Ở nước ngoài, chó thả rông bị xử lý thế nào?

(Kiến Thức) - Trước nguy cơ bị chó thả rông tấn công, một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã thực hiện một số giải pháp để xử lý vấn đế này. Theo đó, có nước đã thành lập các đội chuyên bắt chó thả rông hay thậm chí là tiêu hủy những con vật này.

Những ngày qua, dư luận hết sức quan tâm đến việc đội chuyên trách bắt chó thả rông ở Hà Nội thực hiện tuần tra. Các thành viên đội chuyên trách sẽ bắt những con chó được chủ thả ra đường mà không dắt xích, rọ mõm tại các đường phố Hà Nội.
Sau khi bắt những con chó thả rông, thông tin về địa điểm bắt chó, đặc điểm nhận dạng của từng con sẽ được giới chức trách thông báo trên loa phường để chủ nhân của con vật được biết. Theo quy định, chủ chó có vật nuôi thả rông sẽ bị phạt hành chính từ 600.000 - 800.000 đồng. Nếu chó thả rông bị bắt sau 72 giờ mà không có người tới nhận thì sẽ được đem đi tiêu huỷ.
O nuoc ngoai, cho tha rong bi xu ly the nao?
Ảnh minh họa.  
Không riêng Việt Nam, một số nước trên thế giới có những quy định nghiêm ngặt trong xử lý chó thả rông. Ví dụ như tại Anh, chủ nhân có chó thả rông ra ngoài đường mà không đeo thẻ tên gồm thông tin của chủ nhân như tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc thì sẽ bị phạt 5.000 bảng Anh (hơn 150 triệu đồng).
Để quản lý vật nuôi hiệu quả, kể từ tháng 4/2016, chính phủ Anh quy định mọi vật nuôi đều phải được gắn microchip - phương pháp lưu giữ thông tin và theo dõi chó hiện đại nhất. Nhờ vậy, giới chức trách sẽ quản lý chó hiệu quả hơn khi có thể dễ dàng tìm được chủ nhân của những con vật đi lạc. Thêm nữa, mọi thông tin về mỗi con chó như những lần tiêm phòng bệnh dại cũng có trong hệ thống dữ liệu của chính phủ.

Mời độc giả xem video: Chó thả rông bị bắt "trong 3 phút" ở Hà Nội (nguồn: VTC Now)

Một số quốc gia như Mỹ, Đan Mạch, Canada quản lý chó bằng cách cung cấp thẻ căn cước cho vật nuôi. Thẻ căn cước dành cho chó có thời hạn không vượt quá thời gian hiệu lực của các vacxin phòng dại cũng như phòng các bệnh gây nguy hiểm ở loài vật này.
Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có những con chó khỏe mạnh, không mắc bệnh tật mới được phép chạy tự do trên đường phố.
Chính quyền Philippines cũng quy định những người chủ nuôi phải tiêm chủng vaccine chống bệnh dại chó và đăng ký số quản lý với cơ quan chức năng. Đặc biệt, người chủ không được phép cho chó đi lang thang ở các địa điểm công cộng.

Vì sao người Việt có thói quen ăn thịt chó “giải đen”?

(Kiến Thức) - Người Việt xưa nay có quan niệm, cứ vào dịp cuối tháng hoặc cuối năm, món thịt chó được xem là món ăn “giải đen” hữu hiệu cho cả tháng hay thậm chí là cả năm. Vậy, phong tục này bắt nguồn từ đâu và liệu nó có ứng nghiệm trong cuộc sống thường ngày như những gì mọi người quan niệm? 

Vào mỗi dịp cuối tháng, cuối năm, những cửa hàng bán thịt chó luôn tấp nập người mua. Điều này xuất phát từ việc nhiều người dân Việt Nam quan niệm ăn thịt chó “giải đen” cho cả tháng hay thậm chí là cả năm.

Ảnh độc về khách sạn tình yêu ở Mỹ thập niên 1960

(Kiến Thức) - Cùng xem loạt ảnh thú vị về phong cách đa dạng của các khách sạn, nhà nghỉ trên nhiều tiểu bang của nước Mỹ thập niên 1960.


Anh doc ve khach san tinh yeu o My thap nien 1960
Trong một căn phòng của khách sạn Adams trên đường Số 86, chân núi Whiteface, New York, nước Mỹ thập niên 1960. Ảnh: Vintag.

Độc đáo những phong tục tập quán gắn với con chó ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Ở Việt Nam, có rất nhiều phong tục tập quán độc đáo liên quan đến hình tượng con chó mà không phải ai cũng biết, trong đó có tục thờ chó đá từ lâu đời, dựa trên quan niệm tiếng chó sủa có thể xua đuổi được ma quỷ. 

Image result for site:kienthuc.net.vn chó đá
Trong phong tục tập quán người Việt vốn có tục thờ chó đá từ lâu đời dựa trên quan niệm tiếng chó sủa có thể xua đuổi được ma quỷ. Vì vậy, xưa kia chó đá thường được đặt trước cổng nhà, cổng đền miếu, lăng mộ... như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà.