. Tuy nhiên, còn nhiều điều thú vị mà chúng ta vẫn chưa biết về Canada.

Tỉnh Alberta của Canada không có chuột

Đi dạo chơi, tình cờ vấp phải trứng khủng long 66 triệu năm tuổi

4 sinh viên tình cờ phát hiện 6 quả trứng khủng long cách đây 66 triệu năm khi đi chơi ở vùng nông thôn tỉnh Giang Tây, miền nam Trung Quốc.

Theo Mirror, đoạn video cho thấy các sinh viên tìm ra những quả trứng khủng long, thoạt nhìn trông giống những viên đá bình thường, bao quanh là lớp bùn dày.

Khủng long lạ, giống sinh vật huyền bí vừa phát hiện gây choáng

Các nhà cổ sinh vật học gọi loài khủng long lạ, mới này với biệt danh Lori.

Một loài khủng long trông giống chim ăn thịt được đặt tên là Hesperornithoides miessleri vừa được phát hiện bởi một nhóm các nhà cổ sinh vật học quốc tế tới từ Anh và Mỹ.

Loài động vật giống như một trong những sinh vật kỳ bí của Harry Potter này lang thang trên Trái đất khoảng 150 triệu năm trước vào kỷ Jura.

Khung long la, giong sinh vat huyen bi vua phat hien gay choang
Loài khủng long mới giống chim và sinh vật huyền bí trong Harry Potter

Các nhà cổ sinh vật học gọi loài động vật mới này với biệt danh Lori, nó to bằng con gà và sống giữa thế giới của những loài khủng long khổng lồ như Stegosaurus, Allosaurus…

Mời quý vị xem video: Khai quật hóa thạch trứng khủng long 70 triệu năm tuổi ở Trung Quốc

Hoá thạch của loài này được phát hiện trong tình trạng được bảo quản tốt tại một mỏ đá gần Douglas, bang Utah của Kazakhstan. Đây là một phát hiện rất quan trọng, các nhà khoa học cho biết.

Sau khi tìm thấy loài mới này, đến bây giờ một nghiên cứu chi tiết về chúng mới được hoàn thiện. Chúng được cho là có vai trò quan trọng với các loài chim biết bay sau này.

Loài khủng long đặc biệt này được cho là một loài chim cổ đại trên cạn, có vị trí quan trọng trong tiến hoá từ khủng long thành chim.

Lori cũng được xếp vào thành viên nguyên thuỷ của một nhóm khủng long có ngoại hình giống với các loài chim. Có thể có một chi nào đó của loài này phát triển tách biệt với chi phát triển thành chim hiện đại.