Phân biệt mức xử phạt của lỗi không có Giấy phép lái xe

Mức xử phạt cho lỗi không có và không mang Giấy phép lái xe chênh lệch nhau rất nhiều. Người điều khiển phương tiện cần lưu ý điều này để tránh bị phạt oan.

  
Giấy phép lái xe (GPLX) là thứ bắt buộc phải mang theo đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới khi tham gia giao thông. Khi vi phạm về lỗi Giấy phép lái xe, người vi phạm có thể gặp trường hợp xử phạt không có hoặc không mang GPLX. Tuy nhiên, trên thực tế, hai lỗi này có mức phạt hoàn toàn khác nhau. Vậy mức phạt cho lỗi không mang và không có GPLX như thế nào? Làm sao để chứng minh mình có GPLX nhưng không mang theo?
Không có GPLX bị phạt bao nhiêu tiền?
Đối với ôtô, các loại xe tương tự xe ôtô
Theo Nghị định 123/2021 mới nhất, bổ sung và sửa đổi của Nghị định 100/2019, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng nếu không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm cấp hoặc sử dụng GPLX bị tẩy xóa.
Đối với xe máy và các loại xe tương tự xe gắn máy
- Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng với hành vi không có GPLX (điều khiển xe dung tích dưới 175 cc, xe 2 bánh), căn cứ theo Điểm a, Khoản 5, Điều 21, Nghị định 123.
- Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng với xe trên 175 cc và xe môtô 3 bánh (Điểm a, Khoản 7, Điều 21, Nghị định 123).
Phan biet muc xu phat cua loi khong co Giay phep lai xe
 
Quên GPLX sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Không mang GPLX sẽ bị xử phạt ở mức thấp hơn rất nhiều so với việc không có GPLX. Cụ thể:
- Đối với ôtô: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng (Điểm a, Khoản 3, Điều 21, Nghị định 123/2021/CP-NĐ).
- Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (Điểm c, Khoản 2, Điều 21, Nghị định 123/2021/CP-NĐ).
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 82, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được GPLX sẽ bị xử phạt như lỗi không có GPLX, bị giữ phương tiện và có phiếu hẹn. Thời gian tạm giữ phương tiện không quá 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ; nếu có tình tiết phức tạp hơn có thể giữ tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
Trong thời gian hẹn mà người vi phạm xuất trình được GPLX thì sẽ được hạ mức phạt xuống thành lỗi "Không mang theo GPLX". Nếu xuất trình sau thời gian hẹn trên biên bản hoặc không xuất trình được GPLX thì sẽ bị chịu phạt như mức ban đầu.
Bên cạnh đó, người điều khiển ô tô không có giấy đăng ký xe sẽ bị phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng. Nếu không chứng minh được nguồn gốc của xe sẽ bị tịch thu phương tiện. Trong khi đó, người điều khiển xe máy bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng nếu không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.
Trên đây là mức phạt chi tiết của lỗi không mang GPLX và không có GPLX để bạn đọc tham khảo. Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP mới nhất hiện nay, mức phạt dành cho lỗi không có GPLX đã tăng 7.000.000 - 8.000.000 đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Do vậy, người điều khiển phương tiện cần hết sức lưu ý.

Bị giữ Giấy phép lái xe, không nộp phạt đúng hẹn xử lý ra sao?

Quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị giữ sẽ bị xử lý như thế nào? Mức phạt với hành vi không có Giấy phép lái xe (GPLX) là bao nhiêu?

  

Khi vi phạm giao thông và bị tạm giữ Giấy phép lái xe (GPLX), nhiều người điều khiển phương tiện chủ quan, không nộp phạt đúng hạn để lấy bằng lái về. Vậy, trong tình huống quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ, người điều khiển phương tiện sẽ xử lý ra sao?

Bị giữ GPLX nộp phạt không đúng hẹn bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, thời gian tạm giữ GPLX là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ, có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp và cần phải xác minh thêm. Việc tạm giữ GPLX phải được lập thành 2 biên bản, mỗi bên giữ 1 bản.

Điều 78 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về thủ tục nộp tiền phạt quy định:

"1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Bi giu Giay phep lai xe, khong nop phat dung hen xu ly ra sao?
Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, thời gian tạm giữ GPLX là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ, có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày. 

2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…”

Nếu hết hạn tạm giữ mà người vi phạm vẫn không nộp phạt để lấy lại GPLX thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17, Nghị định số 115/2013/NĐ/CP:

- Thông báo ít nhất 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Niêm yết công khai tại trụ sở của người tạm giữ GPLX.

Trong 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm đến nộp phạt để nhận lại GPLX thì phải nộp thêm số tiền chậm nộp phạt (0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp).

Bi giu Giay phep lai xe, khong nop phat dung hen xu ly ra sao?-Hinh-2
Những trường hợp bị giữ GPLX thì sẽ không được làm lại GPLX mới. 

Hyundai Nexo bị triệu hồi vì nguy cơ rò rỉ khí hydro và bắt lửa

Hyundai đang triệu hồi một số mẫu Nexo đời 2019 tại Mỹ do nguy cơ rò rỉ nhiên liệu hydro. Đây là lỗi nghiêm trọng vì khí hydro rất dễ cháy và phát nổ.

  
Hyundai sẽ triệu hồi 54 xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro Nexo vì khả năng rò rỉ hydro, có thể dẫn đến hỏa hoạn. Các xe Hyundai Nexo dính lỗi này có ngày sản xuất từ 10/8/2018 đến 17/12/2018, thuộc model 2019.
Hãng đã bắt đầu điều tra vấn đề tiềm ẩn với chiếc xe hydro Hyundai Nexo của mình khi một mẫu sản xuất vào năm 2019 bốc cháy tại trạm tiếp nhiên liệu hydro ở Hàn Quốc.