Phẫn nộ vụ cưỡng hiếp nữ sinh 7 tuổi ngay tại trường học

(Kiến Thức) - Nhiều bậc phụ huynh có con em đang theo học tại trường công lập nơi nữ sinh 7 tuổi bị cưỡng hiếp ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, vô cùng giận dữ và đã kéo đến biểu tình bên ngoài ngôi trường này.

Theo Daily Mail dẫn thông tin từ cảnh sát Ấn Độ ngày 10/8 cho biết, vụ nữ sinh 7 tuổi bị cưỡng hiếp xảy ra tại một ngôi trường công lập ở thủ đô New Delhi. Nghi phạm được xác định là một thợ điện, 37 tuổi, và hiện đang bị tạm giữ.
Truyền thông địa phương cho biết thêm, nghi phạm mới được nhà trường thuê vào làm cách đây một tháng. Y đã kéo bé gái 7 tuổi vào một phòng máy bơm vắng vẻ để giở trò đồi bại khi nạn nhân đang chuẩn bị trở về nhà.
Sự việc được phát hiện khi gia đình bé gái thấy con mình bị cháy máu liền đưa tới bệnh viện kiểm tra cũng như trình báo với cảnh sát.
Phan no vu cuong hiep nu sinh 7 tuoi ngay tai truong hoc
 Các sinh viên một trường đại học ở Ấn Độ biểu tình phản đối tấn công tình dục nhằm vào phụ nữ. Ảnh: PTI.
“Qua kiểm tra cho thấy, bé gái rõ ràng đã bị tấn công tình dục”, Madhur Verma, người phát ngôn sở cảnh sát New Delhi cho hay.
Nhiều bậc phụ huynh đã vô cùng giận dữ và kéo đến biểu tình bên ngoài ngôi trường công lập này, yêu cầu ban giám hiệu làm rõ sự việc cũng như thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho con em họ.

Mời độc giả xem thêm video: Cơn ác mộng tại ngôi làng là trung tâm của nạn hiếp dâm ở Ấn Độ (Nguồn: VTC1)

Trước đó, hồi tháng 1/2018, một bé gái 8 tuổi thiệt mạng sau khi bị bắt cóc, ép dùng thuốc và cưỡng hiếp tập thể suốt nhiều ngày ở bang Jammu và Kashmir. Sau sự việc này, Ấn Độ đã đưa ra mức án tử hình dành cho những kẻ phạm tội hiếp dâm các bé gái dưới 12 tuổi.

Cám cảnh cuộc sống người nhập cư Venezuela nơi “đất khách quê người”

(Kiến Thức) - Do tình trạng bất ổn chính trị và cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong nước, hàng trăm nghìn người dân Venezuela đã tìm cách sang các nước Nam Mỹ khác như Brazil hay Colombia trong hơn 18 tháng qua.

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”
Theo hãng thông tấn Reuters, hàng trăm nghìn người dân Venezuela đã tìm cách sang các quốc gia Nam Mỹ khác như Brazil hay Colombia trong vòng hơn 18 tháng qua để thoát khỏi cuộc khủng hoảng lương thực, tình trạng siêu lạm phát, tội phạm tăng cao và bất ổn chính trị trong nước. (Nguồn ảnh: Reuters)

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-2
Những bức ảnh được hãng thông tấn Reuters đăng tải mới đây phần nào cho thấy những khó khăn ban đầu mà người nhập cư Venezuela phải đối mặt ở nơi “đất khách quê người”. 

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-3
 Một phụ nữ Venezuela và đứa con nhỏ ngủ ngoài đường phố ở bang Roraime, Brazil, ngày 8/8 trong lúc chờ xuất trình giấy tờ vào sáng 9/8.

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-4
 Người đàn ông bế con trai ngồi cạnh đống hành lý của mình sau khi xuất trình giấy tờ cá nhân tại trạm kiểm soát biên giới Racaraima, bang Roraima, Brazil, ngày 9/8.

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-5
Dòng người nhập cư Venezuela xếp hàng chờ đăng ký làm thủ tục rời khỏi Colombia để sang Ecuador tại cây cầu quốc tế Rumichaca. Được biết, hàng nghìn người dân Venezuela đã tràn qua biên giới giữa Ecuador và Colombia hôm 9/8. 

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-6
Người dân Venezuela tranh thủ ăn uống tại một địa điểm ở Cucuta, Colombia, ngày 8/8. 

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-7
 Theo Reuters, Chính phủ Ecuador đã phải ban hành tình trạng khẩn cấp ở 3 tỉnh hôm 8/8 do số lượng người nhập cư Venezuela vào nước này qua Colombia quá đông.

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-8
 Những người phụ nữ chuẩn bị đồ ăn trong một trung tâm tiếp nhận tạm thời ở Cucuta ngày 8/8.

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-9
 Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley thăm nơi ở tạm thời của những người nhập cư Venezuela ở Cucuta.

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-10
 Người dân Venezuela chờ được kiểm tra y tế trước khi xin tị nạn tại trạm kiểm soát biên giới Pacaraima, Brazil, ngày 9/8.

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-11
 Người dân Venezuela xuất trình hộ chiếu tại trạm kiểm soát biên giới Pacaraima ngày 9/8.

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-12
 Một người đàn ông Venezuela bán cà vạt và chiếc áo jacket trên đường phố ở bang Roraime, Brazil.

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-13
 Cảnh người dân Venezuela xếp hàng chờ xuất trình hộ chiếu và thẻ căn cước tại trạm kiểm soát biên giới Pacaraima ngày 8/8.

Cam canh cuoc song nguoi nhap cu Venezuela noi “dat khach que nguoi”-Hinh-14
 Một phụ nữ Venezuela được tiêm vắc-xin miễn phí sau khi trình hộ chiếu tại trạm Pacaraima ngày 8/8.

Hậu quả khủng khiếp trận động đất tại Indonesia, 380 người chết

(Kiến Thức) - Indonesia vẫn đang khẩn trương thực hiện công tác cứu hộ, tìm kiếm những người mất tích sau thảm họa động đất mạnh 7 độ Richter xảy ra cuối tuần trước vốn cướp đi sinh mạng của gần 400 người.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet
 Trận động đất tại Indonesia mạnh 7 độ richter đã làm rung chuyển khu vực ngoài khơi đảo Lombok hôm 5/8. Hãng tin TASS (Nga) dẫn lời một quan chức Indonesia xác nhận, tính đến ngày 9/8, số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa động đất hồi cuối tuần trước đã tăng lên 381 người. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-2
Được biết, phần lớn nạn nhân thiệt mạng ở khu vực Kayangan phía bắc của đảo Lombok, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận động đất vừa qua. Ngoài ra, hơn 1.000 người bị thương và hơn 270.000 người đã phải sơ tán tới nơi an toàn. Ảnh: Reuters. 

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-3
Cùng với đó, hàng chục nghìn ngôi nhà, đền thờ và các công trình khác đã bị hư hại. Giới chức Indonesia và các nhóm cứu trợ quốc tế đang tích cực triển khai kế hoạch giúp đỡ những người dân vùng bị ảnh hưởng và tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Ảnh: THX. 

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-4
 Một người đàn ông Indonesia cầu nguyện bên trong nhà thờ bị hư hại do động đất ở phía bắc Lombok, tỉnh West Nusa Tenggara, ngày 8/8. Ảnh: THX.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-5
 Người dân Indonesia dựng lều ở tạm tại Pemenang, Đảo Lombok, ngày 8/8. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-6
Bên trong một trường tiểu học ở Bắc Lombok sau cơn địa chấn mạnh 7 độ Richter. Ảnh: THX. 

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-7
 Thống đốc Tây Java và cảnh sát West Nusa Tenggara đứng trước một bệnh viện bị đóng cửa khi một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Lombok ngày 9/8. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-8
 Một cầu tàu bị phá hủy sau trận động đất trên đảo Gili Trawangan hôm 9/8. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-9
Những du khách này đạp xe đi tìm nước sạch trên đảo Gili Trawangan hôm 9/8. Ảnh: Reuters. 

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-10
 Các binh sĩ Indonesia chuyển đồ tiếp tế đến cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi động đất tại Mataram, Lombok, ngày 9/8. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-11
Bên trong một nhà hàng không một bóng người trên đảo Gili Trawanga. Ảnh: Reuters. 

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-12
Rất đông du khách đã đổ xô tới bờ biển trên đảo Gili Trawangan để chờ được sơ tán. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-13
 Một tòa nhà bị đổ sập tại cảng Bangsal, Pemenang, ngày 8/8. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-14
 Du khách nước ngoài đứng gần những tòa nhà đổ nát sau động đất ở Pemenang, Bắc Lombok, ngày 6/8. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-15
Một con đường bị hư hại tại huyện Kayangan, Bắc Lombok, trong bức ảnh chụp ngày 7/8. Ảnh: Reuters. 

Ngạc nhiên cuộc sống ở thủ đô London thời hậu Thế chiến II

(Kiến Thức) - Diện mạo thủ đô London vào năm 1948, vài năm sau khi cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ hai kết thúc, đã có những thay đổi ngoạn mục với nhiều tòa nhà mới được xây dựng cùng không khí hân hoan phấn khởi của người dân địa phương.

Ngac nhien cuoc song o thu do London thoi hau The chien II
 Với tinh thần lạc quan, người dân London đã bắt tay vào việc tái thiết thành phố sau khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc năm 1945. (Nguồn ảnh: The Sun)

Ngac nhien cuoc song o thu do London thoi hau The chien II-Hinh-2
Những bức ảnh đen trắng được chụp vào năm 1948 phần nào cho thấy thủ đô London đã hồi sinh kỳ diệu dù bị tàn phá nặng nề bởi chiến dịch không kích Blitz do Đức Quốc xã tiến hành trong thời kỳ Thế chiến II. 

Ngac nhien cuoc song o thu do London thoi hau The chien II-Hinh-3
Trong ảnh, các em nhỏ chơi đùa với cung tên trong một nghĩa trang ở Wapping, Đông London, năm 1948. 

Ngac nhien cuoc song o thu do London thoi hau The chien II-Hinh-4
Khoảnh khắc các em học sinh nô đùa trên sân trường tiểu học Saint Peter's London Docks trong giờ giải lao được ghi lại. 

Ngac nhien cuoc song o thu do London thoi hau The chien II-Hinh-5
Nhiều tòa nhà mới đang trong quá trình xây dựng ở Wapping, London, năm 1948. 

Ngac nhien cuoc song o thu do London thoi hau The chien II-Hinh-6
 Người mẹ dẫn cô con gái nhỏ đi chơi trong một khu phố ở thủ đô nước Anh

Ngac nhien cuoc song o thu do London thoi hau The chien II-Hinh-7
 Hai công nhân tranh thủ tán gẫu, hút thuốc trong lúc nghỉ giải lao.

Ngac nhien cuoc song o thu do London thoi hau The chien II-Hinh-8
Các em nhỏ diễu hành trên phố Wapping High nhân dịp kỷ niệm Ngày Thánh Peter. 

Ngac nhien cuoc song o thu do London thoi hau The chien II-Hinh-9
 Những đứa trẻ chăm sóc khóm hoa trong khu vực ở nhà thờ St Peter.

Ngac nhien cuoc song o thu do London thoi hau The chien II-Hinh-10
 Hai người phụ nữ ở East End cười tươi khi đứng chờ bên ngoài nhà thờ St Peter.

Ngac nhien cuoc song o thu do London thoi hau The chien II-Hinh-11
 Quán rượu lịch sử The Prospect of Whitby hiện nay vẫn là địa điểm yêu thích của người dân địa phương và du khách.

Ngac nhien cuoc song o thu do London thoi hau The chien II-Hinh-12
Những người phụ nữ và trẻ em tập trung bên ngoài nhà thờ St Peter, Wapping, để chờ tham dự buổi lễ được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Thánh Peter.