Những nghiên cứu mới nhất về nguồn gốc của đại dịch COVID-19

Nhà sinh học Michael Worobey nói: "Khi xem xét tất cả các bằng chứng, có thể thấy rất rõ là đại dịch xuất phát từ chợ hải sản Hoa Nam (Huanan) ở Vũ Hán".

Hai nghiên cứu công bố sơ bộ ngày 26/2 (chưa được kiểm chứng chéo và công bố chính thức) cho rằng virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 nhiều khả năng xuất phát từ động vật sống ở một khu chợ tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc.

Nhung nghien cuu moi nhat ve nguon goc cua dai dich COVID-19
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nhà sinh học Michael Worobey thuộc Đại học Arizona (Mỹ), đồng tác giả của cả 2 nghiên cứu này, khẳng định các bằng chứng là rất rõ ràng. Trả lời phỏng vấn New York Times, ông Worobey nói: "Khi xem xét tất cả các bằng chứng, có thể thấy rất rõ là đại dịch xuất phát từ chợ hải sản Hoa Nam (Huanan) ở Vũ Hán."

Các nhà nghiên cứu thuộc đội ngũ của chuyên gia nay đã phân tích dữ liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau trong nỗ lực tìm kiếm cho câu hỏi được đặt ra với thế giới từ khi đại dịch bùng phát.

Kết luận của họ là virus SARS-CoV-2 hiện diện ở động vật có vú bán tại chợ đầu mối Hoa Nam vào cuối năm 2019. Các nghiên cứu cho rằng virus đã lây nhiễm sang những người mua bán hoặc làm việc tại chợ này.

Nhiều ca mắc COVID-19 ở giai đoạn đầu dịch có liên quan đến chợ Hoa Nam và đến cuối năm 2019, các bệnh viện ở Vũ Hán ghi nhận hàng chục ca mắc mà khi đó được coi là bệnh viêm phổi do virus.

Ở thời điểm này, các nhà khoa học Trung Quốc nói rằng họ tìm thấy virus trên bề mặt và trong cống ở chợ nhưng không có virus ở các động vật bán tại đây. 

Tuy nhiên, chuyên gia Worobey cùng đội ngũ cho biết họ tập trung vào khoảng 156 ca mắc COVID-19 tại Vũ Hán trong tháng 12/2019. Sau đó, tiếp tục khoanh vùng các ca trong tháng 1/2020 và tháng 2/2020, sử dụng dữ liệu từ các nhà nghiên cứu Trung Quốc với hơn 700 ca liên quan đến chợ Hoa Nam, đặc biệt là nhóm những người dân cao tuổi sinh sống tại khu vực này. Theo chuyên gia Worobey, tất cả cho thấy "đây không phải sự trùng lặp ngẫu nhiên."

Nhóm nghiên cứu phát hiện những sạp bán con lửng và thức ăn chế biến từ các loài động vật khác từng được tìm thấy là vật chủ của virus. Họ thu thập được các mẫu gene từ chợ hồi tháng 1/2020 cho thấy dấu vết của virus ở một góc chợ nơi từng có những sạp hàng trên.

Sau đó nhóm nghiên cứu xem xét những đột biến trong "cây phả hệ" của virus và kết luận rằng virus đến từ động vật, rồi tự biến đổi thích nghi khi lây nhiễm sang người.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa tìm ra được chính xác ca bệnh hay động vật đầu tiên phát tán virus.

Giám đốc Bệnh viện Nhi chỉ cách xử lý khi trẻ mắc COVID-19 co giật

Ở nhóm trẻ từ 2 đến 6 tuổi khi sốt cao có thể có nguy cơ co giật khi nhiệt độ tăng nhanh trong thời gian ngắn.

Khi chăm sóc, điều trị trẻ mắc COVID-19 tại nhà, PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, nhấn mạnh, gia đình đặc biệt lưu ý với đối tượng trẻ sơ sinh, bú mẹ và trẻ nhóm 6 tháng - 6 tuổi (có nguy cơ sốt cao co giật).

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ mắc COVID-19

Xuyên tâm liên "cháy hàng"

Số lượng F0 tại Hà Nội tăng lên ngưỡng hơn 5.000 ca/ngày khiến nhiều người lo lắng mua xuyên tâm liên dự trữ tại nhà để phòng Covid-19.

Lo sợ mắc Covid-19, nhiều người dân tại Hà Nội chưa nhiễm bệnh nhưng đã sốt sắng đi mua thuốc dự phòng cho bản thân và gia đình.

Mỗi nơi một giá

Nhiễm COVID-19, ca sĩ Thái Trinh tiết lộ sự thay đổi sức khỏe

Hiện ca sĩ Thái Trinh đang điều trị và cách ly tại nhà sau khi bị nhiễm COVID-19.

Mới đây trên story Instagram, Thái Trinh đăng ảnh dương tính với COVID-19 cùng chia sẻ: "Điều gì tới cũng đã tới". Ngoài ra, trên facebook, nữ ca sĩ cũng tiết lộ tình hình sức khỏe của mình sau khi cách ly và điều trị tại nhà: "Nhật kí F0. Trộm vía khoẻ re ăn như lợn lúc nào cũng nghĩ đến ăn. Xong học trên báo bày đặt xông hơi sả gừng tỏi, vừa bỏ chăn ra cái lạnh 12 độ thốc vào đầu thế là giờ nằm quấn chăn sợ đột quỵ".