Nước dâng cao, người dân vùng hạ du Nghệ An chạy lũ trong đêm

Hàng trăm nhà dân ở vùng hạ du tỉnh Nghệ An bị ngập nước, người dân phải di chuyển lên núi cao để lánh nạn.

Ngày 24/7, thông tin từ lãnh đạo xã Vĩnh Tường (Nghệ An) cho biết, tối qua chính quyền xã cùng lực lượng chức năng huy động tối đa nhân lực, trực tiếp hỗ trợ dân vùng ngập lụt nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Theo đó, vào lúc 22h30 ngày 23/7, Quốc lộ 7A đoạn dưới chân dốc Dừa, xã Vĩnh Tường, nước lũ dâng cao khiến các phương tiện tham gia giao thông không thể đi qua. Chính quyền địa phương đã lập rào chắn, cảnh báo đường cấm người và phương tiện đi qua vì nước ngập úng.

5219749271221153057569358297160519552376140968n-17532906088071189392439.jpg
Chính quyền địa phương sử dụng xuồng đưa dân ra khỏi vùng nguy hiểm, đảm bảo an toàn tối đa tính mạng và tài sản.

Ông Hoàng Xuân Cường, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Tường cho biết, Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Đảng bộ đã đến các khu vực bị ngập hoặc có nguy cơ ngập để vận động và giúp người dân di dời đến nơi an toàn.

Để ứng phó hiệu quả, xã thành lập 3 tổ phản ứng nhanh và huy động 100% cán bộ, công chức tham gia hỗ trợ người dân di chuyển tài sản, sẵn sàng xử lý mọi tình huống.

5240253051221153060149358292472368589646235807n-1753290608938197109524.jpg
Một số người dân tranh thủ dùng xe thô sơ để di chuyển tài sản chạy đua với nước lũ.

Anh Hùng, thôn Quyết Thắng, xã Vĩnh Tường (Nghệ An) cho biết, mặc dù có sự chuẩn bị, nhưng vì nước dâng quá nhanh, bà con trở tay không kịp. Từ sáng đến đêm, mực nước dâng từ sông Lam lên cao khoảng 3m, ruộng ngô sát bờ sông ngập hoàn toàn.

Được biết, thôn Quyết Thắng có khoảng 290 hộ dân thì có đến khoảng 80% nhà dân đều bị ngập trong biển nước. Chỉ một số ít nhà ở trên đồi cao là nước chưa thể dâng đến.

>>> Mời độc giả xem thêm video:

Những thiết bị điện tử không thể thiếu trong mùa mưa bão

Khi mùa mưa bão đến gần, việc chuẩn bị sẵn các thiết bị khẩn cấp sẽ giúp bạn và gia đình ứng phó hiệu quả với những tình huống bất ngờ và nguy hiểm.

sac-1.png
Một bộ dụng cụ khẩn cấp nên bao gồm đèn năng lượng mặt trời, sạc dự phòng, đài FM, bình chữa cháy và túi chống nước cho thiết bị điện tử.
sac-2.png
Nếu có ô tô, bạn cần chuẩn bị thêm bộ khởi động, đèn LED, đồ ăn nhẹ và chăn ấm để ứng phó khi mắc kẹt trong xe.

Tin cuối cùng về bão số 3 Wipha, cảnh báo mưa lớn tại nhiều tỉnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 3 Wipha).

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua (22/7), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 3) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực biên giới Việt Nam - Lào. Hồi 1h, vị trí vùng áp thấp ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ). Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam suy yếu và tan dần. Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 3.

5.gif
Dự báo đường đi và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới.

Vì sao bão số 3 Wipha đi vào đất liền, nơi mưa to nơi vẫn hửng nắng?

Trong hệ thống mây bão hay thời tiết, không phải tất cả vùng mây đều có khả năng gây mưa, vì có thể có nhiều loại mây khác nhau.

Lý giải về việc bão số 3 đi vào đất liền, có nơi mưa rất to nhưng lại có khu vực hửng nắng, ông Lâm Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: "Trong hệ thống mây bão hay thời tiết, không phải tất cả vùng mây đều có khả năng gây mưa, vì có thể có nhiều loại mây khác nhau. Nhất là mây tầng trên cao sẽ không gây mưa làm cho thời tiết không nắng. Đối với cơn bão số 3, xét dải mây xung quanh tâm bão thì có những vùng có mưa rất to kèm theo dông sét, gió mạnh. Có những vùng mưa nhỏ. Có những vùng mưa vừa. Có những vùng trời nhiều mây không mưa. Thậm chí có những vùng không có mây trời hửng nắng".

Ông Lâm Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Ông Lâm Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia