Núi sông bờ cõi: Ký ức Hoàng Sa

Chương trình Núi sông bờ cõi đã có cuộc gặp gỡ với những nhân chứng lịch sử từng đặt chân tới Hoàng Sa...

Trong tâm thức của mọi thế hệ người Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa là một phần máu thịt, không tách rời của Tổ quốc Việt Nam.

Ngay từ thế kỷ XVII cho đến đầu thế kỷ XX, người Việt Nam đã có nhiều hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, như hoạt động của đội Hoàng Sa và nhiều hoạt động khác như dựng bia, xây miếu, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ… Đó là những bằng chứng hiển nhiên, không thể tranh cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Nhiều thế hệ người Việt đã đặt chân đến Hoàng Sa. Trong đó có những nhân viên khí tượng và những người lính Việt Nam Cộng hòa. Khi ra Hoàng Sa công tác, hầu hết họ mới ở độ tuổi ngoài 20. Có người chỉ ra một kỳ 3 tháng, có người đến 10 kỳ. Nhưng dù chỉ một lần ra Hoàng Sa, với họ đó vẫn là khoảng ký ức mà suốt cả cuộc đời không thể nào quên được.
Ông Võ Như Dân, nguyên nhân viên khí tượng tại đảo Hoàng Sa - nhân vật xuất hiện trong chương trình Núi sông bờ cõi.
Ông Võ Như Dân, nguyên nhân viên khí tượng tại đảo Hoàng Sa - nhân vật xuất hiện trong chương trình Núi sông bờ cõi.
Ông Võ Như Dân lật lại những bức ảnh cũ về quãng thời gian ở Hoàng Sa.
 Ông Võ Như Dân lật lại những bức ảnh cũ về quãng thời gian ở Hoàng Sa.
Chương trình Núi sông bờ cõi đã đưa khán giả gặp lại những nhân chứng lịch sử này để cùng lắng nghe những câu chuyện của họ.
Bên cạnh đó, phóng viên của chương trình cũng đã có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Thị Lan Anh - Phó Trưởng khoa Luật Quốc tế - Học viện Ngoại giao để làm rõ những bằng chứng lịch sử đã khẳng định, Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Quá trình này diễn ra liên tục, hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

Ảnh hiếm về sự hiện diện của người Việt ở Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Người Trung Quốc không hề có mặt ở Hoàng Sa trước khi họ đánh chiếm quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam bằng vũ lực năm 1974.

Ông Nguyễn Giao, nhân viên của Nha Khí tượng VNCH đang thu thập thông tin về nhiệt độ và độ ẩm tại Hoàng Sa trước 1974.
Ông Nguyễn Giao, nhân viên của Nha Khí tượng VNCH đang thu thập thông tin về nhiệt độ và độ ẩm tại Hoàng Sa trước 1974.

Xác chết bị ném sông phân hủy nhanh hơn chôn trên cạn?

(Kiến Thức) - Nếu thi thể chôn cất trong lòng đất có thể phân hủy trong vài năm, xác chết ngâm trong trong nước sẽ thối rữa chỉ trong khoảng 1 tháng.

Thông thường, sau khi chết được khoảng vài giờ đồng hồ, cơ thể người quá cố sẽ xuất hiện hiện tượng co cứng.
Thông thường, sau khi chết được khoảng vài giờ đồng hồ, cơ thể người quá cố sẽ xuất hiện hiện tượng co cứng. 

Giải mã ý nghĩa thiêng liêng của cây Bồ đề

(Kiến Thức) - Cây bồ đề là một loài cây có sức hút lớn và có ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo đối với các dân tộc ở Đông Nam Á. 

Cây Bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa. Theo các điển tích về Phật giáo, cây Bồ đề đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây bồ-đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo.
Cây Bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa. Theo các điển tích về Phật giáo, cây Bồ đề đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây bồ-đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo. 

Tiết lộ kinh ngạc về hình dáng của Khổng Tử

(Kiến Thức) - Rốt cuộc hình dáng của Khổng Tử ra sao? Đây là một câu hỏi mà 2.000 năm nay vẫn chưa có lời giải đáp. 

Rốt cuộc hình dáng của Khổng Tử ra sao? Đây là một câu hỏi mà 2.000 năm nay vẫn chưa có lời giải đáp. Cục di tích văn hóa tỉnh Sơn Đông vừa mới tiết lộ bức tranh chân dung được vẽ trên tường cổ xưa nhất của Khổng Tử có xuất xứ từ Sơn Đông. Bức tranh này vừa được phát hiện khi khai quật một ngôi mộ thời Hán. Từ hình ảnh Khổng Tử trong bức tranh, các chuyên gia nghiên cứu về Khổng Tử cho rằng: trong lòng người dân thời đó Khổng Tử cũng chỉ là một học giả bình dị như bao người khác.
Rốt cuộc hình dáng của Khổng Tử ra sao? Đây là một câu hỏi mà 2.000 năm nay vẫn chưa có lời giải đáp. Cục di tích văn hóa tỉnh Sơn Đông vừa mới tiết lộ bức tranh chân dung được vẽ trên tường cổ xưa nhất của Khổng Tử có xuất xứ từ Sơn Đông. Bức tranh này vừa được phát hiện khi khai quật một ngôi mộ thời Hán. Từ hình ảnh Khổng Tử trong bức tranh, các chuyên gia nghiên cứu về Khổng Tử cho rằng: trong lòng người dân thời đó Khổng Tử cũng chỉ là một học giả bình dị như bao người khác. 
Trong bức bích họa Khổng Tử có niên đại 2.000 năm, bộ râu của Khổng Tử được khắc họa rất rõ nét, những nếp nhăn hằn dày đặc trên trán, sống mũi cao, sau gáy có một cái bướu thịt, hình tượng tả thực. 
Cho đến nay các tài liệu lịch sử miêu tả dung mạo của Khổng Tử không nhiều. Theo miêu tả trong cuốn “Sử ký – Khổng Tử thế gia” thì Khổng Tử cao chín thước 6 tấc (khoảng 2m2). Còn trong cuốn “Luận Ngữ - Thuật Nhi” do đệ tử của Khổng Tử biên soạn đã miêu tả khí chất của ông: “Ôn hòa mà nghiêm khắc, uy nghiêm mà không hung dữ, trang nghiêm mà điềm tĩnh.”
Cho đến nay các tài liệu lịch sử miêu tả dung mạo của Khổng Tử không nhiều. Theo miêu tả trong cuốn “Sử ký – Khổng Tử thế gia” thì Khổng Tử cao chín thước 6 tấc (khoảng 2m2). Còn trong cuốn “Luận Ngữ - Thuật Nhi” do đệ tử của Khổng Tử biên soạn đã miêu tả khí chất của ông: “Ôn hòa mà nghiêm khắc, uy nghiêm mà không hung dữ, trang nghiêm mà điềm tĩnh.” 

Báo Mỹ ca ngợi 5 bãi biển đẹp nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Theo bình chọn của Huffington Post (Mỹ), Lăng Cô, Cửa Đại... là những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.

Tờ Huffington Post miêu tả vịnh Hạ Long là một trong 10 địa danh có đường bờ biển ấn tượng nhất thế giới. Kỳ quan thiên nhiên này được tạo thành từ hàng nghìn đảo và núi đá vôi.
 Tờ Huffington Post miêu tả vịnh Hạ Long là một trong 10 địa danh có đường bờ biển ấn tượng nhất thế giới. Kỳ quan thiên nhiên này được tạo thành từ hàng nghìn đảo và núi đá vôi.