Sắp có hàng loạt hiện tượng thiên văn đặc sắc trong tháng 7

Tháng 7/2025 mở ra cánh cửa kỳ diệu cho những người yêu bầu trời đêm, với hàng loạt hiện tượng thiên văn hấp dẫn trải dài từ đầu đến cuối tháng.

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), tháng 7 năm nay được xem là một trong những thời điểm tuyệt vời để chiêm ngưỡng vẻ đẹp và sự vận hành kỳ diệu của vũ trụ. Trong suốt tháng, bầu trời đêm sẽ trở nên sống động với những sự kiện thiên văn đặc sắc như Trái Đất ở điểm xa Mặt Trời nhất, sự xuất hiện nổi bật của sao Thủy, ánh trăng tròn rực rỡ cùng một trận mưa sao băng đáng mong đợi.

Ảnh minh họa: Pinterest.

Ngay ngày 4/7, Trái Đất sẽ bước vào vị trí viễn nhật – điểm xa nhất so với Mặt Trời trong năm, cách khoảng 152 triệu km. Mặc dù hiện tượng này không ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết hay khí hậu, nhưng nó phản ánh sự đặc biệt trong quỹ đạo elip mà hành tinh chúng ta đang tuân theo.

Trùng với thời điểm đó, sao Thủy – hành tinh gần Mặt Trời nhất – sẽ đạt ly giác cực đại phía Đông. Đây là thời cơ hiếm có để chiêm ngưỡng hành tinh nhỏ bé này khi nó tỏa sáng thấp trên đường chân trời phía Tây vào khoảng nửa giờ sau hoàng hôn. Một địa điểm quan sát thoáng đãng cùng bầu trời trong vắt sẽ là điều kiện lý tưởng.

Đến tối 11/7, Mặt Trăng sẽ tròn và đẹp lộng lẫy, đánh dấu rằm tháng Sáu âm lịch. Trong truyền thống phương Tây, trăng tròn tháng Bảy còn được gọi là “Buck Moon”, gợi nhắc đến thời điểm hươu đực mọc lại sừng. Hiện tượng "ảo giác Mặt Trăng" cũng sẽ tạo nên cảm giác trăng lớn bất thường khi mới mọc lên từ đường chân trời.

Cuối cùng, đêm 29 rạng sáng 30/7 sẽ chứng kiến cực điểm của mưa sao băng Southern δ-Aquariid. Với mật độ lên đến 25 vệt sao mỗi giờ và điều kiện ánh trăng không quá sáng, người xem sẽ có cơ hội đắm mình trong khung cảnh huyền diệu, nơi những vệt sáng băng ngang bầu trời đêm mang theo vẻ đẹp rực rỡ và đầy mê hoặc.

“Mắt thần” NASA phát hiện bằng chứng nóng hổi sự sống ngoài hành tinh

Đây có thể là bằng chứng mạnh nhất về sự sống ngoài Hệ Mặt Trời, mở ra kỷ nguyên mới cho thiên văn học.

“Mat than” NASA phat hien bang chung nong hoi su song ngoai hanh tinh
Các nhà khoa học sử dụng kính viễn vọng James Webb vừa phát hiện dấu hiệu về sự sống ngoài Hệ Mặt Trời trên hành tinh K2-18 b, cách Trái Đất 124 năm ánh sáng. (Ảnh: NASA) 

Sự thật thú vị ít người biết về hệ sao gần Mặt Trời nhất

Alpha Centauri là hệ sao gần Mặt Trời nhất và luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của giới thiên văn học. Sau đây là những sự thật thú vị về hệ sao này.

Su that thu vi it nguoi biet ve he sao gan Mat Troi nhat
1. Là hệ sao gần nhất. Alpha Centauri nằm cách chúng ta khoảng 4,37 năm ánh sáng, khiến nó trở thành hệ sao gần nhất với Hệ Mặt Trời. Ảnh: Pinterest.