Nhóm phóng viên quốc tế đầu tiên đặt chân tới Triều Tiên

Một máy bay của hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo đã đưa nhóm phóng viên truyền thông quốc tế hạ cánh an toàn xuống sân bay Kalma gần thành phố nghỉ dưỡng Wonsan, Triều Tiên.
 

Nhóm phóng viên quốc tế di chuyển từ Bắc Kinh tới Wonsan (Triều Tiên) trên một chiếc máy bay nhỏ của hãng hàng không Air Koryo. Ảnh: Sky News
Nhóm phóng viên quốc tế di chuyển từ Bắc Kinh tới Wonsan (Triều Tiên) trên một chiếc máy bay nhỏ của hãng hàng không Air Koryo. Ảnh: Sky News 
Theo Đài phát thanh Sputnik, chuyến bay của hãng Air Koryo xuất phát từ Bắc Kinh vào lúc 9h40 phút sáng (giờ địa phương) ngày 22/5. Phóng viên của hãng này nhấn mạnh không có bất kỳ đại diện truyền thông nào của Hàn Quốc có mặt trên chuyến bay.
Ngay khi đặt chân xuống thành phố Wonsan ở vùng bờ biển phía Đông Triều Tiên, các nhà báo nước ngoài được đưa tới một trung tâm báo chí đặt tại thành phố.
Ban tổ chức cho biết nhóm phóng viên quốc tế sẽ di chuyển tới bãi thử hạt nhân Punggye-ri trong sáng 23/5 nếu điều kiện thời tiết cho phép.
Nữ tiếp viên hàng không Triều Tiên trên chuyến bay. Ảnh: Sky News
 Nữ tiếp viên hàng không Triều Tiên trên chuyến bay. Ảnh: Sky News
Tom Cheshire – phóng viên của báo Anh Sky News có mặt tại Wonsan để đưa tin độc quyền - tiết lộ rằng nhóm truyền thông quốc tế sẽ di chuyển bằng tàu hỏa mất 12 tiếng tới vùng núi Punggye-ri. Sau đó, cả nhóm sẽ ngồi sẽ ô tô đi thêm 4 tiếng nữa và mất 2 tiếng đi bộ để tới được bãi thử hạt nhân.
Về phần phóng viên Hàn Quốc, Triều Tiên chưa cấp thị thực cho các nhà báo Hàn Quốc nên họ chưa thể di chuyển cùng nhóm phóng viên quốc tế tới Wonsan. Hiện một số nhà báo Hàn Quốc đang có mặt tại Bắc Kinh để chờ được cấp thị thực.
Phản ứng trước việc Triều Tiên từ chối tiếp nhận danh sách các nhà báo Hàn Quốc mà phía Seoul tìm cách chuyển qua kênh liên lạc ở làng đình chiến Panmunjom, chính phủ Hàn Quốc bày tỏ sự thất vọng.
Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon đưa ra cùng ngày có viết: “Chúng tôi nghĩ thật đáng tiếc và cũng đáng thất vọng khi nhà báo Hàn Quốc không thể tới Triều Tiên… Mặc dù vậy, chúng tôi ghi nhận thực tế phía Triều Tiên đang tiến hành quá trình dỡ bỏ như cam kết và hi vọng nó sẽ dẫn tới một cuộc hội nghị thành công giữa Triều Tiên và Mỹ”.
Phóng viên nước ngoài đặt chân xuống sân bay ở gần thành phố Wonsan (Triều Tiên). Ảnh: Sky News
Phóng viên nước ngoài đặt chân xuống sân bay ở gần thành phố Wonsan (Triều Tiên). Ảnh: Sky News 
Trước đó, trong ngày 27/4, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cam kết Bình Nhưỡng sẽ đóng cửa bãi thử hạt nhân Pyungge-ri và công khai sự kiện này với giới chuyên gia và truyền thông nước ngoài để đảm bảo minh bạch. Kế hoạch phá dỡ và đóng cửa bãi thử hạt nhân Pyungge-ri bao gồm việc dùng thuốc nổ đánh sập các đường ống, bịt các lối vào, di dời tất cả các cơ sở quan sát và nghiên cứu. Lực lượng bảo vệ cùng các nhà nghiên cứu cũng sẽ được rút khỏi đây và bãi thử sẽ bị đóng cửa hoàn toàn.
Triều Tiên thông báo sẽ mời phóng viên 5 nước bao gồm Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Mỹ tới đưa tin về sự kiện. Hiện chưa rõ lý do vì sao phóng viên Nhật Bản không được mời, trong khi đại diện truyền thông của các thành viên khác trong đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa đều được mời tham dự.
Phòng báo chí Triều Tiên chuẩn bị sẵn cho phóng viên tại Wonsan. Ảnh: Sky News
Phòng báo chí Triều Tiên chuẩn bị sẵn cho phóng viên tại Wonsan. Ảnh: Sky News 
Trong vài tháng trở lại đây, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đã có những bước cải thiện đáng kể. Mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đã có dấu hiệu “tan băng” sau Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều tổ chức vào 27/4 vừa qua. Kết thúc cuộc gặp mặt, hai bên đã ký "Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên". Bản tài liệu quy định hai nước cam kết hướng tới một bán đảo phi hạt nhân và một sự chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên vĩnh viễn.

Truyền thông quốc tế đổ về Triều Tiên xem đóng bãi thử hạt nhân

Hơn 20 nhà báo thuộc các hãng thông tấn Trung Quốc và phương Tây đã đến Triều Tiên hôm nay để chứng kiến việc đóng cửa bãi thử hạt nhân quan trọng của nước này.

Theo Reuters, Bình Nhưỡng chỉ mời đại diện của một số ít cơ quan thông tấn, báo chí, thay vì các chuyên gia kỹ thuật tới chứng kiến việc xóa bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri ở miền bắc Triều Tiên trong tuần này. Số người được mời rất hạn chế, bất chấp việc Mỹ kêu gọi phía Triều Tiên phải cho phép "tiếp cận không giới hạn" đối với cơ sở nói trên.
Các phóng viên quốc tế đang xếp hàng chờ làm thủ tục tại sân bay quốc tế Bắc Kinh ngày 22/5. Ảnh: Joint Press Corps.
Các phóng viên quốc tế đang xếp hàng chờ làm thủ tục tại sân bay quốc tế Bắc Kinh ngày 22/5. Ảnh: Joint Press Corps. 
Việc Triều Tiên ngày 21/4 tuyên bố sẽ đóng cửa bãi thử Punggye-ri đã được xem là một bước nhượng bộ then chốt trong vài tháng qua, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa nước này với Hàn Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, tiến trình hòa giải ngoại giao giữa các bên dường như đang vấp phải trở ngại, khi Bình Nhưỡng tuần trước đe dọa hủy cuộc gặp lịch sử dự kiến giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào ngày 12/6 tới.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang công du Washington và dự kiến sẽ có cuộc gặp riêng với người đồng cấp Mỹ Trump trong ngày hôm nay, 22/5 để bàn hướng giải quyết vấn đề cũng như đảm bảo hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra như kế hoạch.
Một người Triều Tiên (giữa) tự giới thiệu là phóng viên của báo Rodong Sinmun đang trò chuyện với các đồng nghiệp quốc tế tại sân bay Bắc Kinh. Ảnh: Yonhap.
Một người Triều Tiên (giữa) tự giới thiệu là phóng viên của báo Rodong Sinmun đang trò chuyện với các đồng nghiệp quốc tế tại sân bay Bắc Kinh. Ảnh: Yonhap. 

Giám đốc CIA: Triều Tiên đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân

Giám đốc CIA cho rằng Triều Tiên đang theo đuổi khả năng có thể khai hỏa đồng loạt nhiều tên lửa mang đầu đạn hạt nhân với mục tiêu cuối cùng là thống nhất hai miền bằng vũ lực.

Phát biểu hôm 23/1, Giám đốc CIA Mike Pompeo khẳng định Bình Nhưỡng sẽ không dừng lại sau chỉ 1 vụ thử hạt nhân thành công hôm 3/9/2017, và cảnh báo Triều Tiên đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ khó giữ bản sắc

Cuộc sống hiện đại cùng nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái của chính phủ Mông Cổ đang khiến tộc người chăn tuần lộc Dukha lạc hướng trong cố gắng duy trì truyền thống dân tộc.

Bo toc chan tuan loc cuoi cung o Mong Co kho giu ban sac
"Chu! Chu!", ông Erdenebat Chuluu thúc tuần lộc ra khỏi khu rừng tuyết tùng, tiến lên bình nguyên ở phía nam rừng taiga thuộc Mông Cổ, cách đường nhựa 200 km. Ông Chuluu đã sống cả đời với truyền thống bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước của tổ tiên Dukha, bộ tộc nổi tiếng với nghề chăn nuôi tuần lộc và đi săn trong những cánh rừng tại dãy núi Sayan hiểm trở vùng biên giới Mông Cổ - Nga.