Những điều ít biết về chùa Bồ Đề

Chùa được gọi tên Chùa Bồ Đề vì xa xưa trong làng có hai cây bồ đề cao, nổi bật giữa những làng quê ven sông Hồng.

Ni sư Thích Đàm Lan giữ chức trụ trì chùa Bồ Đề khi mới 16 tuổi và từng là 1 trong 10 công dân ưu tú thủ đô năm 2011.
Chùa Bồ Đề nằm ở số 90, phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội (trước kia thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Chùa Bồ Đề hiện đang bị cơ quan công an điều tra về vụ việc mua bán trẻ em.
Chùa Bồ Đề hiện đang bị cơ quan công an điều tra về vụ việc mua bán trẻ em.
Chùa Bồ Đề có tên chữ gọi là Thiên Sơn tự, được kiến tạo vào cuối đời nhà Trần (khoảng 1427) trên gò đất cao nên gọi là Núi Trời, nhờ vậy có tên chữ là Thiên Sơn.
Chùa được gọi tên Chùa Bồ Đề vì xa xưa trong làng có hai cây bồ đề cao, nổi bật giữa những làng quê ven sông Hồng, ngang đỉnh tháp chùa Báo Thiên ở trong Kinh thành Thăng Long ở bên kia sông.
Sau thời gian bị chiến tranh tàn phá, đến năm 1641, Chùa Bồ Đề mới được trùng tu tôn tạo lại trên nền chùa cũ. Đến giữa thế kỷ thứ XVIII, di tích dinh Bồ Đề, chùa và vùng phụ cận lại tiếp tục bị chiến tranh hủy hoại.
Vào năm 1874, đời vua Tự Đức thứ 27, trụ trì chùa là Đại sư Thích Nguyên Biểu tự hiệu Nhất Thiết đại sư (1835 – 1906). Thời gian làm trụ trì, Đại sư Thích Nguyên Biểu đã cho trùng tu tôn tạo trên nền chùa cũ. Ngoài ra, Đại sư còn khắc án văn Hoa Nghiêm kinh và Pháp Hoa kinh.
Tiếp đó, đến đầu thế kỷ thứ XX, chùa Bồ Đề trở thành trung tâm đào tạo Tăng Ni thuộc Hội phật giáo VN do HT. Thích Trí Hải đảm trách.
Năm 1946, giặc Pháp gây chiến, trường dời đi nơi khác. Chùa Bồ Đề chỉ còn lại NS Thích Đàm Thanh trụ giữ.
Năm 1951, thành phố bị lũ lớn, chùa bị sạt lở nên chỉ còn lại tòa thượng điện.
Đến năm 1971, HT Thích Trí Hải cùng tăng ni, thật tử tiếp tục tiến hành trùng tu lại chùa: kê kích toàn bộ thượng điện và xây dựng lại phía sau, nâng cao nền chùa.
Năm 1972, chức trụ trì chùa Bồ Đề được đảm nhận bởi NS.Thích Đàm Lan khi mới 16 tuổi (Ni sư Thích nữ Đàm Lan sinh năm 1956, tại Hải Dương).
Liên quan đến vụ bảo mẫu Nguyễn Thanh Trang, Chùa Bồ Đề vừa bị bắt về hành vi mua bán trẻ em, sư thầy Thích Đàm Lan nói "Về việc này, nhà chùa không ngờ tới Trang đã làm như vậy và cũng không ngờ Trang là con người như thế".
Liên quan đến vụ bảo mẫu Nguyễn Thanh Trang, Chùa Bồ Đề vừa bị bắt về hành vi mua bán trẻ em, sư thầy Thích Đàm Lan nói "Về việc này, nhà chùa không ngờ tới Trang đã làm như vậy và cũng không ngờ Trang là con người như thế".
Từ năm 1989, sư thầy Đàm Lan bắt đầu cưu mang những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
Được cho là người cưu mang, đùm bọc và che chở hàng trăm trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi dưới mái chùa Bồ Đề với sự ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm nên năm 2011, Ni sư Thích nữ Đàm Lan đã được Hội đồng Thi đua khen thưởng Hà Nội bình xét và lựa chọn là 1 trong 10 Công dân ưu tú thủ đô có nhiều thành tích nổi bật trong công tác từ thiện xã hội.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, dư luận đang xôn xao chuyện chùa Bồ Đề mua bán con nuôi.
Mới đây, ngày 3/8, cơ quan Công an Hà Nội cho biết đã tiến hành bắt Nguyễn Thị Thanh Trang (36 tuổi) phục vụ và trông giữ trẻ ở chùa Bồ Đề, (quận Long Biên, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, Ninh Bình) vì có hành vi mua bán trẻ em.
Theo cơ quan công an, 3 người khác cũng được triệu tập để lấy lời khai liên quan đến việc mua bán bé Cù Nguyên Công với giá 35 triệu đồng.
Công an Hà Nội cũng đã triệu tập Ni sư Thích Đàm Lan để thẩm tra nhưng chưa xác định có dấu hiệu liên quan nên nên Ni sư Thích Đàm Lan không bị bắt giữ.

100 năm Thế chiến 1: Ảnh mới công bố

(Kiến Thức) - Cùng hồi tưởng lại thời khắc ác liệt của Chiến tranh thế giới 1 qua loạt ảnh chưa từng công bố này nhân 100 năm CTTG1 (4/8/1914 - 4/8/2014).

Một binh sĩ dùng ống nhòm quan sát tình hình trận địa trong khi người khác liên lạc với sở chỉ huy để báo cáo tình hình.
 Một binh sĩ dùng ống nhòm quan sát tình hình trận địa trong khi người khác liên lạc với sở chỉ huy để báo cáo tình hình.

Bóng bồ đề che chở cô nhi

Các em nhỏ hồn nhiên bên thầy Lệ Hiếu - Ảnh: H.Ý.
 Các em nhỏ hồn nhiên bên thầy Lệ Hiếu - Ảnh: H.Ý.

Dưới cội từ bi

Tìm đến chùa Vạn Đức(ấp 2, xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, Bến Tre) vào buổi trưa nắng gắt, hỏi về thầy trong lúc sang sông, ngồi cùng phà, cô Hiếu, người dân địa phương kể: “Thầy về đây được 2 năm rồi. Trước khi thầy về nơi này, chùa chỉ là thảo am. Chùa nghèo, chỉ có 2 pho tượng và vách lá; nóc nhà thì mục nát. Lúc trời mưa, thầy và Phật tử chui dưới tượng Quan Âm núp rồi thay phiên nhau tát nước ngập. Trời nắng thầy cũng chịu cảnh ngủ ngồi bởi chùa cập mé sông, mỗi khi con nước lên là chùa ngập lênh láng.

Chùa trống trước trống sau, có bữa không có gạo nấu cơm, vậy mà người ta còn đem con nít đến bỏ trước chùa. Người ta ép thầy, nếu không nhận nuôi, họ bỏ xuống sông. Đêm hôm khuya khoắt, không còn sự lựa chọn, thầy đành nhận nuôi rồi ẵm đi khắp xóm xin nước cơm cho uống. Thấy thầy như vậy, vài bữa sau lại có người dắt con đến bỏ ở hiên chùa, rồi đi mất dạng, thầy phải dẫn vào nuôi. Cứ như vậy mà giờ thầy nuôi đến mấy chục chú tiểu. Mà các chú, ai cũng dễ thương hết”.

Như lời giới thiệu của cô bác, hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng cho tôi khi vừa bước chân đến chùa là các chú tiểu trong độ tuổi cắp sách đến trường, chú lớn nhất học lớp 8, chú nhỏ nhất học lớp 1 đang cặm cụi phụ các chú Phật tử chuyền lá, lợp nhà. Mái nhà mà các chú tiểu lợp là nơi để các chú ngủ và cũng là giảng đường. Cười tươi, chú tiểu Trung Giới, học lớp 3 khoe: “Lá này là sư phụ và các bác đi chặt ngoài mé sông. Rọc lá, đi phơi là việc của các cô Phật tử, còn chuyền lá lợp nhà là nhiệm vụ của mấy chú và anh, em chú tiểu tụi con”.

Trên mái nhà đang lợp, chú Diệp tiếp lời: “Toàn xã không có trung tâm nuôi trẻ mồ côi; nếu không có thầy, các chú tiểu sẽ không được ăn no, mặc ấm và được cắp sách đến trường như thế này. Thầy thương trẻ đến nỗi mà, công an ở huyện Ô Môn, TP.Cần Thơ cũng biết. Mới đây, họ còn gửi một bé 10 tuổi, mồ côi để thầy nuôi”.

Hỏi ra mới biết, trung bình một tháng, gói ghém lắm thầy phải chi đến 20 triệu. Chùa có hơn 10 gốc nhãn, một mùa bán không được bao nhiêu, thiếu tiền, thầy phải vận động Phật tử khắp nơi để xin. Cô Huệ, quận 10, TP.HCM chia sẻ: “Bữa thầy điện lên, thầy nói, cô ơi coi ở đâu có sữa, xin cho thầy ít; mấy chú ở đây không có sữa uống. Nghe thấy thương quá, mình chạy đi khắp chợ Nhật Tảo xin sữa cho mấy chú”.

Thương các chú như thương bản thân mình, nhưng từ ngày thầy nuôi trẻ mồ côi thầy chịu không ít tai tiếng. Cô Tâm, Chủ tịch xã bảo: “Nhiều người khác đạo ác ý, ganh tỵ gửi đơn tố cáo thầy đánh trẻ con. Lúc nhận đơn, mình thấy giật mình. Công an xã liền đi xác minh thì không phải vậy và xã cũng biết người vu cáo thầy. Nhưng thầy nói, thầy không muốn làm lớn chuyện, miễn sao thầy không như người ta nói là được nên ở xã ai cũng quý thầy”.

“Thương lắm”

Đó là câu nói mà khi nhắc đến thầy, hầu hết bà con nơi đây đều chia sẻ như thế. Và lý do mà thầy về đây trụ trì, gầy dựng, đem ánh sáng Phật pháp đến vùng nước nổi này cũng là vì một chữ “thương”.

Thầy kể: “Lúc trước thầy ở chùa Ấn Quang, quận 10, TP.HCM. Bữa nọ, thầy mời các cô Phật tử về đây làm từ thiện. Đến đây các cụ cứ cầm tay nói hoài một câu: thầy ơi, ở đây mà có cái chùa, có ông thầy là con chết cũng ưng ý. Ông bà già tụi con khát giáo lý lắm, tối muốn tụng kinh lắm mà đâu có nơi để tụng. Bà con tha thiết, thấy thương quá, chịu không nổi nên mình mới rời Sài Gòn về đây”.

So với ngày thầy mới về, đến thời điểm này chùa đã có trùng tu được chút đỉnh, ít ra là không còn chịu cảnh sống chung với nước ngập như ngày xưa và buổi tối cũng có chỗ cho bà con đến tụng kinh. Nhưng chùa vẫn là mái lá, cột dừa, chỉ có nơi các chú, thầy ngủ là lợp bằng tôn. Chùa vẫn nghèo và thầy thường xuyên đi mượn tiền trang trải sinh hoạt nhưng nhắc đến các chú tiểu là thầy lạc quan, rạng ngời hạnh phúc. 

“Chỉ cần khuya nghe tiếng các chú tụng kinh, gõ mõ; trưa thấy các chú công phu nghiêm chỉnh; rồi tối học bài chăm chỉ, nói chuyện lễ phép, hồn nhiên; gọi nhau í ới anh anh, em em… có mệt mấy, cũng trôi qua hết”, thầy tâm sự.
TIN BÀI LIÊN QUAN
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU