Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Những điều ít người biết về cây cầu huyền thoại xứ Huế

14/08/2018 12:25

(Kiến Thức) - Cầu Trường Tiền là một biểu tượng lịch sử quan trọng của Cố đô Huế. Trong hơn 100 năm tồn tại, cầu đã trải qua ba lần đổ sập cùng bốn lần thay đổi tên gọi.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Bắc qua sông Hương, nối liền hai phường Phú Hòa và phường Phú Hội của thành phố Huế, cầu trường Tiền là một chứng nhân lịch sử đặc biệt của mảnh đất Cố đô.
Bắc qua sông Hương, nối liền hai phường Phú Hòa và phường Phú Hội của thành phố Huế, cầu trường Tiền là một chứng nhân lịch sử đặc biệt của mảnh đất Cố đô.
Tiền thân của cầu Trường Tiền là môt cây cầu làm bằng song mây bó chặt, dựng lần đầu vào thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), được dân gian gọi là cầu Mây. Sau này cầu được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát ván gỗ lim. Vì cầu có hình cái mống úp còn có tên là cầu Mống.
Tiền thân của cầu Trường Tiền là môt cây cầu làm bằng song mây bó chặt, dựng lần đầu vào thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), được dân gian gọi là cầu Mây. Sau này cầu được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát ván gỗ lim. Vì cầu có hình cái mống úp còn có tên là cầu Mống.
Năm 1897, cây cầu được Khâm sứ Trung Kỳ Lavécque cho xây dựng lại bằng sắt thép theo thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Gustave Eiffel. Năm 1899 cầu được hoàn thành và mang tên Thành Thái - vị vua triều Nguyễn đương thời.
Năm 1897, cây cầu được Khâm sứ Trung Kỳ Lavécque cho xây dựng lại bằng sắt thép theo thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Gustave Eiffel. Năm 1899 cầu được hoàn thành và mang tên Thành Thái - vị vua triều Nguyễn đương thời.
Tổng chiều dài cây cầu lúc bấy giờ là 401,1m, rộng 6,2m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược (bán nguyệt). Đây là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương theo thiết kế, kỹ thuật xây dựng của phương Tây.
Tổng chiều dài cây cầu lúc bấy giờ là 401,1m, rộng 6,2m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược (bán nguyệt). Đây là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương theo thiết kế, kỹ thuật xây dựng của phương Tây.
Năm 1904, một trận bão lịch sử, thường được dân gian gọi là bão năm Thìn, làm cây cầu bị hư hỏng nặng, hất đổ xuống sông 4 nhịp dầm. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, mặt cầu đúc bằng bê tông cốt thép.
Năm 1904, một trận bão lịch sử, thường được dân gian gọi là bão năm Thìn, làm cây cầu bị hư hỏng nặng, hất đổ xuống sông 4 nhịp dầm. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, mặt cầu đúc bằng bê tông cốt thép.
Năm 1907, khi Vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên cầu thành Clémenceau - tên của thủ tướng Pháp thời Thế chiến I.
Năm 1907, khi Vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên cầu thành Clémenceau - tên của thủ tướng Pháp thời Thế chiến I.
Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu được mở rộng hành lang hai bên dành cho xe đạp và người đi bộ và có các ban công phình rộng ra tại vị trí giữa hai nhịp cầu để nghỉ chân, tránh đường. Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng.
Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu được mở rộng hành lang hai bên dành cho xe đạp và người đi bộ và có các ban công phình rộng ra tại vị trí giữa hai nhịp cầu để nghỉ chân, tránh đường. Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng.
Mặc dù trải qua nhiều tên gọi, nhưng từ rất lâu, cầu đã được người Huế gọi là cầu Trường Tiền. Tên gọi này bắt nguồn từ việc gần cầu có một công trường đúc tiền, gọi là Trường Tiền của nhà Nguyễn.
Mặc dù trải qua nhiều tên gọi, nhưng từ rất lâu, cầu đã được người Huế gọi là cầu Trường Tiền. Tên gọi này bắt nguồn từ việc gần cầu có một công trường đúc tiền, gọi là Trường Tiền của nhà Nguyễn.
Năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, cầu bị giật mìn sập hai nhịp phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.
Năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, cầu bị giật mìn sập hai nhịp phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.
Trong chiến sự Mậu Thân 1968, trụ 3 và nhịp 4 của cầu bị phá hủy. Sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ, rồi cầu được tu sửa tạm thời.
Trong chiến sự Mậu Thân 1968, trụ 3 và nhịp 4 của cầu bị phá hủy. Sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ, rồi cầu được tu sửa tạm thời.
Sau khi đất nước thống nhất, cầu được đổi tên từ cầu Nguyễn Hoàng thành cầu Tràng Tiền. Năm 1991, cầu được Công ty Cầu 1 Thăng Long tiến hành khôi phục. Đến năm 1995 cuộc trùng tu hoàn thành.
Sau khi đất nước thống nhất, cầu được đổi tên từ cầu Nguyễn Hoàng thành cầu Tràng Tiền. Năm 1991, cầu được Công ty Cầu 1 Thăng Long tiến hành khôi phục. Đến năm 1995 cuộc trùng tu hoàn thành.
Sau cuộc trùng tu này, kiến trúc cầu có nhiều thay đổi so với nguyên bản, đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên có từ thời Bảo Đại, lòng cầu bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can, màu sơn ghi xám thay cho màu từ xưa của cầu là màu nhũ bạc...
Sau cuộc trùng tu này, kiến trúc cầu có nhiều thay đổi so với nguyên bản, đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên có từ thời Bảo Đại, lòng cầu bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can, màu sơn ghi xám thay cho màu từ xưa của cầu là màu nhũ bạc...
Đến năm 2004 cầu lại một lần nữa đổi tên, từ Tràng Tiền thành Trường Tiền. Đây là tên gọi chính thức của cầu cho đến nay.
Đến năm 2004 cầu lại một lần nữa đổi tên, từ Tràng Tiền thành Trường Tiền. Đây là tên gọi chính thức của cầu cho đến nay.
Đến tháng 8/2017, trên cơ sở tham vấn của các nhà văn hóa Huế, cầu Trường Tiền được sửa chữa và phục hồi lại các hạng mục của cây cầu xưa.
Đến tháng 8/2017, trên cơ sở tham vấn của các nhà văn hóa Huế, cầu Trường Tiền được sửa chữa và phục hồi lại các hạng mục của cây cầu xưa.
Điểm đáng chú ý là việc bổ sung lại hệ thống lan can gồm 10 ban công cho người đi bộ dừng chân, ngắm cảnh.
Điểm đáng chú ý là việc bổ sung lại hệ thống lan can gồm 10 ban công cho người đi bộ dừng chân, ngắm cảnh.
Sau lần trùng tu này, cầu Trường Tiền đã trở về gần với dáng vẻ cách đây một thế kỷ.
Sau lần trùng tu này, cầu Trường Tiền đã trở về gần với dáng vẻ cách đây một thế kỷ.
Trong hơn 100 năm soi bóng xuống sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền đã trở thành cảm hứng vô tận cho những tâm hồn yêu thi ca.
Trong hơn 100 năm soi bóng xuống sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền đã trở thành cảm hứng vô tận cho những tâm hồn yêu thi ca.
Cầu đã in dấu trong trái tim người dân Cố đô Huế qua câu ca: Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp/ Em theo không kịp, tội lắm anh ơi/ Bấy lâu mang tiếng chịu lời/ Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa.
Cầu đã in dấu trong trái tim người dân Cố đô Huế qua câu ca: Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp/ Em theo không kịp, tội lắm anh ơi/ Bấy lâu mang tiếng chịu lời/ Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa.
Năm 1941, trong thời gian lưu lạc ở xứ Huế, thi sỹ Nguyễn Bính đã ví nét cong cong của nhịp cầu như hình ảnh của chiếc lược ngà: Cầu cong như chiếc lược ngà/ Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.
Năm 1941, trong thời gian lưu lạc ở xứ Huế, thi sỹ Nguyễn Bính đã ví nét cong cong của nhịp cầu như hình ảnh của chiếc lược ngà: Cầu cong như chiếc lược ngà/ Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, cho đến ngày nay ở Huế đã có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hương, nhưng vị trí mang tính biểu tượng của cầu Trường Tiền sẽ vĩnh viễn không bị thay đổi...
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, cho đến ngày nay ở Huế đã có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hương, nhưng vị trí mang tính biểu tượng của cầu Trường Tiền sẽ vĩnh viễn không bị thay đổi...
ời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Bạn có thể quan tâm

Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

Chiến dịch bi tráng của vị vua Việt duy nhất tử trận

Chiến dịch bi tráng của vị vua Việt duy nhất tử trận

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Cây cảnh hoa nở bốn mùa, hút tài lộc, may mắn vào nhà

Cây cảnh hoa nở bốn mùa, hút tài lộc, may mắn vào nhà

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

 Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

Đế chế ma túy thâu tóm thế giới không cần nổ súng

Đế chế ma túy thâu tóm thế giới không cần nổ súng

Top tin bài hot nhất

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

07/07/2025 06:42
Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

07/07/2025 07:30
Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

07/07/2025 07:12
Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

06/07/2025 19:08
 Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

06/07/2025 14:42

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status