Phát hành tờ tiền mới mệnh giá 100 đồng

Tờ tiền mệnh giá 100 đồng sẽ được phát hành nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Ngân hàng Nhà nước. Tiền không có giá trị lưu thông, thanh toán.

Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông tin về việc phát hành tờ tiền mệnh giá 100 đồng. Theo đó, tờ tiền này xuất hiện đúng dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2016). Tuy nhiên, tờ 100 đồng mới này không có giá trị thanh toán hay lưu thông.
Phat hanh to tien moi menh gia 100 dong
 Mặt sau tờ tiền 100 đồng phát hành nhân dịp 65 năm thành lập Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: SBV.
Mặt trước tờ tiền mới là hình quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và dòng chữ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mệnh giá 100 đồng in đậm với logo 65 năm kỷ niệm ngày thành lập.
Mỗi cán bộ các ngân hàng thương mại sẽ mua một tờ tiền lưu niệm. Nếu bán ngoài thị trường, giá một tờ tiền sẽ là 20.000-25.000 đồng, tuỳ thuộc đó là tờ rời hay bọc trong phong bao kèm chú thích song ngữ Việt – Anh.
Đây là lần thứ hai Ngân hàng Nhà nước in tiền lưu niệm. Trước đó, nhân dịp kỷ niệm 50 năm (1951-2001), cơ quan này cũng phát hành tờ tiền lưu niệm mệnh giá 50 đồng.
Ông Nguyễn Chí Thành – Cục trưởng Cục Phát hành kho quỹ cho biết, các dấu hiệu bảo an trên tờ tiền này gồm có hình bóng chìm, khi soi trước nguồn sáng sẽ thấy hình hoa sen và số 65. Ngoài ra, tờ tiền này cũng có nhiều dấu hiệu bảo an khác như mực đổi màu chuyển động trên dây bảo hiểm có hiệu ứng đã được dùng ở đồng EUR, USD.
Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay, ý nghĩa của việc phát hành tiền là để lưu niệm, quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước. Ngoài ra, qua tờ tiền này, Việt Nam có thể giới thiệu đến nhiều bạn bè quốc tế về hình ảnh tờ tiền Việt Nam.

Tiền giấy được sử dụng khi nào?

(Kiến Thức) - Phát hành lần đầu tại Mỹ từ năm 1690, nhưng tiền giấy không thể tồn tại cho đến giữa những năm 1800 bởi lý do mất giá quá lớn. 

Tien giay duoc su dung khi nao?
 
Việc sử dụng tiền giấy bắt đầu ở Trung Quốc trong thế kỷ VII, nhưng giá trị không chắc chắn của nó do trái ngược với các giá trị được chấp nhận phổ quát hơn như vàng hoặc bạc, dẫn đến lạm phát lan rộng và phá sản. Mãi cho đến năm 1658, khi nhà tài chính Thụy Điển Johann Palmstruck giới thiệu tờ tiền giấy của Ngân hàng Nhà nước Thụy Điển thì tiền giấy mới được đưa vào lưu thông trở lại. 

Không có lý do gì để... đổi tiền

Chiều 22/4, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông cáo khẳng định, không có bất cứ thay đổi nào đối với các đồng tiền hiện đang lưu hành. 

Thông cáo nêu rõ: "Không có chủ trương đổi tiền và không có bất kỳ một sự thay đổi nào với đồng tiền đang lưu hành hiện nay. Thời gian qua và hiện nay, giá trị đồng Việt Nam khá ổn định, cơ cấu của bộ tiền đang lưu thông hiện nay vẫn phù hợp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng không có chủ trương phát hành tờ tiền mệnh giá một (1) triệu đồng".