![]() |
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội. |
Nguồn: VTC 14.
![]() |
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội. |
Nguồn: VTC 14.
![]() |
Chỉ số AQI mà AirVisual hiển thị cho một thành phố được lấy ở nơi ô nhiễm không khí cao nhất. |
Theo UNICEF, ô nhiễm không khí là hiểm họa thứ 4 đe dọa sức khỏe con người vì số trẻ tử vong trên toàn thế giới do ô nhiễm không khí còn cao hơn cả tử vong vì bệnh sốt rét và HIV/ AIDS cộng lại. Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Tiếp xúc với không khí ô nhiễm đã cướp đi sinh mạng của hơn 9 triệu người trên thế giới và trong đó là 1,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, một số thống kê gần đây cũng đã cho biết không khí bị ô nhiễm nặng nề do phương tiện giao thông, cùng lượng khí thải từ các công trình xây dựng, khu chế xuất, khu công nghiệp, hay hệ thống kênh rạch chằng chịt nhưng bị lấn chiếm, xả rác bừa bãi cũng gây ra vấn nạn ô nhiễm ngay trong các khu dân cư.
Việt Nam hiện lọt vào trong top 10 các nước có chỉ số ô nhiễm nhất trên thế giới, kéo theo bệnh hô hấp có tỉ lệ mắc cao nhất 17.3% trong cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam và có tỷ lệ tử vong đứng thứ 2 (16,9%) sau bệnh hệ tuần hoàn, theo báo Sức khỏe đời sống.
Những ngày qua, người dân Hà Nội lo ngại khi chỉ số ô nhiễm không khí của Thủ đô có lúc vượt ngưỡng 300. Các chuyên gia môi trường cảnh báo bầu không khí bị ô nhiễm đã tới ngưỡng gây hại cho sức khỏe con người.
Với sự gia tăng báo động của khói, bụi, đặc biệt là CO2, CO, SO3, chì, thuỷ ngân và các hóa chất độc hại khác trong không khí, làm cho mọi người đều có nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp và tai mũi họng, như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi.
Theo đó các số liệu thống kê từ Bộ Y tế trong những năm gần đây cũng cho thấy các bệnh nhân về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra, đặc biệt các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai và các tỉnh phía Bắc ….
Vì thế, để hạn chế tác hại của ô nhiễm không khí cho người sống trong vùng ảnh hưởng, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên về việc đều đặn bổ sung thực phẩm dinh dưỡng mỗi ngày.
Dưới đây là danh sách các thực phẩm nên dùng để bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể và giảm thiểu tác hại xấu của khói bụi lên cơ thể, theo Tuổi trẻ:
Hạn chế đồ uống kích thích, uống nhiều nước mỗi ngày
![]() |
![]() |
![]() |
Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hướng dương được chứng minh rằng chứa rất nhiều gluten, vitamin E và chất xơ, hơn hẳn tất cả các loại hạt khác. Do đó, bạn nên thay đổi thói quen ăn đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, snack, gà rán..., mà thay thế bằng những loại hạt ngũ cốc tốt cho sức khỏe.
Hạt ngũ cốc vừa giúp bạn bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch mà còn là lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn duy trì vóc dáng vì không hề làm tăng cân, béo phì.
Ăn nhiều các loại cá
Cá là thực phẩm giàu axit béo omega-3 cũng sẽ giúp giảm viêm và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch. Bạn nên ăn nhiều các loại cá chứa hàm lượng cao omega-3 như: cá hồi, cá mòi và cá thu.
Thêm mộc nhĩ trong bữa ăn gia đình
Mộc nhĩ chứa nhiều loại men và những chất kiềm thực vật nên mộc nhĩ có thể tác động lên dị vật thâm nhập vào cơ thể gây bệnh, đặc biệt là ở bộ máy hô hấp (viêm mũi, họng, phế quản phổi) và bệnh tim mạch cho những người sống và lao động trong môi trường bụi (công trường xây dựng, mỏ than, nhà máy gạch, dệt bông vải sợi, len, thảm...).
Mộc nhĩ là món ăn đứng đầu bảng đã được các dân tộc phương Đông dùng từ lâu đời cho người dân vùng mỏ. Mộc nhĩ là món ăn thông dụng rẻ tiền cần được phổ biến công dụng phòng chống bụi gây bệnh. Mộc nhĩ có thể dùng được nhiều cách như xào, nấu thức ăn, cháo, chè, nhân bánh, giò xào...
Ngủ đủ giấc
Không chỉ đến từ ăn uống, một giấc ngủ ngon luôn đem lại tinh thần sảng khoái và nhiều năng lượng cho ngày mới. Cho dù, giấc ngủ không hoàn toàn bảo vệ bạn khỏi khói bụi, nhưng ngủ đủ giấc có thể giúp bạn khỏe mạnh, năng lượng dồi dào, tránh tình trạng mệt mỏi, dễ mắc bệnh.