Ông Đoàn Ánh Sáng vừa bị bắt từng giữ vai trò "nóng" gì tại BIDV?

(Kiến Thức) - Ông Đoàn Ánh Sáng vừa bị bắt tạm giam là nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV phụ trách Khối khách hàng doanh nghiệp. Ông Sáng có vai trò giúp sức cho ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV thực hiện hành vi sai phạm.

Ngày 9/1, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can,  bắt tạm giam đối với ông Đoàn Ánh Sáng (57 tuổi, ngụ H.Bình Chánh, TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển VN (BIDV) phụ trách Khối khách hàng doanh nghiệp).
Ông Đoàn Ánh Sáng bị bắt để điều tra hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo khoản 4 điều 206 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Ong Doan Anh Sang vua bi bat tung giu vai tro
Ông Đoàn Ánh Sáng - ngyên Phó Tổng giám đốc BIDV bị bắt. Ảnh: Lao động.
Ông Đoàn Ánh Sáng sinh năm 1961 tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cùng quê với ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV) và ông Trần Lục Lang (nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV).
Ông Đoàn Ánh Sáng có 35 năm gắn bó với BIDV, bắt đầu làm việc tại BIDV Bình Định từ năm 1983.
Từ 09/1983-09/1989, ông Sáng là cán bộ BIDV Bình Định.
Từ 09/1989- 12/1990, ông Sáng giữ chức Phó Trưởng phòng - BIDV Bình Định.
Từ 01/01/1991 -30/12/1991, ông Sáng giữ chức Phó trưởng phòng Phụ trách phòng - BIDV Bình Định.
Từ 12/1991 - 12/1993, ông Sáng được bổ nhiệm chức vụ trưởng phòng - BIDV Bình Định.
Từ 01/1994-09/1999, ông Sáng giữ chức Phó Giám đốc - BIDV Bình Định.
Sau 5 năm giữ chức Phó Giám đốc, ông Đoàn Ánh Sáng được bổ nhiệm chức vụ Quyền Giám đốc - BIDV Bình Định trong thời gian từ 10/1999-02/2000.
Từ 03/2000- 6/2002, ông Sáng giữ chức Giám đốc-BIDV Bình Định.
Từ 06/2002-10/2002, ông Sáng là Phó Giám đốc - Chi nhánh BIDV Sở giao dịch 2 (Thành phố Hồ Chí Minh).
Từ 10/2002- 10/2002, ông Sáng là Phó Giám đốc điều hành - Chi nhánh BIDV Sở giao dịch 2 (Thành phố Hồ Chí Minh).
Từ 10/2002-01/2013, ông Sáng giữ vị trí Giám đốc - Chi nhánh BIDV Sở giao dịch 2 (Thành phố Hồ Chí Minh).
Từ 1/2013-9/2018, ông Sáng giữ chức Phó Tổng giám đốc - Trụ sở chính - BIDV; ủy viên HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC); Chủ tịch HĐQT Công ty lương thực Campuchia - Việt Nam (Cavifood); Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán BIDV.
Từ ngày 28 đến 30/5/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 26 xem xét, kết luận vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo đó, ông Đoàn Ánh Sáng phải chịu trách nhiệm đối với một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ có vi phạm; chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.
Cuối tháng 8, BIDV có văn bản gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc cho ông Đoàn Ánh Sáng thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc BIDV từ ngày 31/8.
Ông Đoàn Ánh Sáng là người giúp sức tích cực cho ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV trong việc thực hiện hành vi sai phạm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho BIDV.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định hành vi sai phạm của ông Đoàn Ánh Sáng xảy ra trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và đề xuất phê duyệt, ký hồ sơ đồng ý cấp tín dụng cho Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) vay vốn. Ngân hàng BIDV đã giải ngân cho vay với các điều kiện ưu đãi sai quy định, vi phạm quy định của ngân hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng này 890 tỷ đồng.
Bên cạnh ông Đoàn Ánh Sáng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 thuộc cấp của ông Đoàn Ánh Sáng gồm: Ngô Duy Chính - nguyên Giám đốc BIDV, chi nhánh Thăng Long; Nguyễn Xuân Giáp - nguyên Phó Giám đốc BIDV, chi nhánh Hà Thành; Phạm Hồng Quang - nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp I, BIDV chi nhánh Hà Thành; Nguyễn Thanh Nam - nguyên cán bộ Phòng Khách hàng doanh nghiệp 1 BIDV, Chi nhánh Hà Thành.
Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với Đoàn Hồng Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và du lịch Trung Dũng về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt bị can để tạm giam.
Cơ quan điều tra cũng khởi tố bổ sung bị can Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV) về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng với hành vi sai phạm liên quan đến việc phê duyệt cấp tín dụng cho Công ty TNHH Thương mại và du lịch Trung Dũng.

Khởi tố bổ sung cựu chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà

(Kiến Thức) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch HĐQT BIDV về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Ngày 10/1, cổng thông tin điện tử (Bộ Công an) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03, Bộ Công an) đang điều tra vụ án vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và một số Chi nhánh thuộc BIDV.
Căn cứ kết quả điều tra mở rộng, C03 đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch HĐQT BIDV về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, quy định tại Điều 206, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ông Trần Bắc Hà liên quan gì 4.700 tỷ trong đại án Phạm Công Danh?

(Kiến Thức) - Với tư cách là trưởng phân ban Rủi ro tín dụng BIDV, năm 2013 ông Trần Bắc Hà đã ký quyết định phê duyệt cho 12 công ty “ma” của Phạm Công Danh được vay 4.700 tỷ đồng.

Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố một loạt kết quả quan trọng tại kỳ họp thứ 26 liên quan tới việc xử lý sai phạm của hàng loạt “quan to” ngành ngân hàng. Đáng chú ý, trong số đó có ông Trần Bắc Hà – nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
“Đồng chí Trần Bắc Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng”, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết.