Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Giải mã

Những chất độc lạ lùng trong lịch sử nhân loại

17/01/2014 06:30

(Kiến Thức) - Những loài cây có độc tính cao nhưng lại được người trung cổ sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vũ khí chống giặc, tra khảo phạm nhân...

Đàm Thị Lan (tổng hợp)

Rượu độc đoạt mạng Alexander Đại đế thế nào?

Ly kỳ cây sanh 300 tuổi có “phép lạ” ở Vĩnh Phúc

10 loại cây cảnh giúp gia chủ phát tài

Kỳ lạ cây sữa mọc ra “bầu vú” ở Bắc Giang

Những vụ hạ độc vua chúa nổi tiếng lịch sử

1. Cây cà độc dược: Là một loại cây có lá xanh sẫm hình oval, cao từ 0,6 - gần 2m, có quả màu đen như trái anh đào, trông rất hấp dẫn. Nếu chúng ta ăn bất cứ phần nào của cây có thể dẫn đến chóng mặt, khô miệng, nôn mửa, thị lực giảm sút, tăng nhịp tim. Cây cà độc dược có tên khoa học là Belladonna và theo tiếng Latin có nghĩa là “phụ nữ đẹp”.
1. Cây cà độc dược: Là một loại cây có lá xanh sẫm hình oval, cao từ 0,6 - gần 2m, có quả màu đen như trái anh đào, trông rất hấp dẫn. Nếu chúng ta ăn bất cứ phần nào của cây có thể dẫn đến chóng mặt, khô miệng, nôn mửa, thị lực giảm sút, tăng nhịp tim. Cây cà độc dược có tên khoa học là Belladonna và theo tiếng Latin có nghĩa là “phụ nữ đẹp”.
Vào thời trung cổ, loại cây này được dùng làm phấn trang điểm ở Tây Ban Nha và Italy. Khi họ dùng chất này chà vào má, đôi má sẽ ửng hồng để thu hút cánh mày râu. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, đây thực sự là thuốc độc. Tương truyền, vợ vua Claudisus và Augustus đã dùng loại cây này để giết người. Thậm chí, có lời đồn rằng, vua Macbeth đã dùng loại cây này để đầu độc cả một đoàn quân xâm lược. Ông dùng cà độc được để tạo ra ảo giác khiến quân địch có cảm giác như đang bay, bị nôn mửa, gặp ảo giác và mạch đập nhanh đến đứt mạch.
Vào thời trung cổ, loại cây này được dùng làm phấn trang điểm ở Tây Ban Nha và Italy. Khi họ dùng chất này chà vào má, đôi má sẽ ửng hồng để thu hút cánh mày râu. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, đây thực sự là thuốc độc. Tương truyền, vợ vua Claudisus và Augustus đã dùng loại cây này để giết người. Thậm chí, có lời đồn rằng, vua Macbeth đã dùng loại cây này để đầu độc cả một đoàn quân xâm lược. Ông dùng cà độc được để tạo ra ảo giác khiến quân địch có cảm giác như đang bay, bị nôn mửa, gặp ảo giác và mạch đập nhanh đến đứt mạch.
Cồn thuốc được chiết xuất từ lá cây cà độc dược là một loại chất độc được nhiều người biết đến trong lịch sử. Những bộ tộc Gaelic thời Hy Lạp cổ xưa đã dùng cây cà độc dược như “thảo dược dũng cảm”. Loại cây này khiến các binh lính rơi vào ảo giác, tưởng như mình đang bay. Tương truyền rằng, người Roman còn dùng cây này như một “vũ khí” làm nhiễm độc thức ăn dự trữ của quân địch. Người Scot cũng dùng nó làm vũ khí trong cuộc chiến tranh hóa học. Họ tặng cho kẻ thù một vài thùng bia có nhựa cây độc này như bày tỏ tấm lòng chân thành. Cây cà độc dược còn được dùng trong lịch sử như một loại thuốc giảm đau trong phẫu thuật.
Cồn thuốc được chiết xuất từ lá cây cà độc dược là một loại chất độc được nhiều người biết đến trong lịch sử. Những bộ tộc Gaelic thời Hy Lạp cổ xưa đã dùng cây cà độc dược như “thảo dược dũng cảm”. Loại cây này khiến các binh lính rơi vào ảo giác, tưởng như mình đang bay. Tương truyền rằng, người Roman còn dùng cây này như một “vũ khí” làm nhiễm độc thức ăn dự trữ của quân địch. Người Scot cũng dùng nó làm vũ khí trong cuộc chiến tranh hóa học. Họ tặng cho kẻ thù một vài thùng bia có nhựa cây độc này như bày tỏ tấm lòng chân thành. Cây cà độc dược còn được dùng trong lịch sử như một loại thuốc giảm đau trong phẫu thuật.
2. Cựa của lúa mạch: Cựa lúa mạch được hình thành do ảnh hưởng của nấm độc tác động đến hạt lúa mạch đen và bột mì. Triệu chứng thường gặp của những nạn nhân bị nhiễm độc cựa lúa mạch là: mạch máu khó lưu thông, buồn nôn, gây ảo giác và cảm giác như có con gì đang bò trên da mình, teo nhỏ tử cung, thối hoại và chết. Vào thời trung đại đã có hơn 50.000 người chết vì cựa của lúa mạch. Vụ nhiễm độc cựa của lúa mạch nổi tiếng là “St. Anthony’s Fire”.
2. Cựa của lúa mạch: Cựa lúa mạch được hình thành do ảnh hưởng của nấm độc tác động đến hạt lúa mạch đen và bột mì. Triệu chứng thường gặp của những nạn nhân bị nhiễm độc cựa lúa mạch là: mạch máu khó lưu thông, buồn nôn, gây ảo giác và cảm giác như có con gì đang bò trên da mình, teo nhỏ tử cung, thối hoại và chết. Vào thời trung đại đã có hơn 50.000 người chết vì cựa của lúa mạch. Vụ nhiễm độc cựa của lúa mạch nổi tiếng là “St. Anthony’s Fire”.
Theo Medicinenet, vào ngày 15/08/1951, phần lớn người dân sống trong ngôi làng ở Pháp có tên là Pont Saint Esprit đã bị nhiễm cựa của lúa mạch nên họ“cuồng nhảy nhót”. Nạn nhân nhảy vô thức điên loạn trên các phố, la hét trong đau đớn và trải qua ảo giác mạnh, có cảm giác ai đang đốt da thịt mình, cuối cùng kiệt sức đến chết. Một số nhà sử học tin rằng, hội chứng icteri (cuồng loạn) trên có nguyên nhân sâu xa từ nhiễm độc cựa lúa mạch . Loại cây này cũng được dùng để phá thai ở thế kỉ 15 và 16.
Theo Medicinenet, vào ngày 15/08/1951, phần lớn người dân sống trong ngôi làng ở Pháp có tên là Pont Saint Esprit đã bị nhiễm cựa của lúa mạch nên họ“cuồng nhảy nhót”. Nạn nhân nhảy vô thức điên loạn trên các phố, la hét trong đau đớn và trải qua ảo giác mạnh, có cảm giác ai đang đốt da thịt mình, cuối cùng kiệt sức đến chết. Một số nhà sử học tin rằng, hội chứng icteri (cuồng loạn) trên có nguyên nhân sâu xa từ nhiễm độc cựa lúa mạch . Loại cây này cũng được dùng để phá thai ở thế kỉ 15 và 16.
3. Nấm bay (fly mushroom) - loại nấm mũ màu đỏ thường xuất hiện trong chuyện "Alice ở xứ sở thần tiên". Loại nấm này dùng trong đồ uống hay thêm vào thuốc mỡ. Chỉ khi chúng ta ăn chúng thì triệu chứng ngộ độc mới xuất hiện bao gồm: chóng mặt, mê sảng, say như uống quá nhiều rượu. Sau đó nạn nhân sẽ ngủ sâu hay chìm vào cơn mê. Các giáo sĩ Celtic (được gọi là Druid) công khai tiêu thụ loại nấm này trong một số nghi lễ. Hơn nữa, nấm mũ đỏ còn được dùng làm thuốc trừ sâu ở thế kỉ 16. Họ nghiền chất này thành bột và khuấy đều trong thùng để bơm ở ruộng.
3. Nấm bay (fly mushroom) - loại nấm mũ màu đỏ thường xuất hiện trong chuyện "Alice ở xứ sở thần tiên". Loại nấm này dùng trong đồ uống hay thêm vào thuốc mỡ. Chỉ khi chúng ta ăn chúng thì triệu chứng ngộ độc mới xuất hiện bao gồm: chóng mặt, mê sảng, say như uống quá nhiều rượu. Sau đó nạn nhân sẽ ngủ sâu hay chìm vào cơn mê. Các giáo sĩ Celtic (được gọi là Druid) công khai tiêu thụ loại nấm này trong một số nghi lễ. Hơn nữa, nấm mũ đỏ còn được dùng làm thuốc trừ sâu ở thế kỉ 16. Họ nghiền chất này thành bột và khuấy đều trong thùng để bơm ở ruộng.
4. Cây độc cần (hemlock): Đây là loại cây có thân mềm, có lốm đốm đỏ, hoa màu trắng nở thành cụm nhỏ và có mùi hương không hề dễ chịu. Cây độc cần có thể tìm thấy ở khắp châu Âu. Triệu chứng của người trúng độc là buồn nôn, nôn mửa, chậm phản ứng. Sau đó, nạn nhân bị tê liệt chân tay và các cơ đến chết. Nạn nhân nổi tiếng về nhiễm độc cây độc cần là nhà triết học người Hy Lạp Socrates. Ông bị bắt uống một chén cồn độc cây độc cần sa sau khi ông bị buộc tội mua chuộc người trẻ tuổi vì những quan điểm chủng tộc.
4. Cây độc cần (hemlock): Đây là loại cây có thân mềm, có lốm đốm đỏ, hoa màu trắng nở thành cụm nhỏ và có mùi hương không hề dễ chịu. Cây độc cần có thể tìm thấy ở khắp châu Âu. Triệu chứng của người trúng độc là buồn nôn, nôn mửa, chậm phản ứng. Sau đó, nạn nhân bị tê liệt chân tay và các cơ đến chết. Nạn nhân nổi tiếng về nhiễm độc cây độc cần là nhà triết học người Hy Lạp Socrates. Ông bị bắt uống một chén cồn độc cây độc cần sa sau khi ông bị buộc tội mua chuộc người trẻ tuổi vì những quan điểm chủng tộc.
5. Cỏ dại Jimson (Jimsonweed): Là loại cây có hoa màu trắng hình cái phễu, lá màu xanh đậm và quả đầy gai. Tất cả các bộ phận của cây đều cực kì độc. Cây cỏ dại Jimson nổi tiếng trong những câu chuyện liên quan tới thuốc độc thời Trung cổ. Ví dụ điển hình là cây này được nhắc tới trong Sử thi Odyssey của Homer và những vở kịch của Shakepeare bao gồm: Hamlet, Romeo và Juliet. Triệu chứng nhiễm độc cỏ dại Jimson cũng tương tự như trạng thái nhiễm độc cà độc dược.
5. Cỏ dại Jimson (Jimsonweed): Là loại cây có hoa màu trắng hình cái phễu, lá màu xanh đậm và quả đầy gai. Tất cả các bộ phận của cây đều cực kì độc. Cây cỏ dại Jimson nổi tiếng trong những câu chuyện liên quan tới thuốc độc thời Trung cổ. Ví dụ điển hình là cây này được nhắc tới trong Sử thi Odyssey của Homer và những vở kịch của Shakepeare bao gồm: Hamlet, Romeo và Juliet. Triệu chứng nhiễm độc cỏ dại Jimson cũng tương tự như trạng thái nhiễm độc cà độc dược.
6. Cây phụ tử được biết như Cây ô đầu (monkshood) là loại cây gây tử vong rất nhanh. Ban đầu, nạn nhân nôn mửa và tiêu chảy, sau đó chất độc này gây rối loạn chức năng tim cho tới khi nạn nhân chết. Có lời đồn rằng, Hoàng đế Claudius bị vợ đầu độc bằng chất độc cây phụ tử trong đĩa nấm. Bà dựng lên hiện trường giả có nhiều điều bất thường vì cây phụ tử được biết đến như “mẹ chồng của chất độc”.
6. Cây phụ tử được biết như Cây ô đầu (monkshood) là loại cây gây tử vong rất nhanh. Ban đầu, nạn nhân nôn mửa và tiêu chảy, sau đó chất độc này gây rối loạn chức năng tim cho tới khi nạn nhân chết. Có lời đồn rằng, Hoàng đế Claudius bị vợ đầu độc bằng chất độc cây phụ tử trong đĩa nấm. Bà dựng lên hiện trường giả có nhiều điều bất thường vì cây phụ tử được biết đến như “mẹ chồng của chất độc”.
7. Cây Cerbera Tanghin: Đây là loại cây bắt nguồn từ Mandagastar. Loại cây này có hoa hình ngôi sao và có nhiều nhựa cây. Tất cả các bộ phận của cây có độc tố cao, đặc biệt hạt của cây là độc nhất. Các triệu trứng tức khắc của nạn nhân khi bị trúng độc là: tim đập nhanh, nhìn các vật bị nhòe, đau đầu, buồn nôn, mê sảng và chết. Hạt của cây Cerbera Tanghin cực độc và được dùng trong thẩm vấn nạn nhân thời trung cổ. Nạn nhân bị ép uống chất độc hay nuốt một hạt của loại cây này. Theo quan niệm thời bấy giờ, nếu lập tức nôn mửa chứng tỏ nạn nhân vô tội. Ngược lại, nếu tù nhân bị chết và chất độc vẫn còn trong người thì bị coi là có tội và quy trình kết án coi như đã hoàn tất.
7. Cây Cerbera Tanghin: Đây là loại cây bắt nguồn từ Mandagastar. Loại cây này có hoa hình ngôi sao và có nhiều nhựa cây. Tất cả các bộ phận của cây có độc tố cao, đặc biệt hạt của cây là độc nhất. Các triệu trứng tức khắc của nạn nhân khi bị trúng độc là: tim đập nhanh, nhìn các vật bị nhòe, đau đầu, buồn nôn, mê sảng và chết. Hạt của cây Cerbera Tanghin cực độc và được dùng trong thẩm vấn nạn nhân thời trung cổ. Nạn nhân bị ép uống chất độc hay nuốt một hạt của loại cây này. Theo quan niệm thời bấy giờ, nếu lập tức nôn mửa chứng tỏ nạn nhân vô tội. Ngược lại, nếu tù nhân bị chết và chất độc vẫn còn trong người thì bị coi là có tội và quy trình kết án coi như đã hoàn tất.

Top tin bài hot nhất

Dự đoán ngày mới 17/5/2025 cho 12 con giáp: Tuất suôn sẻ

Dự đoán ngày mới 17/5/2025 cho 12 con giáp: Tuất suôn sẻ

16/05/2025 07:30
Dự đoán ngày mới 16/5/2025 cho 12 con giáp: Mão bị động

Dự đoán ngày mới 16/5/2025 cho 12 con giáp: Mão bị động

15/05/2025 07:30
Xếp hạng con giáp may mắn nhất 2 ngày cuối tuần 17-18/5/2025

Xếp hạng con giáp may mắn nhất 2 ngày cuối tuần 17-18/5/2025

16/05/2025 20:00
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 16/5/2025: Ma Kết vượng công danh

Tử vi 12 cung hoàng đạo 16/5/2025: Ma Kết vượng công danh

15/05/2025 14:00

Bạn có thể quan tâm

“Vũ khí” đặc biệt FBI dùng để tóm gọn ông trùm Al Capone

“Vũ khí” đặc biệt FBI dùng để tóm gọn ông trùm Al Capone

Cận cảnh loài cá cực lạ có môi đỏ chót, mặt cáu kỉnh dễ sợ

Cận cảnh loài cá cực lạ có môi đỏ chót, mặt cáu kỉnh dễ sợ

Dự đoán ngày mới 18/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu lạc quan

Dự đoán ngày mới 18/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu lạc quan

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

2 ngày cuối tuần, tuổi nào may mắn nhất, tuổi nào long đong?

2 ngày cuối tuần, tuổi nào may mắn nhất, tuổi nào long đong?

Xếp hạng con giáp may mắn nhất 2 ngày cuối tuần 17-18/5/2025

Xếp hạng con giáp may mắn nhất 2 ngày cuối tuần 17-18/5/2025

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status