Những lưu ý khi bé dùng bình giữ nhiệt đi học

Nhiều bố mẹ sắm bình giữ nhiệt cho con mang đi học. Uống ấm, dùng riêng đồ góp phần phòng dịch rất tốt. Tuy vậy, nếu dùng bình không đúng cách có thể gây hại.

Nhung luu y khi be dung binh giu nhiet di hoc
 Kết thúc kì nghỉ Tết, nhiều trường sẵn sàng đón học sinh trở lại học tập trực tiếp. Để phòng dịch, trẻ được khuyến cáo dùng một bình nước riêng. Nhiệt độ giảm sâu, nhiều phụ huynh thận trọng sắm bình giữ nhiệt cho con mang đi học. Duy trì uống nước ấm rất tốt. Tuy nhiên, dùng bình giữ nhiệt không đúng cách có thể gây hại sức khỏe trẻ. (Ảnh minh họa)
Nhung luu y khi be dung binh giu nhiet di hoc-Hinh-2
 Mối nguy sức khỏe của bình giữ nhiệt bắt nguồn từ cấu tạo của chúng tương đối phức tạp. So với cốc không nắp, vệ sinh bình giữ nhiệt khó khăn hơn. Nhiều trường hợp chủ quan, chỉ tráng qua nước rồi dùng tiếp khiến bình dễ lắng bẩn.
Nhung luu y khi be dung binh giu nhiet di hoc-Hinh-3
 Mặt khác, nhiệt độ trong bình thường ổn định. Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Tình trạng nhiễm khuẩn diễn ra mạnh hơn khi bạn liên tục uống nước rồi đậy nắp nhiều lần. Vi khuẩn sẽ bám trên miệng bình, tích tụ ở các khe hở nắp bình đi vào nước.
Nhung luu y khi be dung binh giu nhiet di hoc-Hinh-4
 Nhiều bình giữ nhiệt được thiết kế nắp bấm nút. Khi uống, trẻ phải dùng tay ấn vào rồi rót nước ra. Nếu tay không sạch, vi khuẩn có cơ hội bám lên nút, khe quanh nút bấm làm tăng khả năng nhiễm khuẩn.
Nhung luu y khi be dung binh giu nhiet di hoc-Hinh-5
 So với cốc thông thường, bình giữ nhiệt có thể đậy nắp nên rất tiện mang theo bên mình. Trẻ nhỏ ý thức vệ sinh chưa cao, có thể đặt bình tiếp xúc với nhiều vật dụng, bề mặt khác nhau nên việc nhiễm bẩn rất dễ xảy ra.
Nhung luu y khi be dung binh giu nhiet di hoc-Hinh-6
 Ngoài vấn đề vệ sinh, sử dụng bình giữ nhiệt cần chú ý loại đồ uống bên trong. Bình giữ nhiệt không thích hợp đựng đồ uống có hàm lượng đạm cao như sữa, sữa đậu nành. Chúng rất dễ bị biến chất trong điều kiện giữ nhiệt. Sữa cũng có độ bám dính nhất định, gây khó khăn trong việc lau rửa.
Nhung luu y khi be dung binh giu nhiet di hoc-Hinh-7
Nước giải khát, nước trái cây... tính axit cũng không nên đựng trong bình giữ nhiệt có mặt trong làm từ kim loại niken – crom. Nguyên nhân bởi các chất tiếp xúc với nhau lâu ngày sẽ bị mài mòn, hòa tan. 
Nhung luu y khi be dung binh giu nhiet di hoc-Hinh-8
 Để dùng bình giữ nhiệt an toàn, đầu tiên cần phải vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Đây là cách cơ bản để ngăn ngừa mùi hôi và vết bẩn. 
Nhung luu y khi be dung binh giu nhiet di hoc-Hinh-9
Thứ hai, chú ý súc rửa thật kỹ vị trí ruột, nắp bình theo thứ tự ruột trước, nắp sau. Bạn có thể cho lượng nhỏ muối vào bình, lắc với nước ấm rồi ngâm trong 5-10 phút. Khi vệ sinh nắp, phụ huynh dùng kem, bàn chải đánh răng cọ các khe hở. Tiếp tục rửa lại toàn bộ bên trong và bên ngoài bình bằng nước sạch một lần nữa. Không đậy nắp ngay sau khi rửa. 

Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. Nguồn video: THĐT

Thực hư chuyện bình giữ nhiệt của Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thời gian gần đây, thông tin về bình giữ nhiệt Trung Quốc có chứa sợi amiăng độc hại, có thể gây ung thư cho người sử dụng, khiến nhiều người không khỏi hoang mang.

Đáng chú ý, nhiều người Việt đã tự ý đập bỏ bình, tháo các lớp inox để kiểm tra các hoạt chất bên trong bình giữ nhiệt.

Thuc hu chuyen binh giu nhiet cua Trung Quoc chua chat gay ung thu
Trên nhiều trang mua bán trực tuyến, các loại bình giữ nhiệt được chào bán khá nhiều với giá từ 60-150 nghìn đồng

Mẹo chống say xe ôtô không cần thuốc

(VietnamDaily) - Chứng say tàu, hay xe ôtô là một rối loạn phổ biến xảy ra bên trong tai. Nguyên nhân là từ những chuyển động lặp đi lặp lại từ xe cộ hoặc bất kỳ chuyển động nào tác động đến phần tai trong.

 Giải mã hiện tượng say xe

Thực tế đây không phải là bệnh lý mà là hiện tượng phản ứng của cơ thể khi di chuyển bằng xe ôtô. Say xe ôtô là do các tín hiệu hỗn loạn, không nhất quán từ các giác quan truyền đến não, khiến não không thể cân bằng và thích ứng, gây ra cảm giác chóng mặt, buồn nôn.

Người bị say xe ôtô thường gặp triệu chứng như khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn, đau đầu,... Rất nhiều người bị say xe, bất kể là nam hay nữ và ở mọi độ tuổi, có thể là do thể trạng sức khỏe, cơ địa, có thể do tâm lý sợ hãi, lo lắng và thậm chí là ám ảnh khi đi ôtô.

Trong đó, trẻ em và phụ nữ có thai là đối tượng phổ biến nhất. Trẻ nhỏ từ 3 - 12 tuổi dễ bị say tàu xe hơn, phụ nữ say xe nhiều hơn nam giới và hay bị say hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai.

Meo chong say xe oto khong can thuoc
Người có vấn đề về huyết áp, bệnh tiền đình, đói, mệt mỏi dễ bị say xe ô tô hơn. 

Hợp tác với Google và Samsung, Vinschool ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng dạy - học

(Vietnamdaily) - Trường Trung học Vinschool Golden River (TP HCM) đã hợp tác với Google và Samsung để triển khai thí điểm chương trình Google vì Giáo dục (Google for Education). Đây cũng là lần đầu tiên dự án này được thực hiện tại Việt Nam nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ trong giáo dục (EdTech)

Theo đó, hơn 100 học sinh và giáo viên của trường tham gia thí điểm các gói ứng dụng cho giáo dục, gồm Google Classroom và Google Workspace for Education. Google đã thiết kế ứng dụng Classroom giống như một lớp học trực tuyến, kết nối giữa giáo viên và học sinh trong lớp.

Giáo viên có thể giao bài tập về nhà cho học sinh, thu bài tập về; liên lạc với học sinh, sinh viên của mình trong và ngoài lớp học; tổ chức, sắp xếp chương trình giảng dạy của họ với Classroom. Bên cạnh đó, Google Workspace for Education là một bộ công cụ và dịch vụ được thiết kế riêng cho trường học và lớp học tại nhà nhằm tinh giản hoạt động giảng dạy và giữ an toàn cho môi trường học tập.