Pfizer phát triển vắc xin chuyên biệt đối phó Delta: Đại dịch kết thúc?

Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Pfizer - Albert Bourla, hãng đang theo đuổi việc phát triển một loại vắc xin khác để đặc trị biến thể Delta - loại biến thể được cho là virus mạnh nhất thế giới hiện nay.

Hôm thứ hai, vắc xin COVID-19 do Pfizer-BioNTech phát triển đã trở thành vắc xin đầu tiên thuộc loại này nhận được sự chấp thuận hoàn toàn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Thế nhưng nỗ lực của Pfizer chưa dừng lại ở đó.
Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Pfizer - Albert Bourla, mặc dù vắc xin Pfizer-BioNTech đã được FDA phê duyệt đầy đủ, nhưng các nhà nghiên cứu của Pfizer vẫn không hài lòng, hiện họ đang theo đuổi việc phát triển một loại vắc xin khác để đặc trị biến thể Delta - loại biến thể được cho là virus mạnh nhất thế giới hiện nay.
Pfizer phat trien vac xin chuyen biet doi pho Delta: Dai dich ket thuc?
Ảnh minh họa. 
"Chúng tôi đang sản xuất, ngay bây giờ, một loại vắc xin chuyên biệt cho Delta", ông Bourla phát biểu trên chương trình NBC Nightly News khi nói về sự nguy hiểm áp đảo của biến thể này hiện nay.
Tuy nhiên, Bourla cũng nhấn mạnh rằng: "Tôi gần như chắc chắn chúng ta sẽ không cần đến nó bởi mũi tiêm tăng cường vắc xin hiện nay đã rất hiệu quả để chống lại biến thể Delta".
Đồng thời, Giám đốc điều hành của Pfizer cũng cho rằng, những người chưa tiêm vắc xin hay đang do dự khi viêm vắc xin nên cảm thấy thoải mái hơn vì FDA đã chính thức công nhận việc tiêm hai liều vắc xin Pfizer. Mặc dù có vẫn những tác dụng phụ nghiêm trọng như nổi hạch nhưng cực kỳ hiếm gặp.
Được biết, ngay từ đầu tháng 8, các quan chức y tế Hoa Kỳ đã thông báo, từ 20/9, những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin sẽ bắt đầu được xếp lịch để tiêm mũi thứ 3 tăng cường.
Mũi thứ 3 này được tiêm 8 tháng sau mũi thứ hai, giúp tăng cường hệ miễn dịch có thể bị suy yếu sau khoảng 6 tháng. Vắc xin được sử dụng cho lần tiêm tăng cường lần thứ 3 này là vắc xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna.
Bên cạnh đó, để đối phó với biến thể Delta, chính phủ liên bang cũng đã chấp thuận thông qua các phương pháp bảo vệ khác như phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng tấn công protein đột biến của virus SARS-CoV-2.
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Mỹ, phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng do Eli Lilly Regeneron và GlaxoSmithKline-Vir Biotechnology phát triển có thể giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong của bệnh nhân COVID-19 lên tới 70 - 85%.
Pfizer phat trien vac xin chuyen biet doi pho Delta: Dai dich ket thuc?-Hinh-2
 

Pfizer phat trien vac xin chuyen biet doi pho Delta: Dai dich ket thuc?-Hinh-3
 

Mời quý độc giả xem video: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới. Nguồn: THDT


Tiết lộ cách trữ đông thực phẩm mùa dịch, đồ ngon như mới

(Kiến Thức) - Việc lựa chọn và trữ đông thực phẩm đúng cách sẽ giúp cho gia đình bạn có được nguồn thực phẩm phong phú và an toàn, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trong khoảng thời gian giãn cách xã hội như hiện tại.

Để hạn chế tình trạng lây bệnh trong mùa dịch, mọi người thường có thói quen mua và trữ đông thực phẩm trong thời gian dài để hạn chế ra đường và tiếp xúc nơi đông người.
Tiet lo cach tru dong thuc pham mua dich, do ngon nhu moi
 
Hầu hết các loại thực phẩm như thịt, cá, rau, củ đều có thể bảo quản bằng cách trữ đông trong tủ lạnh.
Sau đây là những cách chọn và trữ đông thực phẩm an toàn cho bữa cơm mùa dịch của các gia đình:
Lựa chọn thực phẩm
Lựa chọn thực phẩm còn tươi sống tại các cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Tránh mua những thực phẩm có màu sắc hoặc mùi vị bất thường. Đối với thịt nên chọn loại có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt khô. Tránh mua thịt có màu hơi thâm, đen, sờ vào nhớt, có mùi lạ, mùi ôi thiu.
Các loại thủy, hải sản, nên chọn các loại tươi sống. Nếu không còn sống phải được bảo quản trong đá lạnh hoặc cấp đông đúng tiêu chuẩn.
Tiet lo cach tru dong thuc pham mua dich, do ngon nhu moi-Hinh-2
 
Đối với rau, củ, quả nên lựa chọn loại còn tươi, nguyên cuống, không dập nát. Tốt nhất là nên mua các loại rau củ quả đúng mùa.
Thực phẩm đóng gói sẵn như các loại cá, hải sản, giò chả... khi chọn mua phải chú ý nhãn mác, nơi sản xuất, thời hạn sử dụng rõ ràng. Bao bì đựng thực phẩm còn mới, không bị rách, không bị bóp méo.
Trữ đông đúng cách
Đối với thực phẩm tươi sống
Tiet lo cach tru dong thuc pham mua dich, do ngon nhu moi-Hinh-3
 
Đối với các loại thực phẩm tươi sống như thịt cá, tôm... cần rửa thật sạch. Cắt thịt hoặc chia cá, tôm thành từng phần vừa đủ cho một lần ăn. Sau đó dùng khăn giấy thấm khô, cho vào hộp có nắp đậy kín hoặc túi chuyên đựng thực phẩm buộc chặt lại. Ghi tên thực phẩm, ngày cấp đông rồi xếp gọn gàng từng loại vào tủ lạnh trữ đông.
Đối với rau củ
Trước khi cấp đông, bạn nên rửa sạch đất, bụi bẩn trên rau củ và để khô ráo.
Tiet lo cach tru dong thuc pham mua dich, do ngon nhu moi-Hinh-4


Tiet lo cach tru dong thuc pham mua dich, do ngon nhu moi-Hinh-5
Sơ chế sạch, đóng gói hoặc đựng các loại thực phẩm trong hộp kín để trữ đông an toàn.  

Cũng giống như cách trữ đông thịt cá, sau khi rửa sạch, chúng ta cũng chia rau, củ, quả thành từng loại rồi cho vào túi đựng thực phẩm chuyên dụng, ghi tên, ngày tháng rồi xếp vào tủ cấp đông.

Cách rã đông thực phẩm chuẩn
Thực phẩm sau khi đông lạnh rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được rã đông đúng cách. Do đó, bạn nên trang bị đầy đủ những kiến thức về rã đông sao cho đúng cách.
Sử dụng nước lạnh để rã đông
Sử dụng nước lạnh để rã đông luôn là cách làm hiệu quả và đơn giản nhất để bạn có thể ứng dụng. Điểm quan trọng của cách làm này là không được sử dụng nước nóng.
Tiet lo cach tru dong thuc pham mua dich, do ngon nhu moi-Hinh-6
 
Bạn lưu ý cho thực phẩm vào túi kín trước khi rã đông chúng trong nước lạnh nhằm tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, mất đi chất dinh dưỡng.
Bạn có thể cho một ít muối hoặc gừng tươi đập dập vào nước để thực phẩm tươi ngon trở lại. Cần lưu ý thay nước mỗi 30 phút 1 lần và phải nấu ngay sau khi thực phẩm được rã đông để đảm bảo thực phẩm giữ được hương vị và không bị biến chất.
Rã đông từ từ ở ngăn mát tủ lạnh
Nếu bạn có nhiều thời gian hơn, hãy lựa chọn hình thức rã đông bằng ngăn mát của tủ lạnh vì đây là sự lựa chọn tối ưu nhất và an toàn nhất cho thực phẩm. Bạn chỉ việc di chuyển thực phẩm từ ngăn đông xuống ngăn mát một cách đơn giản, nhanh chóng.
Ngoài ra để nước từ thực phẩm đông đá không chảy ra tủ lạnh, bạn nên để thực phẩm vào hộp đựng thực phẩm, tô, chén hoặc túi bọc kín. Với phương pháp này, thực phẩm sẽ tránh được nguy cơ bị nhiễm khuẩn bởi môi trường bên ngoài.
Bên cạch đó, rã đông từ từ ở ngăn mát tủ lạnh còn giúp cho bạn có thể bảo quản thực phẩm thêm 3 - 5 ngày nếu chưa chế biến ngay mà không làm thực phẩm hư hỏng hoặc bị biến chất.
Dùng lò vi sóng rã đông cho thực phẩm cần nấu ngay
Tiet lo cach tru dong thuc pham mua dich, do ngon nhu moi-Hinh-7
 

3 thứ gia vị không nên cho vào nước hầm xương, vừa khó nhừ vừa không thơm

Nước hầm xương thường được dùng để nấu canh, nấu cháo giúp món ăn thêm ngọt, thơm. Tuy nhiên, nếu bạn cho 3 loại gia vị này vào thì sẽ làm hỏng cả nồi nước hầm xương.

Nhiều người cho rằng càng thêm nhiều gia vị khi hầm xương thì nước dùng càng ngon. Nhưng nếu bạn cho vào không đúng nguyên liệu sẽ khiến thịt trở nên dai và nước dùng không thơm. Đặc biệt, với 3 loại gia vị này bạn không nên cho vào nước hầm xương.

Rượu nấu ăn

5 vị trí tuyệt đối không nên đụng tay vào kẻo nhiễm bệnh

Bàn tay của bạn chứa nhiều vi khuẩn, vì vậy tuyệt đối không nên để tay cham vào những vị trí này kẻo dễ gây bệnh.

Miệng

Miệng của một người bình thường có khoảng 34 đến 72 chủng vi khuẩn khác nhau. Hầu hết chúng đều vô hại - một số thậm chí còn có lợi cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, khi chạm vào miệng, tay bạn có thể đưa các vi khuẩn từ nơi khác vào (tay nắm cửa, vòi nước, lan can, công tắc điện..., phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn miệng và gây ra nhiều bệnh.