Truyền thông quốc tế đổ về Triều Tiên xem đóng bãi thử hạt nhân

Hơn 20 nhà báo thuộc các hãng thông tấn Trung Quốc và phương Tây đã đến Triều Tiên hôm nay để chứng kiến việc đóng cửa bãi thử hạt nhân quan trọng của nước này.

Theo Reuters, Bình Nhưỡng chỉ mời đại diện của một số ít cơ quan thông tấn, báo chí, thay vì các chuyên gia kỹ thuật tới chứng kiến việc xóa bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri ở miền bắc Triều Tiên trong tuần này. Số người được mời rất hạn chế, bất chấp việc Mỹ kêu gọi phía Triều Tiên phải cho phép "tiếp cận không giới hạn" đối với cơ sở nói trên.
Các phóng viên quốc tế đang xếp hàng chờ làm thủ tục tại sân bay quốc tế Bắc Kinh ngày 22/5. Ảnh: Joint Press Corps.
Các phóng viên quốc tế đang xếp hàng chờ làm thủ tục tại sân bay quốc tế Bắc Kinh ngày 22/5. Ảnh: Joint Press Corps. 
Việc Triều Tiên ngày 21/4 tuyên bố sẽ đóng cửa bãi thử Punggye-ri đã được xem là một bước nhượng bộ then chốt trong vài tháng qua, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa nước này với Hàn Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, tiến trình hòa giải ngoại giao giữa các bên dường như đang vấp phải trở ngại, khi Bình Nhưỡng tuần trước đe dọa hủy cuộc gặp lịch sử dự kiến giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào ngày 12/6 tới.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang công du Washington và dự kiến sẽ có cuộc gặp riêng với người đồng cấp Mỹ Trump trong ngày hôm nay, 22/5 để bàn hướng giải quyết vấn đề cũng như đảm bảo hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra như kế hoạch.
Một người Triều Tiên (giữa) tự giới thiệu là phóng viên của báo Rodong Sinmun đang trò chuyện với các đồng nghiệp quốc tế tại sân bay Bắc Kinh. Ảnh: Yonhap.
Một người Triều Tiên (giữa) tự giới thiệu là phóng viên của báo Rodong Sinmun đang trò chuyện với các đồng nghiệp quốc tế tại sân bay Bắc Kinh. Ảnh: Yonhap. 
Báo Korean Times đưa tin, phóng viên thuộc các báo đài Trung Quốc, các hãng thông tấn Mỹ như AP, CNN, CBS và báo Nga Russia Today nằm trong số những người làm thủ tục đăng ký tại sân bay quốc tế Bắc Kinh, trước khi bắt chuyến bay của hãng hàng không Koryo tới Triều Tiên. Theo Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV, nhóm phóng viên quốc tế này hiện đã hạ cánh ở sân bay của thành phố Wonsan, miền đông Triều Tiên.
Nhiều hãng thông tấn quốc tế khác, bao gồm cả Reuters đã tìm cách xin tham gia đoàn phóng viên tới chứng kiến việc Triều Tiên đóng cửa bãi thử Punggye-ri, nhưng không được chấp thuận.
Hàn Quốc lấy làm tiếc vì các nhà báo của nước này rốt cuộc cũng bị từ chối cấp visa để dự sự kiện này, dù đã được mời trước đó.
"Dù thế nào, chính phủ Hàn Quốc vẫn sẽ quan tâm theo dõi việc Triều Tiên xúc tiến cam kết loại bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri, biện pháp đầu tiên để giải trừ hạt nhân, như kế hoạch. Chính phủ Hàn Quốc hy vọng các động thái như vậy sẽ dẫn tới việc tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới", trích tuyên bố của Bộ Thống nhất Hàn Quốc.

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Triều Tiên từng khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa được bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư.

Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.

Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.
 Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.

Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.
 Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.

Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.
Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.

Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.
 Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.

Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.
Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.

Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.
 Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.

Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.
 Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Mời độc giả xem video: Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Mỹ.

Hãi hùng cảnh dung nham núi lửa Hawaii đổ xuống Thái Bình Dương

(Kiến Thức) - Núi lửa Kilauea ở Hawaii (Mỹ) vẫn tiếp tục phun trào khiến dòng dung nham nóng chảy đổ xuống Thái Bình Dương. Dung nham và nước biển gặp nhau tạo ra đám mây hơi nước chứa đầy axit gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Theo hãng thông tấn Reuters, dòng dung nham nóng chảy từ núi lửa Kilauea đã đổ xuống Thái Bình Dương. Dung nham và nước biển gặp nhau tạo ra đám mây hơi nước chứa đầy axit, có thể làm tổn hại da và mắt, đồng thời gây ra các vấn đề về hô hấp cho con người. (Nguồn: Reuters)
Theo hãng thông tấn Reuters, dòng dung nham nóng chảy từ núi lửa Kilauea đã đổ xuống Thái Bình Dương. Dung nham và nước biển gặp nhau tạo ra đám mây hơi nước chứa đầy axit, có thể làm tổn hại da và mắt, đồng thời gây ra các vấn đề về hô hấp cho con người. (Nguồn: Reuters) 

Dung nham chảy xuống Thái Bình Dương ở phía đông nam Pahoa.
 Dung nham chảy xuống Thái Bình Dương ở phía đông nam Pahoa.

Được biết, kể từ khi núi lửa Kilauea ở Hawaii bắt đầu hoạt động trở lại ngày 3/5, khoảng 2.000 người trên Đảo Lớn đã được sơ tán.
Được biết, kể từ khi núi lửa Kilauea ở Hawaii bắt đầu hoạt động trở lại ngày 3/5, khoảng 2.000 người trên Đảo Lớn đã được sơ tán. 

Một người đàn ông sống trong khu vực gần núi lửa đã bị thương nặng do bị đá nóng trong dòng dung nham bắn vào người.
Một người đàn ông sống trong khu vực gần núi lửa đã bị thương nặng do bị đá nóng trong dòng dung nham bắn vào người. 

Tính đến thời điểm hiện tại, dung nham núi lửa Kilauea đã phá hủy hàng chục công trình trên đảo.
Tính đến thời điểm hiện tại, dung nham núi lửa Kilauea đã phá hủy hàng chục công trình trên đảo. 

Hàng nghìn người đã phải sơ tán khi núi lửa Kilauea hoạt động trở lại trong vài tuần gần đây.
 Hàng nghìn người đã phải sơ tán khi núi lửa Kilauea hoạt động trở lại trong vài tuần gần đây.

Một số người ngồi trên thuyền đã ghi lại cảnh dung nham đổ xuống biển.
 Một số người ngồi trên thuyền đã ghi lại cảnh dung nham đổ xuống biển.

Núi lửa Kilauea vẫn tiếp tục phun trào, đe dọa cuộc sống của các cư dân sống trên đảo.
 Núi lửa Kilauea vẫn tiếp tục phun trào, đe dọa cuộc sống của các cư dân sống trên đảo.

Hơi nước bốc lên khi dung nham từ núi lửa Kilauea tiếp xúc với nước biển.
 Hơi nước bốc lên khi dung nham từ núi lửa Kilauea tiếp xúc với nước biển.

Những người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi núi lửa luôn trong tình trạng sẵn sàng sơ tán.
Những người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi núi lửa luôn trong tình trạng sẵn sàng sơ tán. 

Dung nham núi lửa Kilauea chảy xuống biển.
Dung nham núi lửa Kilauea chảy xuống biển.