'Nuôi heo, bán chuối' giúp HAGL của bầu Đức lãi lớn 114 tỷ đồng chỉ trong 1 tháng

(Vietnamdaily) - CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 11/2022 với doanh thu đạt 450 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 114 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu chăn nuôi là 213 tỷ đồng, chiếm 47% tổng doanh thu; doanh thu cây ăn trái ghi nhận 205 tỷ đồng, chiếm 46% tổng doanh thu; còn lại là mảng phụ trợ thu về 32 tỷ đồng.
Về sản lượng tiêu thụ, công ty đã tiêu thụ được 37.780 con heo thịt, 26.661 tấn cây ăn trái. Riêng chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc đạt 14.881 tấn, chuối xuất khẩu là 11.780 tấn. 
Doanh thu thuần lũy kế 11 tháng đầu năm ghi nhận 4.100 tỷ đồng, chủ yếu vẫn đến từ chăn nuôi heo và bán chuối. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.115 tỷ đồng, đạt đến 99% kế hoạch đề ra. Đây là mức lợi nhuận cao nhất từ năm 2014 đến nay.
'Nuoi heo, ban chuoi' giup HAGL cua bau Duc lai lon 114 ty dong chi trong 1 thang
 HAG lãi đến 114 tỷ đồng trong 1 tháng.
Trước đó, Công ty cũng đặt mục tiêu trong năm 2023 sẽ sản xuất được 1 triệu con heo mang thương hiệu Heo ăn chuối Bapi Hoàng Anh Gia Lai và tích cực tìm kiếm thêm đối tác tiềm năng để mở rộng sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dòng sản phẩm được chế biến từ thịt heo.
Ngoài ra, Công ty đang tiến hành nuôi thí điểm 100.000 con gà trên diện tích 2ha tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai và dự kiến đưa sản phẩm ra thị trường vào tháng 11/2022. Công ty kỳ vọng doanh thu từ các sản phẩm chuối, heo và gà sẽ mang lại dòng tiền lớn để Công ty trả nợ và mở rộng kinh doanh.

Cổ phiếu ngành Nông nghiệp: Lựa chọn nào cho năm 2023?

(Vietnamdaily) - Giá ngũ cốc và dầu cọ thế giới hạ nhiệt vào năm 2023 sẽ có tác động tích cực đến biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thịt và dầu ăn. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất đường và gạo sẽ được hưởng lợi khi giá đường trong nước và giá gạo xuất khẩu tăng.

VNDirect vừa công bố báo cáo ngành Nông nghiệp với chủ đề "lựa chọn nào phù hợp cho 2023?

Áp lực chi phí giảm kéo theo biên lợi nhuận gộp phục hồi trong 2023

HAGL liên tục báo lãi lớn, bức tranh tài chính có sáng bền?

(Vietnamdaily) - HAGL của bầu Đức liên tục công bố lãi lớn theo từng tháng trong thời gian gần đây cùng với tham vọng xa hơn ngoài heo ăn chuối còn là gà đi bộ. Song bức tranh tài chính của HAG vẫn còn đáng lo ngại khi dòng tiền thuần kinh doanh âm, hệ số nợ gấp 2,9 lần vốn.

Lãi 10 tháng chạm mốc ngàn tỷ sau gần một thập kỷ

Sau nhiều năm chìm trong khó khăn, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HoSE: HAG) đã tái cấu trúc, chính thức thoái vốn khỏi Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HNG) kể từ cuối năm 2021 và có lãi trở lại (203 tỷ đồng) trong năm 2021 sau khi lỗ 1.255 tỷ trong năm trước đó.

Tổng giá trị đáo hạn trái phiếu năm sau khoảng 300.000 tỷ đồng, gần gấp đôi năm 2022

(Vietnamdaily) - Theo báo cáo của VNDirect, với sự bùng nổ phát hành trái phiếu trong giai đoạn 2019 – 2021, tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đáo hạn năm 2023 vào khoảng 300.000 tỷ đồng, tăng 90% so với 2022.

Chứng khoán VNDirect cho biết thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Việt Nam bùng nổ trong giai đoạn 2020 - 2021, tuy nhiên những rủi ro đầu tư và pháp lý đã bộc lộ qua một số sai phạm xảy ra đầu năm 2022.

Nghị định 65, có hiệu lực từ ngày 16/9, đặt ra các điều kiện và yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Theo đó, tổ chức phát hành được phép cơ cấu lại nợ song vẫn phải đảm đúng mục đích sử dụng theo phương án phát hành.

Xếp hạng tín nhiệm được yêu cầu bắt buộc trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn tổng giá trị trái phiếu vượt quá một ngưỡng hoặc tỷ lệ trái phiếu/vốn chủ sở hữu vượt quá một tỷ lệ nhất định.

Ngoài ra, quy định mới cũng nâng cao những tiêu chí công nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp khi thời gian gần đây nhiều nhà đầu tư đã bị thiệt hại do thực hiện các khoản đầu tư TPDN có rủi ro cao và không có đánh giá cẩn thận. Vì vậy, thị trường TPDN trở nên trầm lắng vào năm 2022 với giá trị phát hành giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tong gia tri dao han trai phieu nam sau khoang 300.000 ty dong, gan gap doi nam 2022
Áp lực đáo hạn trái phiếu riêng lẻ gia tăng vào năm 2023

Báo cáo của VNDirect thông tin với sự bùng nổ phát hành trái phiếu trong giai đoạn 2019 – 2021, tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đáo hạn năm 2023 vào khoảng 300.000 tỷ đồng, (tăng 90% so với 2022). Trong đó bất động sản và tài chính - ngân hàng lần lượt chiếm 30% và 40%.

Trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, chi phí tài chính gia tăng và thắt chặt phát hành trái phiếu, một số tổ chức phát hành có ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn nhằm tái cơ cấu tài chính và đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

Rủi ro về khả năng thanh toán tập trung ở một số lĩnh vực có tỷ lệ đòn bẩy cao và hay biến động theo chu kỳ như lĩnh vực bất động sản.

Những lo ngại về năng lực thanh toán ngày càng tăng khi một số vụ bắt giữ liến quan đến các vi phạm phát hành và kinh doanh TPDN của một số nhà phát triển bất động sản lớn như Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát.

Niềm tin của nhà đầu tư cá nhân vào TPDN đã suy giảm xuống mức thấp đến mức nhiều người đã vội vàng bán trái phiếu của bất kỳ tổ chức phát hành nào bằng mọi giá để thu tiền về tiền mặt.

Các chuyên gia phân tích của VNDirect cũng lưu ý rằng nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 1/3 khối lượng giao dịch TPDN. Theo nghiên cứu thị trường của VNDirect, hiện một số TPDN riêng lẻ được giao dịch với mức 4-5% thấp hơn mệnh giá, với mức lợi suất khoảng 10% - 12%/năm, có nghĩa là người bán sẵn sàng chấp nhận với mức chiết khấu 14% - 17%.

Từ đó đến nay, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều thông điệp nhằm xoa dịu tâm lý hoang mang của thị trường nhưng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cụ thể vẫn chưa được triển khai.

Tuy nhiên, thông tin có chút lạc quan là, theo báo cáo của Bộ Tài chính, nhiều doanh nghiệp đã chủ động mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị mua lại vào khoảng 152.000 tỷ đồng trong 10 tháng của 2022, phần nào giảm bớt áp lực đáo hạn và tâm lý tiêu cực của thị trường.

Tong gia tri dao han trai phieu nam sau khoang 300.000 ty dong, gan gap doi nam 2022-Hinh-2

Khối lượng phát hành sẽ phục hồi đáng kể trong nửa cuối năm 2023

VNDirect cho rằng cần thêm thời gian để các thành viên tham gia thị trường (nhà phát hành, tổ chức bảo lãnh/tư vấn và nhà đầu tư) thích ứng với các quy định mới.

Trong bối cảnh chi phí tài chính gia tăng, lực cầu nội địa yếu đi, thị trường bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp đang có xu hướng hoãn, hoặc hủy kế hoạch mở rộng kinh doanh, dẫn đến giảm nhu cầu vốn. Vì vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng thị trường TPDN sẽ tương đối im lìm trong nửa đầu năm 2023. Khối lượng phát hành sẽ phục hồi đáng kể trong nửa cuối năm 2023 từ mức nền thấp của 2022, nhờ lợi nhuận của doanh nghiệp khởi sắc hơn, lãi suất ổn định và cơ chế thị trường tốt hơn.

Hiện quy mô TPDN trên GDP của Việt Nam là 15%; và 13% đối với TPDN phát hành riêng lẻ, tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Chính phủ đang đặt mục tiêu quy mô thị trường TPDN đạt 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đưa ra một số biện pháp để tháo gỡ thế khó của TPDN, bao gồm: đẩy nhanh quy trình pháp lý để doanh nghiệp có quyền sử dụng đất, đề nghị Ngân hàng nhà nước giảm chi phí đi vay cho các công ty và tham gia tái cơ cấu các nghĩa vụ trả nợ, cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, đảm bảo các tổ chức phát hành cung cấp thông tin chính xác và đảm bảo thanh toán trái phiếu đúng hạn để củng cố niềm tin của nhà đầu tư.