Ông Trump thừa nhận nói nhầm về việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016

Ông Trump thừa nhận đã nói nhầm về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử TT Mỹ năm 2016 tại cuộc họp báo chung với TT Nga tại Phần Lan.

Sau cuộc họp báo chung với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/07, ông Trump đã bị chỉ trích mạnh mẽ khi không cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Các thượng nghị sỹ, cả Dân chủ và Cộng hòa cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump đứng về phe Nga mà đúng ra phải bảo vệ lợi ích của nước Mỹ.
Ông Donald Trump thừa nhận nói nhầm về việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016. (Ảnh: KT)
Ông Donald Trump thừa nhận nói nhầm về việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016. (Ảnh: KT) 
Phát biểu với báo chí tại Nhà Trắng ngày 17/7, ông Trump tuyên bố, ông hoàn toàn tin tưởng các cơ quan tình báo Mỹ và nhất trí với kết luận, Nga đã can thiệp vào bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng có thể các nước khác cũng can dự và sự can thiệp của Nga không ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử. Ông cũng cho biết, ông đã nói nhầm khi tuyên bố “tôi không thấy lý do gì để nghi ngờ Nga đã can thiệp” và câu ông định nói là “tôi không thấy lý do gì mà lại không phải là Nga đã can thiệp”.
Nhiều thượng nghị sỹ Mỹ, cả Dân chủ và Cộng hòa đều lên tiếng chỉ trích ông Trump sau cuộc họp báo chung với Tổng thống Putin. Lãnh đạo phe đa số tại thượng viện Mitch McConnel phát biểu với báo giới rằng, Nga không phải là bạn của Mỹ, đồng thời cảnh báo Nga sẽ tiếp tục can thiệp các cuộc bầu cử ở Mỹ, cụ thể là cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Một số nhà làm luật Mỹ cho biết, sẽ tìm kiếm các biện pháp chống lại Nga tại Quốc hội. Nhiều thượng nghị sỹ của cả hai Đảng đã lên tiếng ủng hộ các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga, tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ lãnh đạo Cộng hòa ở Quốc hội có ủng hộ các biện pháp này hay không hoặc các biện pháp trừng phạt mới sẽ ra sao.
Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan đã gọi chính phủ Nga là mối đe dọa và cho biết, sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga. Ông cũng khẳng định ủng hộ kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ rằng Nga đã can thiệp cuộc bầu cử năm 2016.
Những nhà làm luật khác đề xuất thông qua một số nghị quyết ủng hộ kết luận của các cơ quan tình báo hoặc tăng ngân sách cho việc đảm bảo an ninh bầu cử và phòng ngừa các cuộc tấn công mạng./.

Thượng đỉnh Helsinki: "Liều thuốc" mới cho mối quan hệ Nga-Mỹ

Những tuyên bố lạc quan của cả Tổng thống Trump và Tổng thống Putin cùng thời gian đối thoại kéo dài gần gấp đôi so với dự kiến cho thấy cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Nga-Mỹ tại Helsinki đã đạt được không ít kết quả thực tiễn.

Những tuyên bố lạc quan của cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng thời gian đối thoại kéo dài gần gấp đôi so với dự kiến cho thấy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga hôm 16/7 tại Helsinki (Phần Lan) đã đạt được không ít kết quả thực tiễn, dù chặng đường để hàn gắn mối quan hệ vốn căng thẳng nhiều năm qua giữa hai bên còn nhiều chông gai.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Helsinki, Phần Lan ngày 16/7.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Helsinki, Phần Lan ngày 16/7.  
 Sự “xích lại gần nhau” về quan điểm giữa hai nhà lãnh đạo đã được nhắc tới, từ giải quyết cuộc khủng hoảng Syria trên cơ sở tuân thủ chủ quyền quốc gia và ưu tiên cho sự ổn định và tính hợp pháp, sự hiểu biết lẫn nhau về cấu trúc an ninh tập thể ở Trung Đông, tới mở rộng đối thoại về ổn định chiến lược. Đặc biệt, đáng chú ý là thái độ mềm mỏng của lãnh đạo Mỹ về hai vấn đề gai góc: Ukraine và cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Trong vấn đề thứ hai, nhiều ý kiến cho rằng Tổng thống Vladimir Putin đã “chiến thắng” khi Tổng thống Donald Trump gọi cáo buộc nhằm vào Nga là “sai lầm” và chính là nguyên nhân phá hỏng quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua.

Nghị sĩ Nga xinh đẹp mời Tổng thống Trump sang thăm Crimea

Cựu Công tố Crimea và hiện là nghị sĩ Nga Natalya Poklonskaya đã mời Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thăm bán đảo Crimea, sau khi ông Trump được cho là có tuyên bố bán đảo Crimea thuộc về Nga.

Lời mời của bà Poklonskaya được đưa ra ngay sau khi Buzzfeed dẫn hai nguồn tin ngoại giao giấu tên cho hay trong một cuộc họp, Tổng thống Trump đã phát biểu trước các nhà lãnh đạo nhóm G7 rằng, Crimea là của Nga bởi mọi người dân trên bán đảo đều nói tiếng Nga.
Cựu Công tố Crimea và hiện là nghị sĩ Nga Natalya Poklonskaya mời ông Trump tới thăm Crimea.
Cựu Công tố Crimea và hiện là nghị sĩ Nga Natalya Poklonskaya mời ông Trump tới thăm Crimea. 
Hôm 15/6, tờ Interfax cho hay thư ký báo chí của Đại sứ quán Mỹ ở Moscow cũng đã lên tiếng bình luận về thông tin trên. Người này nhấn mạnh, quan điểm chính thức của Mỹ là Crimea vẫn là một phần lãnh thổ của Ukraine và các lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ quốc gia sẽ vẫn được duy trì chừng nào Nga trả lại quyền kiểm soát Crimea cho Ukraine.

Thâm nhập ổ "nhền nhện" thả rông gạ quý ông "vui vẻ" giữa đường

Những kẻ trong đường dây ma túy, mại dâm sẽ tiếp cận các quý ông và gạ "mua dâm", bán ma túy, hoặc lợi dụng sơ hở để ăn cắp.

Ổ "nhền nhện" giữa quảng trường