Những cái chết oan trái chỉ vì tờ xét nghiệm ADN

Vụ án 3 người chết trong xe Mercedes cũng là 1 trong những vụ việc đau lòng xảy ra chỉ vì xét nghiệm ADN, “nghi ngờ không phải con đẻ”.

Vụ án 3 người trong gia đình chết bất thường trong xe Mercedes
Ngày 20/3, chiếc xe Mercedes được người dân phát hiện đỗ bất thường tại đoạn đường cụt thuộc xã Phương Độ, Hà Giang. Bên trong xe là 3 người đã chết.
Danh tính được xác định là vợ chồng anh Trịnh Đức Mạnh (SN 1972, lái xe Sở Xây dựng Hà Giang) và chị Nông Thị Bích Ngọc (SN 1980, bác sỹ Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang) cùng con trai 9 tháng tuổi.
 
Cơ quan chức năng xác định đây là một vụ án mạng và nghi phạm chính là anh chồng Trịnh Đức Mạnh. Hiện trường cho thấy chiếc xe không bị khóa cửa và trần xe cháy khét. Sau khám nghiệm tử thi, CA đưa ra nguyên nhân ban đầu là anh Mạnh có thể đã xả khí bình gas mini gây ngạt cho vợ con và chính mình.
Theo thông tin từ gia đình, cuộc điện thoại cuối của chị Ngọc gọi về để báo là bị chồng uy hiếp. Trước đo, 2 vợ chồng anh chị đã đệ đơn ly hôn lên tòa án và đang được thụ lý. Nguyên nhân là do 2 vợ chồng cãi nhau, anh Mạnh nghi ngờ cậu con trai thứ 2 9 tháng tuổi không phải là con mình nên đã đi xét nghiệm ADN.
Hiện vụ án đã được công an khởi tố.
Cha giết con vì “khuôn mặt và nước da không giống mình”
 
Ngày 8/11/2017, bé gái Đoàn Thị M (hơn 4 tháng tuổi) được mẹ phát hiện nằm bất tỉnh trên nền nhà, cơ thể nhiều vết tím bầm. Chị Đoàn Thị Vương (Vân Canh, Bình Định) hô hoán mọi người đưa con đi cấp cứu nhưng không kịp vì bé đã tử vong từ trước.
Sau khi vào cuộc điều tra, cơ quan CA đã tìm được nghi phạm chính là bố của bé gái, anh Đoàn Văn Út. Theo khai nhận, sáng ngày bé tử vong, bé M. khóc liên tục khiến anh Út bực bội, chửi rủa con gái chết.
Bị vợ cãi lại, anh này tức giận tuyên bố làm 2 con dê sống để cúng và dọa giết bé M. Chị Vương mặc kệ người chồng, cho con bú rồi sang hàng xóm làm rẫy giúp. Vợ đi, con gái lại khóc tiếp khiến anh Út tức tối, anh này đã đạp vào bụng và đánh vào cổ bé khiến bé tử vong tại chỗ.
Anh này cho biết, M. là bé thứ 2 của vợ chồng nhưng anh nghi ngờ bé không phải con ruột của mình vì khuôn mặt và làn da không giống mình. Trong nhiều lần cãi nhau với vợ, anh đã dọa giết con gái.
Bị chồng phát hiện “đổ vỏ hộ”, vợ cùng con gái tự tử
 
Tháng 2/2016, cháu N (2 tuổi) và mẹ là chị Huỳnh Thị Kim Phượng được anh Nguyễn Trang (Bình Tân, TP HCM), chồng chị Phượng và cha cháu N phát hiện trong tình trạng nguy kịch khi lên gọi 2 mẹ con ăn sáng. Bé N đã tím tái và ngừng thở trong chăn còn cổ tay chị Phượng đầy máu chảy.
Ngay lập tức anh gọi xe đưa vợ đi cấp cứu, con gái đã chết được anh giữ nguyên hiện trường và trình báo công an.
Qua điều tra, người làm cháu N chết là chị Phượng, mẹ bé. Theo khai báo, chị Phượng đã ngoại tình vào thời gian đi buôn bán và sinh bé N vào tháng 12/2003. Nghi ngờ bé N. không phải con mình, anh Trang đưa con đi xét nghiệm AND và phát hiện sự thật. Khi bị hỏi sự việc, chị Phượng tránh né và bị anh Trang đánh. Đêm hôm đó, chị làm con tử vong rồi tự cắt tay tự tử và nằm cạnh con.
Sau khi cơ quan chức năng kết tội, chị Phượng lĩnh án 2 năm tù về tội vô ý làm chết con đẻ.
Nghi vợ ngoại tình và con là của người khác, chồng giết vợ dã man rồi tự thú
 
Năm 2007, Cao Minh Thuận (Ea Tar, Cư M’gar, Đắk Lắk) kết hôn cùng chị Võ Thị Liên. 2 vợ chồng sinh được 2 đứa con. Từ năm 2014, Thuận nghi ngờ vợ có người tình khác và tự cho rằng bé D. (9 tuổi) không phải con của mình. 2 vợ chồng mâu thuẫn với nhau và anh Thuận đòi ly hôn nhưng chị Liên không cho.
Chiều 4/2/2016, chị Liên đang làm bếp thì Thuận ngồi chơi với con nảy sinh ý muốn giết vợ để tìm người mới. Thuận liền đi xuống bếp lấy một con dao rựa rồi bất ngờ dùng sống dao đánh vào gáy chị Liên khiến chị ngã xuống nền nhà. Chưa dừng lại, Thuận tiếp tục dùng rựa đánh nhiều lần vào người chị Liên. Sau đó, người đàn ông này lấy dây dù chèn vào cổ vợ đến khi nạn nhân bất động.
Gây án xong, Thuận bế cháu D. ra cổng khóc và gọi điện cho công an xã thú nhận vụ việc.

Những phát hiện lạ thường từ ADN cổ đại

Rất hiếm khi tìm thấy những người sống với ADN gần như không thay đổi trong suốt 8000 năm.

Phần lớn lịch sử nhân loại được viết nên không phải trên giấy mà là trong các gen của chúng ta. Một số gen thể hiện nguồn gốc thực sự, bất ngờ của nền văn hoá và sự tiến hóa tuyệt vọng để sống sót qua những đại dịch, trong khi một số khác không thay đổi qua hàng ngàn năm. ADN cổ đại cũng xua tan nhiều huyền thoại nhưng lại mở ra những bí ẩn mới.
Nhung phat hien la thuong tu ADN co dai
 
1. Giai đoạn trao đổi Columbus
Sự xuất hiện của người châu Âu ở châu Mỹ đã khiến dịch bệnh lan truyền ở các bộ lạc bản địa. Tai họa đầu tiên từ sự liên hệ này được gọi là "Giai đoạn trao đổi Columbus". Mọi thứ bắt đầu vào năm 1492 khi Christopher Columbus vượt biển đến Tân thế giới.
Trước đó, các mầm bệnh đã tồn tại ở châu Mỹ, bao gồm bệnh lao. Nhưng không căn bệnh nào có thể tàn phá như những căn bệnh đến từ những chuyến tàu vượt đại dương - bệnh đậu mùa, bệnh sởi, sốt vàng và cúm.
Về lý thuyết, tính mẫn cảm với bệnh đã gắn liền với thổ dân Mỹ tiến hóa trong sự cô lập từ hàng ngàn năm. Các nhà khoa học cuối cùng đã tìm thấy bằng chứng khi họ nghiên cứu ADN của người Tsimshian vào năm 2016. So sánh hai nhóm, cổ đại và hiện đại, họ đã tìm thấy sự thay đổi lớn trong các gen liên quan đến miễn dịch.
Có những lý do lịch sử về sự lây lan của bệnh đậu mùa sang người Tsimshian sau khi người châu Âu đến. Sự sụt giảm trong tính đa dạng di truyền cho thấy bệnh đậu mùa đã giết chết 57% dân số.
Người Tsimshian hiện nay khác biệt với tổ tiên của họ về mặt di truyền. Người cổ đại có một trình tự đặc biệt thích nghi với các mầm bệnh của khu vực. Các gen ở hậu duệ của họ là kết quả từ sự tiến hóa có chọn lọc để tồn tại khi có những bệnh mới xuất hiện.
2. Nguồn gốc của người Ailen
Nguồn gốc của người Ailen có thể được tìm thấy trong một người phụ nữ và thời kỳ đồ đá mới và ba người đàn ông từ thời kỳ đồ đồng. Được gọi là người phụ nữ Ballynahatty, ngôi mộ 5.200 năm tuổi của cô được tìm thấy vào năm 1855 gần Belfast. Bộ gen của cô đã được giải trình tự vào năm 2015 và cho thấy sự tương đồng về gen với người Tây Ban Nha và Sardinia ngày nay. Điều đáng chú ý là tổ tiên của cô lại đến từ Trung Đông.
Nhung phat hien la thuong tu ADN co dai-Hinh-2
 
Trong thời đại đồ đồng, những người định cư đến từ Đông Âu. Bộ ba nam giới có tổ tiên từ Pontic Steppe, một khu vực giáp ranh với cả Ukraine và Nga. Nhóm người thời đại đồ đồng 4.000 năm tuổi gần giống nhất về mặt di truyền với người Ireland, xứ Welsh, và người Scotland hiện đại.
Người Ailen có những khuynh hướng di truyền đáng chú ý – dễ dàng tiêu hóa sữa khi đã trưởng thành và một tình trạng gọi là nhiễm sắc tố sắt –sắt thừa ứ đọngtrong cơ thể. Rối loạn đã được tìm thấy ở người phụ nữ và ở một trong số những người đàn ông, nhưng mỗi người mang một đột biến khác nhau. Người đàn ông này cũng có các gen để tiêu hóa sữa, nhưng người phụ nữ thì không. Không ai trong bốn cá thể hoàn toàn phù hợp với bộ gen của người Ailen hiện đại, nhưng lại đại diện cho một số nhóm đã hình thành nên người Xen-tơ.
3. Người Koma Land
Người Koma Land đã từng sống ở Tây Phi ở nơi mà hiện nay là Ghana. Nếu đây không phải là một bí ẩn của họ, thì các nhà khảo cổ có lẽ đã hoàn toàn bỏ qua nền văn hoá của dân tộc này.
Tất cả những gì người Koma Land để lại là những bức tượng kì lạ bằng gốm. Những tác phẩm điêu khắc tưởng tượng miêu tả những động vật và con người, đôi khi kết hợp cả hai thành giống lai, và được tìm thấy trong những gò đất.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét ADN sót lại từ các hiện vật để xác định mục đích của chúng. Tuy nhiên, không ai quá hứng thú vì môi trường khô cằn và các hiện vật đã bị chôn vùi nhiều thế kỷ trong cát nóng đồng nghĩa với việc bất kỳ ADN nào cũng có thể bị thoái hoá không thể sử dụng được.
Song điều kì diệu là những chiếc bình gốm vẫn chứa đựng những dấu vết hữu ích của vật liệu di truyền của thứ mà chúng đã từng cất giữ. Đáng ngạc nhiên nhất là việc tìm thấy những dấu tích của cây chuối, quả chuối và cây thông, không có loài cây nào trong số này là cây bản địa vào thời kì đó (AD 600-1300). Nền văn hoá nghệ thuật này hẳn phải có những tuyến đường thương mại được thiết lập tốt trên khắp Tây Phi và sa mạc Sahara, sa mạc nóng lớn nhất hành tinh.
4. ADN không thay đổi
Rất hiếm khi tìm thấy những người sống với ADN gần như không thay đổi trong suốt 8000 năm. Thế giới cổ đại có sự di cư điên cuồng và xáo trộn bộ gen ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên lục địa Đông Á lại là một ngoại lệ.
Năm 1973, người ta tìm thấy một thi hài trong hang Cổng Địa ngục, nằm ở vùng Viễn Đông của nước Nga. Gần đây, ADN đã được tách từ người phụ nữ thời đại đồ đá này. Nhờ sự can thiệp di truyền ít ỏi từ thời kỳ đồ đá mới, gen của cô rất tương đồng với một số nhóm sắc tộc hiên nay ở trong khu vực này.
Điều này đúng đối với các nhóm nói tiếng Tungus, bao gồm những quần thể dân cư từ Trung Quốc như Oroqen và Hezhen. Cũng vẫn sử dụng ngôn ngữ Tungus là người Ulchi.
Sống ở vùng ngã ba biên giới giữa Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, họ vẫn tồn tại vì hai lý do kì diệu. Thứ nhất, họ vẫn giữ lối sống săn bắn hái lượm nguyên thủy cho mãi tới gần đây. Thứ hai, họ có vẻ là những hậu duệ trực tiếp của cùng một quần thể - và về cơ bản vẫn là cùng một quần thể với những thợ săn thời kỳ đồ đá mới của người phụ nữ được tìm thấy trong hang Cổng Địa ngục.
5. Người Mota
Mota là người Ethiopia đã viết lại toàn bộ câu chuyện về sự di cư của Châu Phi. Có lẽ ông đã qua đời 4.500 năm trước, nhưng gen của ông đã nói lên nhiều điều. Trước đây, người ta tin rằng con người hiện đại nói lời tạm biệt với châu Phi khoảng 70.000 năm trước và đi sang Trung Đông, Châu Âu và Châu Á trước khi các nông dân từ Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại vùng Sừng Châu Phi.
Nhung phat hien la thuong tu ADN co dai-Hinh-3
 

Bên trong nhà cổ hơn 100 tuổi thương gia nài nỉ chủ vẫn không bán

Ngôi nhà cổ có diện tích 150 m2, tuổi đời hơn 100 năm nằm giữa phố cổ được nhiều người trả giá cao nhưng gia chủ vẫn không bán.

Ngôi nhà cổ rộng 150 m2 có tuổi đời hơn 100 năm tuổi ở phố Lãn Ông, Hoàn Kiếm, Hà Nội được nhiều người trả giá lên tới bạc tỷ nhưng gia chủ vẫn lắc đầu. Lý do bởi nơi đây gắn liền với nghề bốc thuốc chữa bệnh lâu đời của gia tộc họ Phó.
 Ngôi nhà cổ rộng 150 m2 có tuổi đời hơn 100 năm tuổi ở phố Lãn Ông, Hoàn Kiếm, Hà Nội được nhiều người trả giá lên tới bạc tỷ nhưng gia chủ vẫn lắc đầu. Lý do bởi nơi đây gắn liền với nghề bốc thuốc chữa bệnh lâu đời của gia tộc họ Phó.
Theo ông Phó Đức Quế chia sẻ, ngôi nhà này được xây dựng từ nửa cuối thế kỷ 19, có tổng diện tích thực tế là 229 m2. Hiện nay do những biến động lịch sử nên gia đình ông chỉ còn sở hữu và sử dụng phần diện tích 150 m2.
 Theo ông Phó Đức Quế chia sẻ, ngôi nhà này được xây dựng từ nửa cuối thế kỷ 19, có tổng diện tích thực tế là 229 m2. Hiện nay do những biến động lịch sử nên gia đình ông chỉ còn sở hữu và sử dụng phần diện tích 150 m2.
Lối vào ngôi nhà cổ của gia đình ông Quế.
 Lối vào ngôi nhà cổ của gia đình ông Quế.
Người xây dựng ngôi nhà là kỵ của ông Quế (thường gọi là thầy lang rắn) gốc ở Hưng Yên lên Hà Nội hành nghề y. Ngôi nhà vừa là nơi ở đồng thời là cửa hàng bán thuốc bắc, bắt mạch, bốc thuốc. Ngoài hành nghề ở Hà Nội, thầy lang họ Phó còn đi khắp các tỉnh thành bán thuốc và được mời vào kinh chữa bệnh cho tầng lớp quan lại.
 Người xây dựng ngôi nhà là kỵ của ông Quế (thường gọi là thầy lang rắn) gốc ở Hưng Yên lên Hà Nội hành nghề y. Ngôi nhà vừa là nơi ở đồng thời là cửa hàng bán thuốc bắc, bắt mạch, bốc thuốc. Ngoài hành nghề ở Hà Nội, thầy lang họ Phó còn đi khắp các tỉnh thành bán thuốc và được mời vào kinh chữa bệnh cho tầng lớp quan lại.
Vợ chồng thầy lang Phó Đức Định (thường được gọi là ông bà Gia Hội) ông bà nội của ông Quế. Những năm đầu thế kỷ 20, nhờ nghề đông y gia truyền, nổi tiếng khắp xa gần nên gia đình thầy lang Định có cuộc sống rất sung túc, đủ đầy.
 Vợ chồng thầy lang Phó Đức Định (thường được gọi là ông bà Gia Hội) ông bà nội của ông Quế. Những năm đầu thế kỷ 20, nhờ nghề đông y gia truyền, nổi tiếng khắp xa gần nên gia đình thầy lang Định có cuộc sống rất sung túc, đủ đầy.
Ngôi nhà mang đặc trưng của kiến trúc Hà Nội xưa, theo dạng hình ống và có nhiều lớp nhà, giữa các lớp nhà có khoảng không gian để lấy ánh sáng.
 Ngôi nhà mang đặc trưng của kiến trúc Hà Nội xưa, theo dạng hình ống và có nhiều lớp nhà, giữa các lớp nhà có khoảng không gian để lấy ánh sáng.
Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng.
 Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng.
Có thể thấy toàn bộ đồ dùng trong nhà từ bộ bàn ghế, tủ kệ, đến chiếc giường nằm, bộ cánh cửa gian thờ đều được làm từ gỗ, được chạm khắc tinh xảo. Chúng đều có tuổi đời tương đương với ngôi nhà này.
 Có thể thấy toàn bộ đồ dùng trong nhà từ bộ bàn ghế, tủ kệ, đến chiếc giường nằm, bộ cánh cửa gian thờ đều được làm từ gỗ, được chạm khắc tinh xảo. Chúng đều có tuổi đời tương đương với ngôi nhà này.
Gác 2 được dùng để chứa hàng hay kê giường ngủ nên có độ cao không quá 2,2m, sàn bằng gỗ. Nếu cần phát triển hơn nữa về diện tích để ở thì người Hà Nội xưa thường phát triển nhà theo chiều cao để thành những tầng nhà.
 Gác 2 được dùng để chứa hàng hay kê giường ngủ nên có độ cao không quá 2,2m, sàn bằng gỗ. Nếu cần phát triển hơn nữa về diện tích để ở thì người Hà Nội xưa thường phát triển nhà theo chiều cao để thành những tầng nhà.
Trước đây trong việc thiết kế không gian nhà ở người dân chưa cần những khoảng không gian riêng tư như ngày nay, vì vậy việc xuyên suốt từ không gian phòng này sang phòng khác là đặc trưng nổi bật của nhà ở thời kỳ đó.
 Trước đây trong việc thiết kế không gian nhà ở người dân chưa cần những khoảng không gian riêng tư như ngày nay, vì vậy việc xuyên suốt từ không gian phòng này sang phòng khác là đặc trưng nổi bật của nhà ở thời kỳ đó.
Tầng 2 cũng là không gian được dùng để thờ cúng. Nếu như ở tầng 1 là bàn thờ gia tiên thì ở đây gia chủ bố trí một bàn thờ Phật.
Tầng 2 cũng là không gian được dùng để thờ cúng. Nếu như ở tầng 1 là bàn thờ gia tiên thì ở đây gia chủ bố trí một bàn thờ Phật.
Ông Quế cho biết, 3 pho tượng Phật này có tuổi đời gần 300 năm. Bà nội ông Quế là một phật tử vì vậy bà đã dành 1 góc trang trọng ở tầng 2 làm nơi thờ phật và tụng kinh hàng ngày.
 Ông Quế cho biết, 3 pho tượng Phật này có tuổi đời gần 300 năm. Bà nội ông Quế là một phật tử vì vậy bà đã dành 1 góc trang trọng ở tầng 2 làm nơi thờ phật và tụng kinh hàng ngày.
Những chiếc thạp và lu này được chủ nhân dùng để đựng thuốc bắc. Ông Quế cho hay, chúng có tuổi đời gần 100 năm.
 Những chiếc thạp và lu này được chủ nhân dùng để đựng thuốc bắc. Ông Quế cho hay, chúng có tuổi đời gần 100 năm.
Trước đây, ngôi nhà này có 1 cầu thang gỗ dẫn lên tầng 2 nhưng khi phần diện tích đó không thuộc sở hữu của gia đình ông Quế nữa thì ông dùng lối phụ này để lên gác.
 Trước đây, ngôi nhà này có 1 cầu thang gỗ dẫn lên tầng 2 nhưng khi phần diện tích đó không thuộc sở hữu của gia đình ông Quế nữa thì ông dùng lối phụ này để lên gác.
Chiếc sập 4 mặt, chạm trổ chim phượng và hoa một cách cầu kỳ, tinh xảo bằng loại gỗ quý hiếm. Theo ông Quế, chiếc sập này có từ thời các cụ để lại. Trước đây, có người chơi cổ vật đến nhà thấy chiếc sập quý, họ sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để mua. Tuy nhiên ông từ chối vì ngoài giá trị về tiền bạc, nó có nhiều giá trị về tinh thần và tâm linh đối với gia đình ông.
 Chiếc sập 4 mặt, chạm trổ chim phượng và hoa một cách cầu kỳ, tinh xảo bằng loại gỗ quý hiếm. Theo ông Quế, chiếc sập này có từ thời các cụ để lại. Trước đây, có người chơi cổ vật đến nhà thấy chiếc sập quý, họ sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để mua. Tuy nhiên ông từ chối vì ngoài giá trị về tiền bạc, nó có nhiều giá trị về tinh thần và tâm linh đối với gia đình ông.
Cũng như chiếc sập gụ, tràng kỷ mọi vật dụng trong ngôi nhà đều được gia đình ông Quế nâng niu, giữ gìn.
 Cũng như chiếc sập gụ, tràng kỷ mọi vật dụng trong ngôi nhà đều được gia đình ông Quế nâng niu, giữ gìn.
Chiếc đôn kê tượng.
 Chiếc đôn kê tượng.
Tủ quần áo.
 Tủ quần áo.
Chiếc lư đồng cổ.
 Chiếc lư đồng cổ.
Sàn gạch đá hoa này được ông nội của ông Quế tiến hành lát lại vào năm 1932.
 Sàn gạch đá hoa này được ông nội của ông Quế tiến hành lát lại vào năm 1932.
Dụng cụ nghiền thuốc từ thời cụ ông Quế để lại.
 Dụng cụ nghiền thuốc từ thời cụ ông Quế để lại.
Không gian khám chữa bệnh, bốc thuốc của gia đình ông Quế.
 Không gian khám chữa bệnh, bốc thuốc của gia đình ông Quế.
Lý giải việc nhiều lần từ chối bán nhà mặc dù được trả số tiền rất lớn, ông Quế bộc bạch: "Đây là ngôi nhà gắn bó với gia tộc họ Phó. Nó không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là nơi để tôi gìn giữ và tiếp nối cho thế hệ con cháu nghề đông y của cha ông. Trước khi ông nội tôi mất đã dặn chúng tôi dù khó khăn, đói khổ cũng phải gắng giữ lấy ngôi nhà này. Đến nay, các con tôi vẫn đang hoạt động trong ngành y. Ban ngày đi làm, buổi tối các cháu vẫn bốc thuốc, bắt mạch cho người dân" .
 Lý giải việc nhiều lần từ chối bán nhà mặc dù được trả số tiền rất lớn, ông Quế bộc bạch: "Đây là ngôi nhà gắn bó với gia tộc họ Phó. Nó không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là nơi để tôi gìn giữ và tiếp nối cho thế hệ con cháu nghề đông y của cha ông. Trước khi ông nội tôi mất đã dặn chúng tôi dù khó khăn, đói khổ cũng phải gắng giữ lấy ngôi nhà này. Đến nay, các con tôi vẫn đang hoạt động trong ngành y. Ban ngày đi làm, buổi tối các cháu vẫn bốc thuốc, bắt mạch cho người dân" .