Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Những nỗ lực hàng thập kỷ chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ

02/06/2020 09:30

(Kiến Thức) - Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo và đa văn hóa. Trong hàng trăm năm, xung đột sắc tộc trở thành vấn đề nan giải ở đây. Nhiều nỗ lực chống phân biệt chủng tộc được chính quyền và các nhà hoạt động thực hiện nhưng vẫn chưa thể chấm dứt sự việc này. 

Tâm Anh (TH)

Top sự kiện lịch sử chấn động thế giới năm Mậu Tý 1948

4 vụ ám sát Tổng thống chấn động lịch sử nhân loại

Loạt ảnh lột trần sự thật khủng khiếp của cuộc sống loài người

Loạt ảnh sốc về nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ thế kỷ 20

Là quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Thế nhưng, bên cạnh sự phát triển, nước Mỹ đối mặt với một vấn đề nan giải là tình trạng phân biệt chủng tộc.
Là quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Thế nhưng, bên cạnh sự phát triển, nước Mỹ đối mặt với một vấn đề nan giải là tình trạng phân biệt chủng tộc.
Suốt nhiều thập kỷ qua, tình trạng phân biệt sắc tộc, đặc biệt là sự kỳ thị của những người Mỹ da trắng với cộng đồng người Mỹ gốc Phi diễn ra khá gay gắt và có nguy cơ bùng phát thành bạo lực.
Suốt nhiều thập kỷ qua, tình trạng phân biệt sắc tộc, đặc biệt là sự kỳ thị của những người Mỹ da trắng với cộng đồng người Mỹ gốc Phi diễn ra khá gay gắt và có nguy cơ bùng phát thành bạo lực.
Chính vì vậy, nhà chức trách đã có giải pháp để xóa bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc. Điển hình là sau khi cuộc nội chiến (từ năm 1861 - 1865) kết thúc, Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án thứ 13, chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ.
Chính vì vậy, nhà chức trách đã có giải pháp để xóa bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc. Điển hình là sau khi cuộc nội chiến (từ năm 1861 - 1865) kết thúc, Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án thứ 13, chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ.
Đến năm 1964, Đạo luật Dân quyền được chính phủ Mỹ thông qua. Theo nội dung của đạo luật này, mọi sự phân biệt chủng tộc, màu da, nguồn gốc, giới tính đều là bất hợp pháp.
Đến năm 1964, Đạo luật Dân quyền được chính phủ Mỹ thông qua. Theo nội dung của đạo luật này, mọi sự phân biệt chủng tộc, màu da, nguồn gốc, giới tính đều là bất hợp pháp.
Kế đến, luật Jim Crow dần được bãi bỏ trong những năm tiếp theo. Trước đó, bộ luật này từng được áp dụng tại nhiều bang ở miền Nam nước Mỹ từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thập niên 1960 có quy định sự phân chia trường học, nhà hàng, thậm chí WC thành những nơi chỉ dành riêng cho người da màu hoặc da trắng.
Kế đến, luật Jim Crow dần được bãi bỏ trong những năm tiếp theo. Trước đó, bộ luật này từng được áp dụng tại nhiều bang ở miền Nam nước Mỹ từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thập niên 1960 có quy định sự phân chia trường học, nhà hàng, thậm chí WC thành những nơi chỉ dành riêng cho người da màu hoặc da trắng.
Giới chức Mỹ hy vọng những nỗ lực trên sẽ có thể từ từ xóa bỏ tư tưởng phân biệt chủng tộc tại nước này.
Giới chức Mỹ hy vọng những nỗ lực trên sẽ có thể từ từ xóa bỏ tư tưởng phân biệt chủng tộc tại nước này.
Không chỉ nhà chức trách, các nhà hoạt động nhân quyền cũng nỗ lực chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Nổi tiếng nhất là Martin Luther King Jr., nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động.
Không chỉ nhà chức trách, các nhà hoạt động nhân quyền cũng nỗ lực chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Nổi tiếng nhất là Martin Luther King Jr., nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động.
Martin Luther King Jr. tổ chức nhiều cuộc tuần hành quy mô lớn với sự tham gia của hàng ngàn người ở đủ màu da, sắc tộc.
Martin Luther King Jr. tổ chức nhiều cuộc tuần hành quy mô lớn với sự tham gia của hàng ngàn người ở đủ màu da, sắc tộc.
Sau cuộc tuần hành tại thủ đô Washington năm 1963, Martin Luther King Jr. có bài phát biểu để đời "Tôi có một giấc mơ".
Sau cuộc tuần hành tại thủ đô Washington năm 1963, Martin Luther King Jr. có bài phát biểu để đời "Tôi có một giấc mơ".
"Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của bang Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại cùng nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ... Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày 4 con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bằng màu da, mà bằng tính cách của chúng", trích một phần bài phát biểu của Martin Luther King Jr.
"Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của bang Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại cùng nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ... Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày 4 con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bằng màu da, mà bằng tính cách của chúng", trích một phần bài phát biểu của Martin Luther King Jr.
Bài phát biểu và những hoạt động của Martin Luther King Jr. cho thấy rất nhiều người dân Mỹ nỗ lực xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc nhằm hướng tới một xã hội công bằng, đa dạng. Tuy nhiên, ông bị ám sát ngày 4/4/1968 khi sắp sửa rời khách sạn để dẫn đầu một cuộc tuần hành ủng hộ liên đoàn công nhân vệ sinh của người da đen tại Memphis.
Bài phát biểu và những hoạt động của Martin Luther King Jr. cho thấy rất nhiều người dân Mỹ nỗ lực xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc nhằm hướng tới một xã hội công bằng, đa dạng. Tuy nhiên, ông bị ám sát ngày 4/4/1968 khi sắp sửa rời khách sạn để dẫn đầu một cuộc tuần hành ủng hộ liên đoàn công nhân vệ sinh của người da đen tại Memphis.
Đến nay, nạn phân biệt chủng tộc và tư tưởng kỳ thị vẫn chưa thể xóa bỏ hoàn toàn ở Mỹ. Sự việc này đã khiến nước Mỹ bị chia rẽ khi tồn tại mối bất hòa âm ỉ giữa người da trắng và người da màu và thỉnh thoảng lại bùng phát lên thành những cuộc bạo loạn đẫm máu, tang thương. Mời độc giả xem video: Toàn cảnh bạo loạn Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu. Nguồn: VTC Now.
Đến nay, nạn phân biệt chủng tộc và tư tưởng kỳ thị vẫn chưa thể xóa bỏ hoàn toàn ở Mỹ. Sự việc này đã khiến nước Mỹ bị chia rẽ khi tồn tại mối bất hòa âm ỉ giữa người da trắng và người da màu và thỉnh thoảng lại bùng phát lên thành những cuộc bạo loạn đẫm máu, tang thương.
Mời độc giả xem video: Toàn cảnh bạo loạn Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu. Nguồn: VTC Now.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status