Nói tục, chửi bậy ở Hà Nội sẽ bị phạt nặng?

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đang tăng cường kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý nhằm hạn chế những hành vi thiếu văn hóa.

Theo thông tin trên báo Đất Việt, ông Trần Tuấn Anh, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, Sở đang chủ trì xây dựng quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị cộng đồng, trong đó có khảo sát nội dung về nói tục nơi công cộng.
Được biết, đề án này do Tiến sỹ Mai Anh chủ trì. Theo đó, Dự thảo Bộ khung quy tắc ứng xử đưa ra các tiêu chí cụ thể với 6 nhóm gồm: cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư và nơi công cộng. Với mỗi nhóm sẽ có những quy tắc riêng.
Noi tuc, chui bay o Ha Noi se bi phat nang?
Người mẫu Trang Trần dính scandal chửi tục. 
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa cho biết, Bộ quy tắc ứng xử không phải văn bản quy phạm, nên nếu nói bắt buộc thực hiện thì không đúng. Tuy nhiên, các giai đoạn tiếp theo của đề án sẽ đưa ra những chế tài với các hành vi ứng xử không đúng quy tắc, chẳng hạn như nói tục...
Liên quan đến vấn đề này, báo Tuổi Trẻ cho biết, đây không phải lần đầu tiên Hà Nội có chỉ đạo chấn chỉnh văn hóa ứng xử trong nhà trường và ngoài xã hội.
Được biết, từ cuối năm 2014, theo chỉ đạo của UBND TP, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến xây dựng “hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư TP Hà Nội” dự kiến ban hành trong năm 2015.
Thẳng thắn đưa ý kiến về vấn đề này, Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ với báo Tuổi trẻ: “Thật ra, tôi cho rằng văn bản của UBND TP Hà Nội rất khó đi vào đời sống, mặc dù mong muốn từ văn bản đó rất tốt. Vì nếu muốn thực hiện được văn bản không mang tính bắt buộc thì phải có điều kiện kèm theo và người thực hiện các quy định ấy như thế nào.
Đối với người nói tục, nói bậy thì cơ chế phạt thế nào, hay phê bình như thế nào, hay sẽ thông báo cho gia đình, nhà trường thế nào?...
Hơn nữa, việc xác định mức độ như thế nào được coi là nói tục cũng rất khó. Tình trạng văng tục, chửi bậy có thể phổ biến trong một bộ phận nào đó, còn nếu nói rộng ra cả TP thì tôi không tin lắm vào điều đó. Chí ít trong gia đình, hàng xóm, khu phố nơi tôi sinh sống, tôi không nhận thấy điều đó...”.
Có một cách nhìn khá mới mẻ về vấn đề này, PGS.TS Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN) cho rằng, việc trẻ con nói bậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do bắt chước từ người lớn trong cộng đồng, trong cả các gia đình.
TS. Thắng cũng cho biết thêm: “Nói tục, chửi bậy là biểu hiện từ sự đảo lộn của hệ thống giá trị dẫn đến tình trạng hỗn loạn về giao tiếp trong môi trường công cộng.
Nhiều người trẻ đang nghĩ rằng nói bậy đang có xu hướng trở thành “mốt”. Vì thế, biện pháp bằng văn bản hành chính sẽ có tác dụng trong cơ quan hành chính, nhưng trong cơ quan hành chính thì ít khi nói tục, chửi bậy.
Còn ở những nơi công cộng thì không thể giáo dục bằng văn bản được. Ở các nước, để khắc phục tình trạng nói tục, chửi bậy, họ thường kích thích lòng tự trọng của mỗi cá nhân”.

Rơi nước mắt bi kịch của người ăn khỏe nhất Việt Nam

Được mệnh danh là người ăn khỏe nhất Việt Nam, nhưng trái với khả năng “siêu phàm” của mình, gia cảnh của ông Trịnh Văn Mền lại khó khăn.

Một lúc ăn hết 700 cái bánh cuốn
Đến đầu xã Cẩm Tú, hỏi về thôn Cẩm Hòa, một người đàn ông đi gặt lúa về đã hào hứng: “Chắc các anh hỏi về nhà ông Mền, người ăn khỏe nhất vùng này à?”. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, người đàn ông này dừng xe: “Thì ở cái thôn đó có gì mà người lạ tìm đến đâu. Bao nhiêu năm qua, tôi thấy nhiều người hiếu kỳ, tò mò vì sự ăn uống của ông ấy mà tìm đến đây thôi”.

Vụ nữ sinh 15 tuổi mất tích: Sự thật khó đỡ

Liên quan tới vụ việc nữ sinh 15 tuổi ở Vĩnh Phúc mất tích bí ẩn, hóa ra cô bé này theo một người bạn quen qua facebook về Thanh Hóa chơi.

Ngày 17/6, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm (C52 - Bộ Công an) cho biết, cơ quan này vừa làm rõ thông tin về nữ sinh 15 tuổi ở Vĩnh Phúc mất tích bí ẩn.

Trước đó, vào giữa tháng 4/2015, nữ sinh Trần Thu Phương (15 tuổi, học sinh một trường cấp 2 ở tỉnh Vĩnh Phúc) mất tích sau ngày làm bài thi kết thúc học kỳ.

Bí mật của người lính gửi vợ ngủ với người đàn ông khác

(Kiến Thức) - Sau khi đi chiến đấu ở khu vực đường 9 Nam Lào về, cựu binh Hoàng Xuân Tứ bị mắc bệnh vô sinh nên đã gửi vợ ngủ với người đàn ông khác.

Sau khi đi chiến đấu ở khu vực đường 9 Nam Lào về, cựu binh Hoàng Xuân Tứ bị mắc bệnh vô sinh. Năm 1979, vợ chồng ông và gia đình bàn nhau để gửi vợ “ngủ” với người đàn ông khác để kiếm một người con cho vui cửa vui nhà. Bí mật này được vợ chồng ông giữ suốt từ khi sinh con cho đến năm 2010 vì sự kiện đi khám bệnh làm hồ sơ hưởng chất độc hóa học.
Ông Tứ hẹn chúng tôi ở nhà của một người đồng đội cũ cách gia đình ông khoảng 1km. Việc này không phải để ít người nghe thấy câu chuyện mà bởi vì đồng đội là nơi ông chia sẻ và thấu hiểu nhất về những câu chuyện từ thời mưa bom bão đạn cho đến cuộc sống hằng ngày của ông.