
Phản ứng của Nga ngày càng trở nên cứng rắn và “bài bản” hơn. Kể từ tháng 3, quân đội Nga (RFAF) đã tập trung vũ khí hỏa lực mạnh, như pháo phản lực phóng loạt 122mm Grad ở mặt trận Kursk và Belgorod, để thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu tần suất cao vào các vị trí của quân Ukraine và không còn dung thứ cho bất kỳ hình thức "xâm nhập quấy rối" nào nữa.

Quan trọng hơn, Moskva cũng đã phát động một cuộc tấn công toàn diện vào cấp độ chính trị và dư luận. Tổng thống Nga Putin đã công khai kêu gọi binh lính Ukraine đầu hàng và nghiêm khắc cảnh báo rằng, bất kỳ binh lính Ukraine nào bị bắt, sẽ bị coi là "những kẻ khủng bố" và có thể bị truy tố hình sự.

Đây là sự leo thang rõ ràng trong bối cảnh chiến tranh, khi các hoạt động quân sự của Ukraine không còn đơn thuần là "chiến tranh vệ quốc".

Đằng sau điều này, đó là sự kiểm soát chính xác của Điện Kremlin đối với tình hình chiến tranh và dư luận quốc tế. Tình hình toàn cầu hiện nay đang đứng trước sự thay đổi, khi Mỹ đang khó khăn trong nội bộ, dẫn đến việc cung cấp viện trợ cho Ukraine bị đình trệ. Còn nhiều nước EU vẫn còn e ngại về việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, do suy thoái kinh tế và khủng hoảng năng lượng.

Mặc dù xung đột Nga-Ukraine vẫn đang tiếp diễn, nhưng nó đã dần chuyển từ "chiến tranh toàn diện", sang giai đoạn mà "kiểm soát hạn chế" và "ổn định đối đầu cùng tồn tại". Trong mô hình mới này, rõ ràng Nga đang dần lấy lại vị thế đã mất và nắm lấy quyền tự quyết.

Điều đáng chú ý là quân đội Nga không chỉ đang chiến đấu trên một chiến trường dài hàng nghìn km và đối đầu với cả khối phương Tây, mà còn là một trận chiến chính trị, một trận chiến tâm lý và một trận chiến dư luận quốc tế.

Moskva đã tổ chức sơ tán triệt để dân thường ở khu vực tiền tuyến đến "khu vực an toàn" ở phía đông, một mặt để giảm bớt thiệt hại cho các cuộc tấn công của quân đội Ukraine (AFU), mặt khác để tạo dựng nền tảng đạo đức cho những "người bảo vệ".

Chiến dịch này có vẻ mang tính “cưỡng ép” đối với phương Tây, nhưng bên trong nước Nga, nó đã củng cố hiệu quả sự ủng hộ và đồng thuận của người dân với cuộc chiến. Ngược lại, nhìn vào Ukraine, việc liên tục huy động, cắt giảm quân số ở tuyến đầu, thiếu hụt nguồn lực và sự mệt mỏi của người dân.., đã dần cho thấy dấu hiệu không thể kéo dài cuộc chiến.

Trong hơn ba năm xung đột, Ukraine đã nhiều lần cố gắng "phá vỡ bế tắc" thông qua các cuộc tấn công bất ngờ, phản công và viện trợ nước ngoài; nhưng mỗi nỗ lực đều bị phá vỡ bởi hệ thống phòng thủ có hệ thống của Nga.

Chiến lược hiện nay của Ukraine, là cố gắng tiến công vượt biên giới và đưa chiến tranh vào Nga, nhưng cuối cùng sẽ không thể thay đổi được tình hình chung. Ukraine không có đủ quân để tiến hành một cuộc chiến tranh kéo dài, cũng như không đủ sự hỗ trợ quốc tế, để tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện chống lại Nga.

Theo các nhà quan sát độc lập, các cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine, không gì khác hơn là một canh bạc chính trị tuyệt vọng. Nếu thua cuộc sẽ mất đi sự ủng hộ từ dư luận trong và ngoài nước này.

Cuộc chiến đang ngày càng trở nên mất cân bằng: một bên là Nga, nước đã nâng cấp toàn diện lực lượng vũ trang, ổn định hậu cần và đang thu hẹp chiến lược; bên kia là Ukraine, quốc gia đang kiệt quệ, có mặt trận hỗn loạn và thiếu sự hỗ trợ của phương Tây. Khi chiến tuyến lan tới biên giới, ý nghĩa biểu tượng của cuộc chiến đã thay đổ.

Ngọn lửa ở biên giới vẫn còn cháy, nhưng ranh giới chiến thắng hay thất bại đang trở nên rõ ràng hơn. Sự tiến quân của RFAF không chỉ là hành động quân sự, mà còn là tín hiệu phản công. Vừa qua, Moskva công bố tin tức chấn động, khi chỉ trong 3 tháng, họ đã loại khỏi vòng chiến đấu 138.000 quân Ukraine.

Bản tin chiến trường mới nhất của Nga, cho thấy RFAF đã hoàn toàn nắm quyền kiểm soát thế trận trên mặt trận Kursk. "Cuộc phản công mùa xuân" của AFU, vốn từng được các nhà quan sát quân sự phương Tây ủng hộ, giờ đây đã trở thành thế phòng thủ tuyệt vọng, bị mắc kẹt trong khu rừng rộng 35 km2.

Hiện tại, những người lính Ukraine, đang bị bao vây ở khu vực biên giới Kursk không dám đầu hàng, và không thể chờ quân tiếp viện từ Sumy, nên họ chỉ có thể bắn bừa bãi vào những chiếc UAV, mang theo loa truyền thanh và rải truyền đơn, đang cố gắng thuyết phục họ đầu hàng.

Nhưng khi lòng kiên nhẫn đã cạn, RFAF không còn cố gắng thuyết phục lính Ukraine đầu hàng nữa, mà trực tiếp sử dụng hỏa lực mạnh để dọn sạch khu vực. Tuần trước, RFAF đã phóng một tên lửa có độ chính xác cao mang đầu đạn nổ mạnh vào thành phố Krivoy Rog, trực tiếp tiêu diệt 85 sĩ quan Ukraine và cố vấn NATO.

Một đòn chí mạng hơn đến từ phía Sumy, khi RFAF quyết tâm xây dựng một vùng đệm sâu 30 km ở tỉnh Sumy của Ukraine. Sau khi kiểm soát hoàn toàn ngôi làng Basivka, ba lữ đoàn tăng viện của Ukraine đang phải đối mặt với nguy cơ bị bao vây.

Các cố vấn phương Tây tỏ ra lo lắng và đề nghị Kiev nhanh chóng rút quân khỏi Kursk và chuyển lực lượng chủ lực về tuyến phòng thủ Donetsk; nhưng Kiev vẫn kiên quyết giữ nguyên quan điểm. Xét cho cùng, ai sẽ sẵn sàng vứt bỏ mảnh đất đã cướp đi sinh mạng của 70.000 người? Nhưng AFU chắc chắn không có khả năng bảo vệ nơi này vào lúc này.

Theo số liệu mới được Bộ Quốc phòng Nga công bố: Trong ba tháng đầu năm nay, AFU đã chịu 138.000 thương vong, tương đương với 1.530 binh sĩ hy sinh mỗi ngày. Nếu mức tiêu thụ tiếp tục ở mức này, RFAF sẽ có thể tiêu diệt 800.000 quân Ukraine chỉ trong vòng 17 tháng.

Điều thậm chí còn đáng sợ hơn nữa là dân số của khu vực do chính phủ Ukraine kiểm soát chỉ dưới 30 triệu người và có chưa đến 7 triệu nam giới trong độ tuổi nhập ngũ. Ngoài ra, chính phủ còn phải duy trì hoạt động xã hội và số lượng người thực tế có thể nhập ngũ đang gần đến giới hạn.

Kiev hiện không chỉ cạnh tranh với Moskva trong các trận đấu pháo binh và UAV FPV trên một chiến tuyến dài hàng nghìn km, mà còn đặt cược vào tỷ lệ sinh của cả nước. Cuộc chiến này đang kéo Ukraine vào vực thẳm của "vực thẳm nhân khẩu học". (nguồn ảnh Military Review, Ukrinform, Kyiv Post, TASS).