Những hậu quả khủng khiếp do ăn tiết canh

(Kiến Thức) - Ăn tiết canh có thể tăng nguy cơ sán xâm nhập, nhung nhúc trong cơ thể bạn, hoặc bạn có thể bị trụy tim mạch và chết, toàn thân tím tái...

Gần đây liêp tiếp xảy ra những vụ tử vong do ăn tiết canh, điển hình là trường hợp của một bệnh nhân ở Thanh Hóa tử vong do nhiễm liên cầu khi ăn tiết canh. Thực tế, trước đó đã có rất nhiều trường hợp phải cấp cứu, nhập viện do ăn tiết canh. 
Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết thói quen ăn tiết canh lợn của người dân tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ sán, tiêu chảy, tả lị đến các bệnh truyền nhiễm từ lợn, đặc biệt là bệnh liên cầu khuẩn.
Nhũng hạu quả khủng khiép khi an tiet canh lon
 
Bản chất của món tiết canh vẫn là ăn sống. Tiết canh lợn sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm khi ăn phải tiết của con lợn đang mắc bệnh. Nguồn tiết của con lợn bệnh chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn, virut, ký sinh trùng... Người ăn tiết canh từ con lợn bệnh sẽ rất dễ nhiễm bệnh từ lợn.
Căn bệnh đầu tiên dễ mắc phải khi ăn tiết canh lợn là bệnh lợn gạo hay còn gọi là nhiễm sán dây.
Trứng và ấu trừng sán dây trong cơ thể lợn thường giống như hạt gạo. Nó thường khu trú ở trong các bắp thịt lợn (thịt nạc vai nhiều nhất), cả cơ mí mắt, óc, đặc biệt các hạt gạo tập trung chủ yếu phần nhiều gân và mỡ của lợn. Những phần trên cũng thường được dùng để chế biến tiết canh.
Nhũng hạu quả khủng khiép khi an tiet canh lon-Hinh-2
 Một nạn nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn tiết canh.
Người ăn tiết canh của lợn gạo chưa chín kĩ thì có thể sẽ mắc bệnh sau vài tháng. Sau khi vào ruột, đầu ấu trùng ra ngoài, bám vào niêm mạc ruột, phát triển thành sán trưởng thành sau 2 tháng rưỡi. Sán dây cũng phát triển ở người và hình thành nang sán như ở cơ thể lợn.
Một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm dễ lây khác có thể dẫn tới hoại tử, tử vong khi ăn tiết canh lợn là bệnh liên cầu lợn.
Vi khuẩn liên cầu lợn vào máu, nhân lên nhanh chóng và tiết ra nhiều độc tố gây nhiễm khuẩn máu nghiêm trọng. Khi người ăn tiết canh bị nhiễm khuẩn máu sẽ có các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa. 
Người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng dẫn tới sốc nhiễm khuẩn. Biểu hiện của tình trạng sốc nhiễm khuẩn là tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Nhũng hạu quả khủng khiép khi an tiet canh lon-Hinh-3
 Hoại tử chân sau khi ăn tiết canh
Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu. Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn, biểu hiện như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng... Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được, nếu không sẽ gây phù não, hôn mê và tử vong.
Bên cạnh hai bệnh đặc biệt nguy hiểm trên, khi ăn tiết canh, bạn có thể nhiễm giun xoắn và giun xoắn tấn công não.

Hoảng hồn công nghệ làm tiết canh siêu bẩn “ngậm” hóa chất

(Kiến Thức) - Biến tiết canh lợn thành tiết canh vịt, dùng hóa chất hãm tiết canh... là những cách mà không ít khách hàng ngờ tới khi ăn món khoái khẩu này.

Hoang hon cong nghe lam tiet canh sieu ban “ngam” hoa chat
 Không ít lần, người dân nhập viện vì ăn tiết canh bẩn, nhiễm khuẩn hoặc dùng các chất lạ để chế biến. Bất chấp tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng, không ít tiểu thương dùng cách công nghệ hãm tiết canh bẩn bán cho khách. Ảnh minh họa.
Hoang hon cong nghe lam tiet canh sieu ban “ngam” hoa chat-Hinh-2
Tiết canh vịt có giá bán cao hơn, và không có nhiều nên nhiều cửa hàng đã dùng tiết canh lợn, phù phép thành tiết canh vịt để bán. Báo chí từng đưa tin về các quán tiết canh trên đường Phạm Văn Đồng (TP HCM) đã dùng thêm phẩm màu thực phẩm pha với nước khoáng, sau đó chế thêm tiết canh vào rồi bỏ trong tủ lạnh để nhanh đông cứng rồi bán cho khách. Ảnh minh họa.

Ham ăn tiết canh lợn mán coi chừng mất hết chân tay

PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, bệnh liên cầu lợn có xu hướng tăng trong dịp Tết, nhiều người hoại tử tay chân do ăn tiết canh lợn.

Ham an tiet canh lon man coi chung mat het chan tay
 Bệnh nhân bị hoại tử cơ thể do ăn tiết canh lợn.
Tại buổi họp báo ngày 11/11, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho biết, vào dịp Tết, ngành y tế lo nhất là các bệnh do đường ăn uống gia tăng.
Hiện nay đang có xu hướng “săn lùng” lợn mán ở các vùng núi, dân tộc và vì nghĩ lợn mán thả rông, không cho ăn thức ăn tăng trọng, là lợn “sạch” trong khi vi khuẩn liên cầu có thể cư trú ở vùng họng con lợn mà không gây bệnh. Việc ăn thịt chưa nấu chín, tiết canh từ con lợn này, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
“Tôi dẫn chứng về bệnh liên cầu khuẩn lợn, thường cứ vào thời điểm trước và sau Tết nguyên đán số bệnh nhân phải nhập viện lại tăng. Đây là bệnh có số bệnh nhân mắc không nhiều như các bệnh khác nhưng tỷ lệ ca nặng, tử vong lại rất lớn. Chỉ tính riêng tại Hà Nội ghi nhận hơn chục ca mắc, 1 ca tử vong, nhiều ca bị di chứng nặng…” – PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Ham an tiet canh lon man coi chung mat het chan tay-Hinh-2
Ông Trần Đắc Phu lo ngại, bệnh liên cầu lợn sẽ gia tăng trong dịp Tết. 

Người nước ngoài nói gì về tiết canh Việt Nam?

(Kiến Thức) - Nhận xét về món tiết canh Việt Nam, đa số người nước ngoài đề cho rằng đây là món ăn kinh dị, nhưng cũng có nhiều du khách thích nghi được với món này.

Tiết canh Việt Nam lọt Top 10 món ăn kinh dị nhất hành tinh, tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết.
Là món ăn "độc nhất vô nhị" trong ẩm thực Việt, nên món tiết canh không hề thấy xuất hiện trong văn hóa ẩm thực của bất cứ một nơi nào khác trên thế giới. Có hai loại tiết canh phổ biến nhất là tiết canh lợn và tiết canh vịt. Ngoài ra, cũng thường thấy tiết canh ngan, tiết canh cua, tiết canh dê, tiết canh rắn, tiết canh tôm hùm. Rất hiếm khi thấy tiết canh chó, tiết canh gà, vì những loại gia súc gia cầm này hoặc rất tanh hoặc có hại khi ăn tiết sống.