![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tôi và anh lấy nhau được hơn 2 tháng. Tuy là vợ chồng mới cưới nhưng nhiều khi tôi cảm thấy khó có thể chung sống với anh được nữa. Thời gian yêu nhau, anh tỏ ra là một người tâm lý, biết quan tâm, chiều chuộng tôi. Mọi người trong gia đình tôi và cả hàng xóm láng giềng, cũng không ai chê trách anh được một câu nào. Đến bây giờ anh vẫn là người rất toàn diện trong mắt họ.
Nói thế không có nghĩa là giờ anh không quan tâm đến tôi nữa, anh vẫn quan tâm, nhưng tôi thấy rõ là mối quan hệ của chúng tôi đang dần có khoảng cách. Vì hoàn cảnh công việc nên hai vợ chồng tôi xin phép bố mẹ chồng cho về ngoại ở để tiện công tác. Tôi làm việc cho một cơ quan Nhà nước, đi làm theo giờ hành chính, nhưng chồng tôi lại làm lái xe taxi, suốt ngày rong ruổi ngoài đường, có khi 2, 3 giờ sáng anh mới về đến nhà. Hôm nào mà anh giận tôi thì anh không về nhà luôn. Vì thế hai vợ chồng có rất ít thời gian để nói chuyện cũng như tâm sự với nhau.
Bình thường anh ít nói nên tôi không biết anh suy nghĩ những gì. Tôi đã cố gắng tạo cho anh cảm giác thoải mái để anh không có suy nghĩ là ở rể, không bị ức chế khi đi làm bởi tôi biết nghề lái xe rất căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng tôi thấy, tình cảm của hai vợ chồng đã không còn được như trước.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đợt vừa rồi, tôi mới đi khám và biết mình có thai. Khi biết tin thì anh vui lắm. Anh nói tôi không được suy nghĩ nhiều, nhưng tôi không thể làm thế được bởi chồng tôi là một người đa tình. Mọi người trong công ty anh nói, sau khi lấy tôi anh còn đào hoa hơn trước. Nhưng điều thực sự khiến tôi phải suy nghĩ là quan hệ giữa anh và người yêu cũ.
Trước đây, chồng tôi có một cô người yêu, chỉ ở cách nhà anh vài cây số. Tôi không biết vì sao hai người chia tay, tuy nhiên, mỗi lần nói chuyện với tôi, anh lại nói về người yêu cũ. Cô ấy giờ đã có chồng, có con, nhưng anh nói cô ấy thường xuyên bị chồng đánh đập, nên anh thương lắm.
Cách đây không lâu, tôi biết tin anh vừa tìm việc làm thêm cho cô ấy và hai người vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Cô ấy hay nhờ chồng tôi làm việc nọ, việc kia và chồng tôi không bao giờ từ chối. Cũng vì những chuyện đó, chúng tôi xảy ra xích mích.
Cứ động đến chuyện quá khứ, anh lại lấy lý do là con người phải sống vì tình cảm, chứ không phải sống vì tiền bạc. Tôi có nói thêm thì hai vợ chồng lại chỉ cãi vã và mất tình cảm mà thôi.
Có lần anh nói là sẽ bỏ tôi để tôi tự lo cuộc sống, thậm chí anh còn nói đứa con tôi đang mang trong bụng không phải là con anh. Tôi nghe xong mà cảm thấy suy sụp, chán nản vô cùng. Vì thế tôi càng hay nghĩ và hay khóc nhiều hơn. Có lúc tôi cảm thấy thất vọng và chán nản vô cùng. Chỉ muốn kết thúc mọi chuyện để cho anh được tự do muốn làm gì thì làm, nhưng rồi tôi nghĩ đến đứa con nên lại thôi.
Nhiều đêm nay tôi thức trắng để suy nghĩ. Tôi tủi thân vô cùng, tôi là vợ của anh, lại đang mang thai đứa con của anh, sao anh lại không quan tâm tới tôi như quan tâm tới cô người yêu cũ chứ? Tôi không biết mình nên làm gì bây giờ? Chia tay để anh có cuộc sống tự do, hay tiếp tục cuộc sống như thế này.
Nguyên Khang cũng giống như nhiều chàng trai ở quê khác ra Hà Nội học đại học. “Phải thoát nghèo” là mục tiêu mà gia đình cậu, đặc biệt là cậu, muốn hướng đến. Trải qua vài mối tình thời sinh viên, cuối cùng cậu quyết định “chốt lại” với Liên Anh - con gái của một chủ công ty. Liên Anh nhan sắc trung bình, nhưng bù lại lại có những điều kiện khác.
Họ cưới nhau, sau khi bố của Liên Anh xin cho Khang vào làm việc ở một nhà máy cơ khí. Nhà vợ nhiều đất, nhà cửa rộng rãi, tất nhiên Khang được bố vợ cho một suất cạnh ngôi biệt thự của gia đình. Và ngôi nhà, dù chưa thật rộng, gia đình xây dựng trước đó vài năm cũng được giao cho vợ chồng Khang.
Nhiều bè bạn bảo: “Thằng Khang số vậy mà “ấm”, cưới được vợ Hà Nội, có chỗ ở, chỉ việc làm ăn, sinh con đẻ cái”. Nhiều người còn ghen với Khang, họ bĩu môi cho rằng đó là trào lưu của cánh trai quê bây giờ. Còn tôi, là bạn bè chơi với nhau đã lâu, tôi không tin Khang là người dựa dẫm.
Khang bảo: “Tớ với Liên Anh yêu nhau thật lòng. Tớ cũng đã chứng tỏ được khả năng của mình trong công việc. Dù nhà vợ có của cải, có khả năng giúp đỡ hay không cũng không quan trọng. Cốt là hai vợ chồng yêu nhau, chung sống hạnh phúc”.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Khang bảo: “Tớ nghe cô dì, chú bác của Liên Anh thắc mắc vì sao cháu họ lại lấy một gã nhà quê như tớ, lại còn bảo tớ là “mèo mù vớ được cá rán”. Cậu thử nghĩ xem, tớ làm sao chịu được. Tớ cũng là thằng đàn ông…”.
Từ đó, Khang thường xuyên sống trong cảnh chán nản, rượu chè be bét. Nhà vợ giận, thi thoảng mắng té tát vào mặt Khang. Khang nói với vợ sẽ ra thuê trọ ở ngoài để ở, như chục năm trước khi cưới. Vợ cậu không chịu bởi cô sắp sinh con, rất cần gần gũi bố mẹ để được giúp đỡ. Vợ Khang khuyên cậu nên ở lại, cậu cứ nhất định “anh không chịu được nhục, anh phải ra ngoài”.
Vậy là hai người lại cãi nhau. Mỗi người một quan điểm. Khang không kìm được nóng giận, đạp đổ chiếc liễng có kê chiếc bình gốm khá quý. Chuyện đến tai bố vợ, Khang bị mắng té tát rằng cậu không biết điều, sướng chẳng biết đường sướng. Khang bỏ đi.
Đúng những ngày vợ sắp sinh thì Khang quyết định ra thuê một phòng trọ và thuyết phục được vợ ra ở cùng sau khi sinh được ba ngày từ bệnh viện về. Nhưng bố mẹ vợ nhất quyết đòi đưa con gái về nhà chăm sóc vì lo con gái khổ. Liên Anh lại xuôi theo bố mẹ. Vậy là Khang chới với. Cậu đành ở lại một mình trong căn phòng trọ 15 mét vuông đã trót thuê, chỉ buổi tối mới về nhà bố mẹ vợ 3 tiếng đồng hồ để được bên vợ và con…
Những bi kịch ở rể như Khang hiện rất nhiều. Dù đa số đàn ông đều muốn có điều kiện để sắm một ngôi nhà riêng nhưng không phải ai cũng làm được. Vì thế, ở đâu thì ở, hiểu biết và học cách xóa bỏ tự ái là điều rất quan trọng với những cặp vợ chồng trẻ. Câu chuyện trên thoạt nghe chỉ liên quan đến Khang, nhưng chính người vợ cũng cần tìm ra cách hợp lý hơn để “trong ấm, ngoài êm”, khỏi ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và con cái.