Nóng: Giữa bão "hàng Trung Quốc gắn mắc Việt", CEO Asanzo rời Shark Tank

(Kiến Thức) - Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Asanzo Việt Nam bị gạch tên khỏi hội đồng đầu tư trong chương trình Shark Tank mùa 3. Trước đó, ĐTH Việt Nam cũng thông báo tạm dừng phát sóng các phần có liên quan đến ông Phạm Văn Tam để chờ kết luận từ cơ quan điều tra.

Fanpage Shark Tank Việt Nam vừa đăng tải thông tin về việc thay đổi hội đồng đầu tư. Theo đó, ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Asanzo Việt Nam sẽ không tiếp tục tham gia chương trình với vai trò Nhà đầu tư khách mời mùa 3.
Các thành viên Hội đồng Đầu tư vẫn giữ nguyên như đã công bố tại buổi ra mắt, gồm Shark Nguyễn Thanh Việt, Shark Nguyễn Mạnh Dũng (Dzung Nguyễn), Shark Phạm Thanh Hưng, Shark Nguyễn Ngọc Thủy, Shark Thái Vân Linh và Shark Đỗ Liên.
Nong: Giua bao
 Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Asanzo Việt Nam  rời ghế "cá mập" trong Shark Tank Việt Nam. 
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, ngay trước khi thông tin này được công bố, Đài truyền hình Việt Nam thông báo sẽ tạm dừng phát sóng các phần trong chương trình Shark Tank mùa 3 có liên quan đến ông Phạm Văn Tam để chờ kết luận từ cơ quan điều tra liên quan nghi vấn dùng hàng Trung Quốc dán mác "xuất xứ Việt Nam" của tập đoàn Asanzo.
Theo ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng ban thư ký biên tập - Đài truyền hình Việt Nam, khi có kết quả cuối cùng, Đài truyền hình Việt Nam sẽ xem xét phát sóng tiếp hay không.
Ông Nguyễn Hà Nam cũng cho biết, việc dừng phát sóng các phần có sự tham gia của Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam không ảnh hưởng tới lịch phát sóng của Shark Tank mùa 3, chương trình vẫn sẽ lên sóng vào tháng 7 tới.

Mời độc giả xem video: Tìm hiểu thương hiệu ti vi của người Việt Asanzo. Nguồn: HTV9

Liên quan tới nghi vấn Asanzo dùng hàng Trung Quốc gắn mác Việt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính – Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam, làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng (Hải quan, Quản lý thị trường…) rà soát lại việc thực hiện quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên và báo cáo kết quả cho Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7.
Trước đó, chiều 23/6, Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam cho biết TV của Asanzo nhập khẩu từ Trung Quốc khung sườn, màn hình và bo mạch, chiếm 70% sản phẩm. 30% còn lại, Asanzo chủ động thiết kế bảng mạch, hiệu chỉnh phần mềm Android TV phù hợp với thị trường Việt Nam, bộ nguồn phù hợp với điện 220V cũng như điện từ ắc-quy để có thể hoạt động trên ghe thuyền của các vùng sông nước và các phần phụ trợ.
Về hình ảnh công nhân trong nhà máy Asanzo lột con tem "Made in China", ông Tam cho biết đó là con tem trên một bộ phận linh kiện, chứ không phải dán lên chiếc TV thành phẩm. 

Tước quyền dùng chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao với Asanzo

Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết đã tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao đối với doanh nghiệp Asanzo.

Theo đại diện Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam của Asanzo đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt.

Công ty 'ma' nhập hàng Trung Quốc cho Asanzo - thương hiệu Việt 'chất lượng cao'

Sự thật mà phóng viên thu thập về sản phẩm điện tử Asanzo hoàn toàn trái ngược với sự đình đám của thương hiệu Việt có slogan 'đỉnh cao công nghệ Nhật Bản' này.

Cong ty 'ma' nhap hang Trung Quoc cho Asanzo - thuong hieu Viet 'chat luong cao'
 Quá trình theo dõi tại cảng Cát Lái và các container tình nghi
Trung tuần tháng Tư vừa qua, chúng tôi đã bám trụ tại cảng Cát Lái (Q.2, TP.HCM), nơi thông quan của những container có dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến các sản phẩm Trung Quốc giả mạo nhãn mác “made in Vietnam”.