Ông Lê Tấn Hùng nói không có động cơ vụ lợi và chia lợi

Ông Lê Tấn Hùng cựu tổng giám đốc SAGRI nói trước tòa là không có mục đích, động cơ vụ lợi và chia lợi tài sản của SAGRI.

Chiều 8/12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử sơ thẩm vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí, tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).
Bị cáo Lê Tấn Hùng (cựu tổng giám đốc SAGRI) là người trả lời xét hỏi đầu tiên. Bị cáo Hùng đồng ý với nội dung SAGRI là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, do UBND TP là chủ sở hữu với vốn điều lệ hơn 1.690 tỉ đồng. Từ tháng 8-2015, ông Hùng được bổ nhiệm là tổng giám đốc, chủ tài khoản, người đại diện theo pháp luật và được giao quản lý vốn, tài sản của SAGRI.
Ong Le Tan Hung noi khong co dong co vu loi va chia loi
Bị cáo Lê Tấn Hùng. Ảnh: H.YẾN 
Trong vụ án này, ông Hùng bị truy tố về hai tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí và tham ô tài sản.
Theo cáo buộc, ông Hùng có vai trò chính, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tổng giám đốc SAGRI để thực hiện và chỉ đạo cán bộ trong tổng công ty thực hiện các hành vi trái pháp luật để chuyển nhượng dự án dự án khu dân cư nhà ở tại khu phố 4 (phường Phước Long B, quận 9 cũ) cho Tổng Công ty Phong Phú.
Ông Hùng biết việc chuyển nhượng dự án phải tiến hành thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường, đưa ra đấu giá và các quy định pháp luật khác có liên quan. Dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng, SAGRI chưa có phương án, kế hoạch thoái vốn tại dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ong Le Tan Hung noi khong co dong co vu loi va chia loi-Hinh-2
Các bị cáo tại toà. Ảnh: H.YẾN 
Tuy nhiên, ông Hùng vẫn chỉ đạo cán bộ cấp dưới hoàn thiện các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng dự án; Ký văn bản đề nghị UBND TP chấp thuận chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng Công ty Phong Phú; Ký hợp đồng và các văn bản khác hoàn tất việc chuyển nhượng dự án với tổng số tiền hơn 168 tỉ, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 672 tỉ.
Về hành vi tham ô tài sản, năm 2016, bị cáo Hùng đã bàn bạc, chỉ đạo cấp dưới liên lạc với Công ty Du lịch Thanh niên xung phong, Công ty Lữ hành Hòa bình Quốc tế lập hồ sơ ký khống 10 hợp đồng tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài cho cán bộ SAGRI.
Thực tế, SAGRI không đưa cán bộ, nhân viên đi du lịch, học tập như hợp đồng. Sau đó, các doanh nghiệp hợp thức chứng từ, SAGRI chuyển tiền theo giá trị hợp đồng. Nhận đủ tiền qua tài khoản ngân hàng, hai đối tác rút ra rồi chuyển về lại SAGRI chia nhau số tiền tham ô gần 13,4 tỉ đồng.
Trả lời thẩm vấn tại tòa ông Hùng khai là khi bị thanh tra đã chủ động dùng tiền cá nhân nộp lại số tiền SAGRI thất thoát (hồ sơ thể hiện 3,4 tỉ đồng - PV). Về hành vi tham ô, ông Hùng cho rằng "không có mục đích, động cơ vụ lợi và chia lợi tài sản SAGRI nên đề nghị tòa xem xét".

Vụ Sagri: Nhận định của Bộ Công an về bị can Lê Tấn Hùng

Theo CQĐT, khi đoàn thanh tra kiểm tra, ông Lê Tấn Hùng tiếp tục chỉ đạo thuộc cấp bàn bạc thống nhất với các cá nhân ở hai công ty du lịch hợp thức hóa hồ sơ để che giấu hành vi phạm tội.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ đề nghị VKSND Tối cao truy tố Trần Vĩnh Tuyến, Lê Tấn Hùng và 14 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri).
Theo kết luận, ông Hùng là một cán bộ đảng viện đã lợi dụng chức vụ Tổng giám đốc Sagri chỉ đạo cán bộ dưới quyền lập 10 hồ sơ du lịch khống tham ô hơn 13,3 tỉ đồng. Kết luận điều tra ghi nhận việc bị can này đã dùng tiền cá nhân 3,4 tỉ vào tháng 7-2017, trước khi khởi tố vụ án, để hoàn trả lại cùng hai bị can (cùng bị đề nghị truy tố tham ô- PV) khắc phục một phần hậu quả của vụ án.

Ông Lê Tấn Hùng 'bắt tay' các công ty du lịch chiếm đoạt tài sản NN thế nào?

Dù không tổ chức chuyến công tác ở nước ngoài như dự kiến nhưng Sagri vẫn chuyển khoản 13,3 tỷ đồng cho 2 công ty du lịch nhằm chiếm đoạt tiền ngân sách.

Năm 2016, ông Lê Tấn Hùng - lúc này là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) ký 10 hợp đồng tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài với tổng giá trị hơn 13,3 tỷ đồng với Công ty Thương mại Dịch vụ Hòa Bình Quốc tế (PIT Travel) và Công ty CP Du lịch Thanh niên xung phong.