Pakistan muốn “quay lưng” lại với J-10 Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Chính quyền Pakistan có thể sẽ không tiếp tục kế hoạch mua 36 tiêm kích đa năng J-10B của Trung Quốc do vấn đề tài chính.

Các nhà phân tích cho biết, do tình hình tài chính của Pakistan, sẽ làm chậm kế hoạch mua 36 máy bay chiến đấu đa năng J-10B Vigorous Dragon từ Trung Quốc với tổng giá trị hợp đồng lên đến 1,4 tỷ USD được ký vào năm 2009.
“Tình hình kinh tế hiện tại sẽ khiến cho Pakistan phải ngừng việc mua các hệ thống vũ khí mới trong vòng 2-3 năm”, nhà phân tích quân sự độc lập Kaiser Tufai cho hay.
Dưới các điều khoản vốn vay từ IMF, chính phủ đối mặt với các điều kiện cứng nhắc về kiểm soát chi tiêu bao gồm cả chi tiêu mua sắm trang thiết bị quân sự.
Phái đoàn Trung Quốc đã viếng thăm Pakistan hồi tháng 9 để thỏa luận về tình trạng các hợp đồng quân sự đang bị đình trệ.
Biến thể J-10B thiết kế cửa hút không khí dưới bụng khác với J-10A. Sự gắn kết này tỏ ra chắc chắn và đáng tin cậy so với cửa hút không khí J-10A.
Biến thể J-10B thiết kế cửa hút không khí dưới bụng khác với J-10A. Sự gắn kết này tỏ ra chắc chắn và đáng tin cậy so với cửa hút không khí J-10A.
J-10B Super-10 là một biến thể tiên tiến của J-10A. J-10B thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2003. Super-10 được trang bị động cơ phản lực WS-10A của Trung Quốc thay thế cho động cơ Saturn AL-31FN của Nga trên J-10A.
Kể cả khi được các nước A Rập ở vùng Vịnh cung cấp tài chính, ông Tufail cho rằng, Pakistan sẽ sử dụng F-16C của Lockheed Martin thay vì thử một hệ thống vũ khí mới chưa từng trải qua tác chiến hiện đại.
Ông Tufail đặt câu hỏi về sự khôn ngoan khi chỉ mua một phi đội J-10. Để tận dụng tối đa cơ sở bảo dưỡng cùng các cơ sở cần thiết khác cho J-10, Pakistan cần mua 3 hoặc 4 phi đội.
Các quan chức Pakistan lo lắng về việc dựa quá nhiều vào các trang thiết bị công nghệ cao của Mỹ. Ông Tufail cho biết, việc đa dạng hóa nên được thực hiện với Trung Quốc và Nga như 2 nguồn thích hợp. Nếu hợp đồng được tiến hành, ông Tufail cho rằng sẽ không vấn đề với các trang thiết bị sử dụng công nghệ Nga trực tiếp hoặc gián tiếp như AL-31FN của J-10.
J-10B xuất hiện lần đầu trước công chúng vào đầu năm 2009. Hình ảnh của loại máy bay này trên các trang mạng tiếng Trung về quân sự cho thấy, J-10B có cấu tạo mũi mới đi kèm với hệ thống tìm kiếm hồng ngoại và hệ thống theo dõi cũng như động cơ siêu âm được sử dụng trên tiêm kích Thành Đô FC-1 Xiaolong – vốn được hợp tác sản xuất với Pakistan dưới tên gọi JF-17 Thunder.
J-10B được trang bị động cơ tuốc bin phản lực của Nga hoặc Trung Quốc.
 J-10B được trang bị động cơ tuốc bin phản lực của Nga hoặc Trung Quốc.
Một mẫu thử J-10B đã cho nó sử dụng các động cơ nội địa như Shenyang-Liming WS-10A nhưng “các mẫu J-10B có vẻ vẫn chưa rõ J-10B sử dụng động cơ WS-10A hay Saturn AL-31F của Nga”, ông Fisher – chuyên gia về quân sự châu Á tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược Quốc tế cho biết.
Theo ông Tufail, nhờ bản hiệp định JF-17 giữa 2 bên, Pakistan có thể mua các hệ thống vũ khí với lõi của Nga và các bộ phận của Trung Quốc mà không có bất cứ vấn đề gì.
Nga đồng ý cho Trung Quốc cung cấp động cơ Klimov RD-93 cho Pakistan bỏ qua sự phản đối của Ấn Độ.
“Với các dấu hiệu cho thấy sự tan băng của quan hệ Pakistan-Nga trong vài năm qua, Nga sẽ bỏ qua sự phản đối của Ấn Độ trong các hợp tác quân sự giữa 2 bên”, ông Tufail nhận xét.
J-10B chỉ có thể cung cấp cho Không quân Pakistan một vài tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ 4+ nhờ hệ thống buồng lái cao cấp và hệ thống tác chiến điện tử. Ngoài ra, máy bay tiêm kích J-10B sở hữu lắp radar mạng pha chủ động, hệ thống ngắm mục tiêu hiện đại.
Nếu Pakistan chọn trở thành khách hàng đầu tiên mua biến thể xuất khẩu J-10B với giá khoảng 50-60 triệu USD/chiếc, J-10B sẽ trở thành một ứng cử viên cho các quốc gia đang tìm kiếm mẫu máy bay đa năng với giá rẻ như Venezuela, Argentina, Peru, Malaysia và Indonesia.

Mục kích “bữa tiệc” tàu chiến, pháo hoa ở Australia

(Kiến Thức) - Xem những chiếc hạm tối tân nhất thế giới đổ về Australia cùng màn pháo hoa tuyệt đẹp tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hải quân Hoàng gia Australia.

Cuộc thao diễn hạm đội quốc tế kỷ niệm 100 năm thành lập Hải quân Hoàng gia Australia có sự tham gia của khoảng 50 tàu chiến tới từ nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh… Trong ảnh là khu trục hạm tên lửa Thanh Đảo thuộc lớp Type 052 của Hải quân Trung Quốc tới Sydney.
Cuộc thao diễn hạm đội quốc tế kỷ niệm 100 năm thành lập Hải quân Hoàng gia Australia có sự tham gia của khoảng 50 tàu chiến tới từ nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh… Trong ảnh là khu trục hạm tên lửa Thanh Đảo thuộc lớp Type 052 của Hải quân Trung Quốc tới Sydney.
Tàu khu trục tên lửa INS Sahyadri của Hải quân Ấn Độ tới cảng Sydney. Đây là tàu hộ vệ tàng hình thuộc lớp Shivalik hiện đại nhất Ấn Độ.
 Tàu khu trục tên lửa INS Sahyadri của Hải quân Ấn Độ tới cảng Sydney. Đây là tàu hộ vệ tàng hình thuộc lớp Shivalik hiện đại nhất Ấn Độ.

“Rồng” J-10 Trung Quốc tập không chiến

Theo Nhân dân Nhật báo, một trung đoàn tiêm kích trực thuộc Không quân Hải quân Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận với sự tham gia của tiêm kích đa năng J-10.
Theo Nhân dân Nhật báo, một trung đoàn tiêm kích trực thuộc Không quân Hải quân Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận với sự tham gia của tiêm kích đa năng J-10.

Cuộc tập trận được mô tả là diễn ra trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh.
Cuộc tập trận được mô tả là diễn ra trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh.

Nhân dân Nhật báo không đưa thông tin chi tiết cuộc tập trận, phiên hiệu đơn vị, số lượng máy bay tham gia, khu vực tập trận cũng như khoa mục chi tiết.
Nhân dân Nhật báo không đưa thông tin chi tiết cuộc tập trận, phiên hiệu đơn vị, số lượng máy bay tham gia, khu vực tập trận cũng như khoa mục chi tiết.

Tờ báo này chỉ viết ngắn gọn, đây là cuộc tập trận cường độ cao, đối kháng "quân xanh" và "quân đỏ".
Tờ báo này chỉ viết ngắn gọn, đây là cuộc tập trận cường độ cao, đối kháng "quân xanh" và "quân đỏ".

Một chiếc tiêm kích J-10 xuất kích từ căn cứ không xác định trong tập trận.
Một chiếc tiêm kích J-10 xuất kích từ căn cứ không xác định trong tập trận.

Sĩ quan dẫn đường liên lạc với các phi công J-10.
Sĩ quan dẫn đường liên lạc với các phi công J-10.

Hoàn thành tập trận, nhân viên kỹ thuật kiểm tra "thân thể" tiêm kích J-10.
Hoàn thành tập trận, nhân viên kỹ thuật kiểm tra "thân thể" tiêm kích J-10.

Phi công J-10 "ôn lại bài" trước (hoặc sau) giờ bay.
Phi công J-10 "ôn lại bài" trước (hoặc sau) giờ bay.

Những chiếc J-10 khi cất cánh không trang bị vũ khí mà chỉ có 2 thùng nhiên liệu phụ trên cánh. Như vậy, cuộc tập trận này không có bài bắn đạn thật mà chỉ diễn tập một số chiến thuật, rèn luyện kỹ năng bay phi công.
Những chiếc J-10 khi cất cánh không trang bị vũ khí mà chỉ có 2 thùng nhiên liệu phụ trên cánh. Như vậy, cuộc tập trận này không có bài bắn đạn thật mà chỉ diễn tập một số chiến thuật, rèn luyện kỹ năng bay phi công.

Hiện số lượng J-10 trong Không quân Hải quân Trung Quốc chỉ có chừng 20 chiếc.
Hiện số lượng J-10 trong Không quân Hải quân Trung Quốc chỉ có chừng 20 chiếc.