Những dự án nào của ngành Công thương bị chuyển sang Bộ Công an?

(Kiến Thức) - Việc chuyển hồ sơ 4 dự án thua lỗ nghìn tỷ trong 12 dự án ngành công thương sang Bộ Công an điều tra là do trong quá trình thanh tra đã phát hiện một số dấu hiệu vi phạm pháp luật. 

Chính phủ vừa có báo cáo số 223/BC-CP gửi các đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.
Đáng chú ý, Báo cáo được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa ủy quyền ký thông tin, đã có 4 dự án, doanh nghiệp được Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang Bộ Công an gồm: Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi; Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên và Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ.
Việc chuyển hồ sơ sang Bộ Công an với 4 dự án trên do trong quá trình thanh tra đã phát hiện một số dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Dự án Nhà máy xơ sợi Polyeste Đình Vũ (PVTex). Ảnh Hải Ninh.
 Dự án Nhà máy xơ sợi Polyeste Đình Vũ (PVTex). Ảnh Hải Ninh. 
Báo cáo cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex)”, trong đó có các sai phạm liên quan đến dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ.
Kiến nghị khởi tố đối với Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ và Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Quảng Ngãi và chuyển sang Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công An tiếp tục thụ lý, xác minh các dấu hiệu sai phạm. Dự kiến sẽ hoàn thành điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố vào cuối quý 2.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an cũng đang tiếp tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình và tổ chức trinh sát, nắm tình hình, điều tra, xác minh thu thập tài liệu để làm rõ các sai phạm (nếu có) tại các dự án, doanh nghiệp khác.
Báo cáo cũng cho biết, trong số 6 nhà máy trước đây sản xuất kinh doanh thua lỗ thì đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi gồm: Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Dự án khai thác và Dự án nhà máy thép Việt – Trung.
Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, cho phép đưa ra khỏi danh sách các dự án kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đối với 2 dự án này. Lý do là các dự án này đã cơ bản xử lý được các vấn đề khó khăn vướng mắc, hoạt động ổn định và có lãi.

12 dự án ngành Công Thương lỗ hơn 16.000 tỷ

Phó TT Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo của Chính phủ xử lý các tồn tại của một số nhà máy, dự án yếu kém ngành Công Thương đã có những chỉ đạo quyết liệt.

Chiều ngày 5/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì phiên họp triển khai Kết luận của Bộ Chính trị mới đây về các dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương. Phó Thủ tướng đã có những chỉ đạo thẳng thắn, sát sườn.

Cảnh đáng buồn tại nhà máy PVtex Đình Vũ thua lỗ 1.400 tỷ

(Kiến Thức) - Nhà máy xơ sợi Polyeste Đình Vũ - “con đẻ” của sự hợp tác giữa PVN và Vinatex (PVtex) - vô cùng vắng vẻ, ảm đạm do phải hoạt động cầm chừng do thua lỗ.

Vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra, chỉ ra nhiều sai phạm tại Dự án Nhà máy xơ sợi Polyeste Đình Vũ (Hải Phòng). Nhà máy ra đời do sự hợp tác đầu tư giữa các nhà sản xuất liên quan trong nước là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN và Tập đoàn Dệt may – Vinatex. Nhà máy được đầu tư với số vốn khủng lên đến hơn 363 triệu USD.
 Vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra, chỉ ra nhiều sai phạm tại Dự án Nhà máy xơ sợi Polyeste Đình Vũ (Hải Phòng). Nhà máy ra đời do sự hợp tác đầu tư giữa các nhà sản xuất liên quan trong nước là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN và Tập đoàn Dệt may – Vinatex. Nhà máy được đầu tư với số vốn khủng lên đến hơn 363 triệu USD.
Tuy nhiên, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, nhà máy này chưa có hiệu quả kinh tế, còn thua lỗ lên đến hơn 1.400 tỷ đồng. Nguyên nhân thua lỗ được chỉ ra là do PVTex, PVN, Vinatex, các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng dự án.
 Tuy nhiên, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, nhà máy này chưa có hiệu quả kinh tế, còn thua lỗ lên đến hơn 1.400 tỷ đồng. Nguyên nhân thua lỗ được chỉ ra là do PVTex, PVN, Vinatex, các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng dự án.

12 dự án ngàn tỷ thua lỗ: Phó tổng Thanh tra Chính phủ lên tiếng

Cơ quan chức năng đang khẩn trương làm rõ nhiều vấn đề cũng như trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị liên quan, kể cả xử lý trách nhiệm hình sự với 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ của ngành công thương.

“Số phận” 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ của ngành công thương sẽ thế nào? Đây là điều được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Hiện, Chính phủ và các cơ quan chức năng đang khẩn trương làm rõ nhiều vấn đề cũng như trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị liên quan khi để xảy ra thua lỗ, kể cả xử lý trách nhiệm hình sự.