Ớn lạnh cảnh 100 rắn hổ mang con "nhung nhúc" trong nhà

Một gia đình tại Ấn Độ đã bàng hoàng khi nhận ra “các vị khách” trú ngụ trong ngôi nhà của họ là 100 con rắn hổ mang con kèm theo nhiều quả trứng rắn còn chưa nở.
 

Mời quý vị xem video cảnh rắn hổ mang lúc nhúc trong nhà (video nguồn: Sputnik).

Video với cảnh tượng hãi hùng đã trở thành hiện tượng trên mạng xã hội Ấn Độ. Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời ông nông dân Bijay Bhuyan tại làng Shyampur ở Bhadrak, bang Odisha cho biết cả gia đình ông không thể ngờ rằng họ sẽ phải đối diện với một ác mộng về rắn hổ mang trong tối 22/6.
Những con rắn trú ngụ trong gia đình ông Bhuyan. Ảnh: Sputnik
 Những con rắn trú ngụ trong gia đình ông Bhuyan. Ảnh: Sputnik
Ban đầu, ông Bhuyan và con gái phát hiện hai chú rắn hổ mang con trườn trên sàn nhà. Khi đó, ông Bhuyan đã gọi nhân viên sở lâm nghiệp địa phương tới để bắt những con rắn độc.
Khi đến nơi, các nhân viên sở lâm nghiệp nghi ngờ vẫn còn nhiều con rắn khác lẩn trốn trong ngôi nhà của ông Bhuyan. Họ đào sàn nhà lên và phát hiện một đàn rắn hổ mang con bò lổm ngổm xung quanh các vỏ trứng vương vãi.

Trai trẻ tự hào thân thiết với rắn hổ mang chúa... trả giá đắt

(Kiến Thức) - Thân thiết, chiều chuộng con rắn hổ mang chúa hết mức, cậu thiếu niên chẳng ngờ có ngày mình mất mạng vì nó. 

Rất nhiều người sợ rắn nhưng cũng có những người vô cùng yêu quý loài bò sát này, nuôi chúng như thú cưng. Ở miền Tây Java, Indonesia, có một thiếu niên rất thích rắn, nuôi một con rắn hổ mang chúa làm thú cưng.
Mong mỏi lâu ngày mới được sở hữu một con hổ mang chúa, cậu thiếu niên rất nâng niu, chiều chuộng con vật. Đồng thời, cậu cũng bỏ ngoài tai lời khuyên của người lớn, rất thân thiết với con rắn hổ mang thú cưng.

VN có ngắm được nguyệt thực dài nhất thế kỷ không?

(Kiến Thức) - Nguyệt thực dài nhất thế kỷ XXI sẽ diễn ra vào ngày 27/7 tới và kéo dài 1 giờ 43 phút. NASA cho biết thời điểm đó Trái đất sẽ ở điểm xa nhất đối với Mặt trời, trong khi Mặt trăng ở điểm xa nhất trong quỹ đạo.

Hiện tượng nguyệt thực dài nhất thế kỷ sẽ bắt đầu vào lúc 19h30 phút UTC ngày 27/7 tức 2h30 phút sáng ngày 28/7 (giờ Việt Nam) và kết thúc vào lúc 21h13 phút UTC (tức 4h13 phút sáng giờ Việt Nam). Nguyệt thực sẽ đạt đỉnh vào lúc 20h22 phút UTC (tức 3h22 phút sáng ngày 28/7 giờ Việt Nam). Mặt trăng sẽ có màu đỏ do phản chiếu ánh sáng của Mặt trời, tạo nên cảnh tượng kỳ thú.
Trái đất sẽ ở điểm xa nhất với Mặt trời, trong khi Mặt trăng ở điểm xa nhất trong quỹ đạo. Sự trùng hợp sẽ mang đến hiện tượng nguyệt thực dài nhất.