Những “cái chết” đình đám của đại gia Việt ở nước ngoài

(Kiến Thức) - Do dính phải những bê bối tình dục, tham nhũng, hối lộ mà nhiều đại gia đã phải đối mặt với tù tội ở nước ngoài.

Đại gia gốc Việt bị truy tố vì tham nhũng 3,6 triệu USD công quỹ ở Mỹ
Mới đây, giới chức bang Pennsylvania (Mỹ) đã truy tố doanh nhân gốc Việt Thanh Nguyen về tội lừa đảo 3,6 triệu USD tiền công quỹ của bang cùng nhiều tội danh khác.
Theo tờ Philip, ông Thanh Nguyen trong vai trò là một nhà thầu được Sở giao thông bang Pennsylvania (PennDOT) thuê với món tiền lớn để làm công việc như quét dọn vệ sinh đường phố, phun thuốc diệt cỏ tại khu vực Philadelphia, bảo trì đường hầm…
Tuy nhiên, ông Thanh Nguyen đã không làm đúng như những thỏa thuận đã có với cơ quan PennDot mà đã kê khống các hóa đơn thực hiện các công việc đó. Vì vậy, ông Thanh Nguyễn bị cáo buộc tham nhũng 3,6 triệu USD tiền công quỹ.
Đồng phạm với Thanh Nguyen là Robert Slamon, 54 tuổi, là thanh tra tư vấn cho Sở giao thông bang Pennsylvania (PennDOT).
Thanh Nguyen (trái) và đồng phạm Robert Slamon.
Thanh Nguyen (trái) và đồng phạm Robert Slamon.

Thanh Nguyen - chủ của hai công ty V-Tech Services Inc. (V-Tech) và Utility Line Clearance Inc. (ULC) - đã được PennDOT trao cho hợp đồng dịch vụ bảo trì trị giá 26 triệu USD từ năm 2009.

Cơ quan công tố khẳng định, doanh nhân gốc Việt này đã che đậy hành vi ăn cắp công quỹ bằng cách rửa tiền thông qua việc chi lương cho nhân viên bằng séc. Các nhân viên này sau đó sẽ nộp séc vào ngân hàng để rút tiền mặt và đưa lại cho Nguyen.
“Thân chủ của tôi là một doanh nhân chăm chỉ, đáng kính. Ông đã dành nhiều thập niên qua thực hiện những công việc đáng trân trọng. Chúng tôi bị sốc bởi những cáo buộc này, và đang cố gắng hiểu nó khi được đọc lời phát biểu của ban hội thẩm”, luật sư của ông Nguyen, Brian McMonaglen nói.
Các công tố viên cũng cho biết, Slamon, với vai trò thanh tra tư vấn của PennDOT, đã làm giả hồ sơ, cho phép Nguyen được thanh toán cho những công việc ông này chưa hề làm. Họ khẳng định, đã có một lần Slamon nhận hối lộ 5.000 USD tiền mặt từ Nguyen.
Cả hai đã được cho tại ngoại hồi cuối tuần trước, sau khi nộp phí bảo lãnh 50.000 USD mỗi người.
Nếu bị kết án, Nguyen phải đối mặt với án phạt tối đa lên tới 150 năm tù, cùng khoản tiền bồi thường 250.000 USD.
Slamon có thể phải nhận mức án tới 95 năm tù, cùng khoản tiền phạt 150.000 USD.
Phiên điều trần sơ bộ sẽ diễn ra vào ngày 13/8 tới.
Tỷ phú Mỹ gốc Việt Võ Tăng Bình ra tòa vì bê bối visa
Tháng 9/2013, Võ Tăng Bình, đồng phạm số 1 trong vụ bê bối bán visa ở tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM đã bị bắt và được đưa ra tòa ở Thủ đô Washington DC.
Michael Sestak (trái) và vợ chồng Võ Tăng Bình.
Michael Sestak (trái) và vợ chồng Võ Tăng Bình. 
Võ Tăng Bình nguyên là tổng giám đốc công ty cổ phần giao nhận hàng hóa Santa có trụ sở tại tòa nhà Thiên Sơn số 5 (tầng 8), đường Nguyễn Gia Thiều, Q.3, TP HCM. Công ty có ba cổ đông sáng lập, trong đó ông Võ Tăng Bình (sinh năm 1974) quốc tịch Mỹ (gốc Việt) làm giám đốc (hai cổ đông còn lại là người Trung Quốc).
Theo cáo trạng, Bình cùng với Michael T. Sestak, cựu Trưởng bộ phận visa không di dân tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP HCM, và một số người khác, trong đó có vợ Bình cùng em gái, cùng phối hợp lập đường dây bán visa cho người Việt đi Mỹ. Các visa được bán với giá từ 20.000 đến 70.000 USD cho những người có rất ít cơ hội có thể xin visa.
Cáo trạng ước tính “thận trọng” thì số tiền đường dây này trục lợi có thể lên tới hơn chục triệu USD. Các nhà chức trách Mỹ đã tịch thu hơn 2 triệu USD từ tài khoản ngân hàng của những nghi can ở Mỹ.
Sestak, 42 tuổi, làm việc tại ở Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM từ tháng 8/2010 đến tháng 9/2012 trước khi bị bắt vào tháng 5/2013 ở Thái Lan.
Nữ tỷ phú gốc Việt dính bê bối tình dục, tham nhũng ở Trung Quốc
Li Wei, kiều nữ sinh năm 1963, người gốc Việt là nữ doanh nhân, tỷ phú từng gây chấn động khi khiến 15 quan chức Trung Quốc mất ghế. Bà này "lên giường" với những quan tham kể trên với mục đích kiếm “ô dù” bảo vệ cho việc kinh doanh của mình trước khi tố cáo họ trong một loạt các vụ án tham nhũng để cứu bản thân khỏi án tù nhiều năm.
Li Wei và các quan chức sa lầy vì bê bối tình dục, tham nhũng.
Li Wei và các quan chức sa lầy vì bê bối tình dục, tham nhũng. 
Sinh ra ở Việt Nam năm 1963, là con của một cặp vợ chồng Việt – Pháp, Li Wei theo cha tới Vân Nam sinh sống năm 7 tuổi. Khi còn trẻ, Li bán thuốc lá và sau đó đã tự lập cơ sở riêng nhờ vẻ đẹp hấp dẫn chết người.
Nhờ quan hệ, Li Wei được Zheng Shaodong, từng giữ chức vụ trong nhóm điều tra của Bộ Công an ở Quảng Đông, cấp thẻ cư trú. Sau đó, Li Wei cưới một quan chức cấp cao của tổng cục thuốc lá.
Qua chồng, Li tìm cách liên hệ với cựu tỉnh trưởng Van Nam Li Jiating và trở thành người tình của ông này. Li giúp đỡ cho con trai ông này được thẻ cư trú ở Hong Kong để đổi lấy hạn ngạch xuất khẩu thuốc lá. Cựu tỉnh trưởng suýt nữa thì bị lĩnh án tử hình năm 2003 vì ăn hối lộ tới hơn 30 triệu USD.
Để có thể trở thành chủ nhân nắm giữ đế chế kinh doanh trị giá hàng tỷ đô la, Li Wei xây dựng một mạng lưới bảo hộ ở khắp các tỉnh thành Trung Quốc từ Vân Nam, tới Quảng Đông, Bắc Kinh và Thanh Đảo bằng cách quan hệ với các quan chức, móc nối lên các cấp lãnh đạo cỡ bự để đưa về nguồn lợi cho mình. Li Wei từng bị bắt giam vì gian lận thuế năm 2006 song chỉ ở tù vài năm rồi được thả, còn những người tình đại gia của Li thì ở trong tù tại Bắc Kinh hoặc lĩnh án tử.
Doanh nhân Việt lĩnh án vì đưa hối lộ
Hãng thông tấn nhà nước Malaysia Bernama đưa tin, một doanh nhân Việt Nam bị buộc tội tại Tòa án Sessions vì đưa 21 triệu đồng để hối lộ cảnh sát cho vận chuyển xe gỗ đàn hương trái phép trên từ Đại lộ Đông Tây hướng tới Gerik.
Nguyễn Văn Xuân tại tòa sau khi anh bị buộc tội hối lộ cảnh sát để đưa buôn lậu gỗ.
Nguyễn Văn Xuân tại tòa sau khi anh bị buộc tội hối lộ cảnh sát để đưa buôn lậu gỗ.
Theo Đạo luật Ủy ban chống tham nhũng Malaysia (MACC), Nguyễn Văn Xuân có thể bị kết án tối đa 20 năm tù hoặc phải nộp phạt không dưới 66 triệu đồng tùy theo mức độ phạm tội.

"Tiếp cận" doanh nhân Việt đầu tiên có tàu ngầm

Một doanh nhân Thái Bình đã tự chế tạo ra chiếc tàu ngầm mini tự chế mang tên Trường Sa.

Bê bối cao ốc cao cấp Hà Nội của nhà thầu Trung Quốc

(Kiến Thức) - Golden Westlake được quảng cáo là khu căn hộ và biệt thự cao cấp nhưng cũng là nơi xảy ra nhiều bê bối khiến cư dân bức xúc.

Dự án khu căn hộ và biệt thự cao cấp Golden Westlake tọa lạc trên khu đất rộng 2 ha, nằm giữa hai đường Hoàng Hoa Thám và Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội). Nơi đây được quảng cáo là khu căn hộ sang trọng bậc nhất Hà Nội, đạt tiêu chuẩn 5 sao với toàn bộ nội thất nhập ngoại và có hướng nhìn thẳng ra Hồ Tây. Ảnh: Phối cảnh dự án.
 Dự án khu căn hộ và biệt thự cao cấp Golden Westlake tọa lạc trên khu đất rộng 2 ha, nằm giữa hai đường Hoàng Hoa Thám và Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội). Nơi đây được quảng cáo là khu căn hộ sang trọng bậc nhất Hà Nội, đạt tiêu chuẩn 5 sao với toàn bộ nội thất nhập ngoại và có hướng nhìn thẳng ra Hồ Tây. Ảnh: Phối cảnh dự án. 
Dự án được khởi công vào cuối năm 2007 và hoàn thành vào cuối năm 2009 do Công ty TNHH Hà Việt - Tung Shing làm chủ đầu tư, với số vốn khoảng 50 triệu USD.
 Dự án được khởi công vào cuối năm 2007 và hoàn thành vào cuối năm 2009 do Công ty TNHH Hà Việt - Tung Shing làm chủ đầu tư, với số vốn khoảng 50 triệu USD. 
Công ty Hà Việt - Tung Shing thuộc Tập đoàn Tung Shing (có địa chỉ tại Hồng Kông, Trung Quốc) và đơn vị chuyên phát triển các dự án xây dựng cho tập đoàn. Ngoài lĩnh vực bất động sản, Tập đoàn Tung Shing hiện kinh doanh ở các lĩnh vực khác như: máy may công nghiệp, giáo dục, công nghệ thông tin và phân phối độc quyền cho hệ thống Johnson Controls.
  Công ty Hà Việt - Tung Shing thuộc Tập đoàn Tung Shing (có địa chỉ tại Hồng Kông, Trung Quốc) và đơn vị chuyên phát triển các dự án xây dựng cho tập đoàn. Ngoài lĩnh vực bất động sản, Tập đoàn Tung Shing hiện kinh doanh ở các lĩnh vực khác như: máy may công nghiệp, giáo dục, công nghệ thông tin và phân phối độc quyền cho hệ thống Johnson Controls.
Quay lại với Golden Westlake, dự án được thiết kế theo lối kiến trúc đối xứng và nối với nhau bằng hệ thống tầng trệt dành cho khu thương mại, công cộng như siêu thị mini, phòng tập thể thao, nhà trẻ...
Quay lại với Golden Westlake, dự án được thiết kế theo lối kiến trúc đối xứng và nối với nhau bằng hệ thống tầng trệt dành cho khu thương mại, công cộng như siêu thị mini, phòng tập thể thao, nhà trẻ...
Dự án bao gồm 2 tòa tháp 23 tầng với 370 căn hộ cao cấp, trong đó có các căn hộ 2 tầng và 3 tầng có sân vườn. Đây là loại căn hộ lần đầu có mặt tại Việt Nam với diện tích 400 - 650 m2, riêng diện tích sân vườn lên tới 120 m2. Các căn hộ có 15 kiểu thiết kế khác nhau về màu sắc, các chi tiết, nội thất... để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
 Dự án bao gồm 2 tòa tháp 23 tầng với 370 căn hộ cao cấp, trong đó có các căn hộ 2 tầng và 3 tầng có sân vườn. Đây là loại căn hộ lần đầu có mặt tại Việt Nam với diện tích 400  - 650 m2, riêng diện tích sân vườn lên tới 120 m2. Các căn hộ có 15 kiểu thiết kế khác nhau về màu sắc, các chi tiết, nội thất... để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 
Ngoài ra, Golden Westlake còn có 16 biệt thự đa tầng có sân vườn và hệ thống gara riêng biệt.
Ngoài ra, Golden Westlake còn có 16 biệt thự đa tầng có sân vườn và hệ thống gara riêng biệt.
Bể bơi tiêu chuẩn với chiều dài bằng 3/4 bể bơi Olympic trong dự án, là nơi thư giãn của cư dân, đặc biệt trong những ngày nắng nóng.
Bể bơi tiêu chuẩn với chiều dài bằng 3/4 bể bơi Olympic trong dự án, là nơi thư giãn của cư dân, đặc biệt trong những ngày nắng nóng.  
Bể bơi dành cho biệt thự đa tầng.
 Bể bơi dành cho biệt thự đa tầng.
Khu căn hộ còn nhiều tiện ích khác như: khu vui chơi dành cho trẻ em, sân bóng chuyền bãi biển nhân tạo...
Khu căn hộ còn nhiều tiện ích khác như: khu vui chơi dành cho trẻ em, sân bóng chuyền bãi biển nhân tạo... 
... sân tennis và sân cầu lông.
 ... sân tennis và sân cầu lông. 
Hiện đại và nhiều tiện ích như vậy nhưng chủ dự án Golden Westlake vừa qua gặp rất nhiều rắc rối khi xây dựng khu căn hộ này. Đó là việc xây dựng đã ảnh hưởng trực tiếp tới hơn 100 hộ dân xung quanh, gây sụt, lún, nứt, xô nghiêng các căn nhà của họ.
Hiện đại và nhiều tiện ích như vậy nhưng chủ dự án Golden Westlake vừa qua gặp rất nhiều rắc rối khi xây dựng khu căn hộ này. Đó là việc xây dựng đã ảnh hưởng trực tiếp tới hơn 100 hộ dân xung quanh, gây sụt, lún, nứt, xô nghiêng các căn nhà của họ. 
Một số hộ gia đình đã kiện chủ đầu tư với số tiền bồi thường 500 triệu đồng. Tuy nhiên, chủ đầu tư chỉ đồng ý trả 50 triệu đồng, một số hộ khác thì thương lượng với các mức tiền khác nhau.
Một số hộ gia đình đã kiện chủ đầu tư với số tiền bồi thường 500 triệu đồng. Tuy nhiên, chủ đầu tư chỉ đồng ý trả 50 triệu đồng, một số hộ khác thì thương lượng với các mức tiền khác nhau.  
Chủ đầu tư này cũng từng gây sốc dư luận khi tuyên bố bán chỗ đỗ xe trong khu tầng hầm 1 (B1) với các mức giá: mức A 751 triệu đồng, mức B 815 triệu đồng, mức C 901 triệu đồng, mức D (tương đương với 2 chỗ đỗ) 1,180 tỷ đồng và mức cao nhất là mức E (tương đương với 4 chỗ đỗ xe) 2,145 tỷ đồng.
 Chủ đầu tư này cũng từng gây sốc dư luận khi tuyên bố bán chỗ đỗ xe trong khu tầng hầm 1 (B1) với các mức giá: mức A 751 triệu đồng, mức B 815 triệu đồng, mức C 901 triệu đồng, mức D (tương đương với 2 chỗ đỗ) 1,180 tỷ đồng và mức cao nhất là mức E (tương đương với 4 chỗ đỗ xe) 2,145 tỷ đồng. 
Nếu không mua chỗ đỗ xe, cư dân phải trả phí trông giữ ô tô là 3 triệu đồng/tháng. Việc làm này của chủ đầu tư nhận được phản ứng gay gắt của dư luận và các hộ dân sinh sống tại đây.
 Nếu không mua chỗ đỗ xe, cư dân phải trả phí trông giữ ô tô là 3 triệu đồng/tháng. Việc làm này của chủ đầu tư nhận được phản ứng gay gắt của dư luận và các hộ dân sinh sống tại đây. 
Dư luận cũng nhiều lần chứng kiến ô tô phải xếp hàng dài ngoài trời, không được vào bãi gửi xe do cư dân không đóng phí trông xe "khủng" mà chủ đầu tư đưa ra. Cuối cùng, sau nhiều lần kiện tụng của cư dân và Thanh tra Hà Nội cùng Sở Tài chính vào cuộc, chủ đầu tư đã nhượng bộ, hạ mức phí gửi xe ô tô xuống 1 triệu đồng/tháng.
 Dư luận cũng nhiều lần chứng kiến ô tô phải xếp hàng dài ngoài trời, không được vào bãi gửi xe do cư dân không đóng phí trông xe "khủng" mà chủ đầu tư đưa ra. Cuối cùng, sau nhiều lần kiện tụng của cư dân và Thanh tra Hà Nội cùng Sở Tài chính vào cuộc, chủ đầu tư đã nhượng bộ, hạ mức phí gửi xe ô tô xuống 1 triệu đồng/tháng.