Nhóm giang hồ 3 lần Nam tiến thực hiện hợp đồng giết người thuê

Bà Danh chi tiền để Dũng "Mượt" vào TP HCM bàn chuyện giết người em rể, nâng hợp đồng từ 900 triệu đồng đánh dằn mặt lên giá một tỷ với yêu cầu phải dùng súng bắn.

Mời độc giả xem clip "Hai nhóm giang hồ thanh toán đẫm máu": (Nguồn VTC1)
Sáng 3.10.2014, PC47 Công an Hà Nội phối hợp Công an thành phố Thủ Dầu Một chính thức ghi những bản cung đầu tiên với Nguyễn Tiến Dũng (Dũng "Mượt") - kẻ cầm đầu nhóm sát thủ dùng súng bắn ông Nguyễn Tấn Phú đang dừng ôtô trên đường Hoàng Văn Thụ, khu dân cư Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một (Bình Dương).
Từ lời khai của Dũng “Mượt”, những kẻ tham gia giết người thuê đã lộ diện gồm: Trần Đức Quý (28 tuổi), Nguyễn Minh Đức (34 tuổi), Phạm Chí Thức (31 tuổi) và kẻ trực tiếp nổ súng là Lê Văn Thủy (Tiến "Lùn").
Năm 2012, sau khi vợ con sang Nga định cư, Nguyễn Tiến Dũng (Dũng "Mượt") sống một mình bằng nghề cho vay lãi, giao du với nhiều giang hồ có "số má" từ Bắc vào Nam. Giữa tháng 10.2012, đàn em tên Chung nói với Dũng có người ở miền Nam muốn nhờ “giải quyết công việc”. Sau đó, một người đàn ông giọng miền Nam nói tên Hưng gọi điện thoại cho Dũng.
Hưng mời Dũng vào TP HCM nói chuyện “công việc”. Dũng hiểu đây là việc quan trọng, cần kín đáo nên khoảng giữa 12.2012 đã gặp mặt. Dũng bảo Quý đi cùng và cả hai được vợ chồng ông bà Lê Mỹ Danh đưa ôtô tới đón, chở về một khách sạn thuộc quận Tân Bình.
Tại buổi tiệc chào đón giang hồ đất Bắc, bà Danh kể cho Dũng nghe về mối thù với người em rể là ông Phú, xuất phát từ việc tranh chấp mảnh đất gần 100m2 tại đường Nguyễn Du, TP Thủ Dầu Một. Vụ việc đang được tòa án giải quyết.
Ban đầu, bà Danh nhờ Dũng đánh dằn mặt ông Phú với giá 900 triệu đồng, trả trước một nửa. Tuy nhiên, người phụ nữ này đổi ý muốn “dằn mặt” mạnh hơn bằng cách dùng súng bắn. Thấy Dũng có vẻ không đồng ý, bà Danh tăng giá trị “hợp đồng” lên một tỷ đồng để hỗ trợ mua súng. Thỏa thuận và trao tiền xong, Dũng được vợ chồng bà Danh đưa đi xem mảnh đất đang tranh chấp, đến thăm nhà họ...
Đến ngày thứ 2, Dũng và Quý được Hưng cùng vợ chồng bà Danh tiếp tục đưa đi xem mảnh đất đang tranh chấp và đi xem nhà ông Phú để nhớ đặc điểm nhận dạng.
Sang ngày thứ 3, Dũng về Hà Nội. Trên đường về, Quý ghé tai Dũng cho biết bà Danh gửi 10 triệu đồng làm “lộ phí”. Theo lệnh Dũng tìm thêm người để thực hiện hợp đồng, Quý rủ Thức, Đức và Tiến tham gia.
Lần thứ hai vào Nam, trước khi đi Dũng đưa Quý 100 triệu đồng làm lộ phí. Cả nhóm thống nhất, Dũng và Quý đi máy bay, còn Thức và Tiến đi tàu hỏa cùng 2 xe máy vào sau.
Nhóm 4 người sau đó tới Thủ Dầu Một để khảo sát đường đi, theo dõi nhà ông Phú đến sạng sáng nhưng không gặp. Trở về Hà Nội trước, Dũng chỉ đạo Quý, Thức, Tiến ở lại tiếp tục tìm ông Phú.
Một ngày sau, Quý gọi điện báo với Dũng không tìm được ông Phú và xin ý kiến cho về Hà Nội. Lúc này, bà Danh gọi điện thoại giục, nói sao thực hiện lâu quá. Bị thúc, lần thứ 3 (ngày 4.1.2013), Dũng lại vào TP HCM.
Từ trái qua, Nguyễn Thanh Nhàn, Trần Đức Quý và Nguyễn Minh Đức.
Từ trái qua, Nguyễn Thanh Nhàn, Trần Đức Quý và Nguyễn Minh Đức. 
Trước khi đi Dũng đưa cho Quý 18 triệu đồng để giao cho Tiến mua súng ở Hải Phòng. Có được súng bắn đạn hoa cải (loại súng tự chế), Dũng đưa chứng minh nhân dân, hộ khẩu, 20 triệu đồng cho Quý thuê ôtô đi từ Hà Nội vào Bình Dương, kèm theo lộ phí 90 triệu đồng.
Đi mất 2 ngày vào tới Bình Dương, lần này nhóm sát thủ tìm được ông Phú. Sáng 6.1.2013, Dũng và Quý ngồi uống cà phê thì nhận được điện thoại của Đức và Tiến thông báo phát hiện "con mồi" nên đang theo dõi.
Ít phút sau, Dũng và Quý từ trên lầu của quán cà phê thấy xe của ông Phú đang dừng lại trên đường. Đức điều khiển xe máy chở Tiến ngồi sau ôm chiếc cặp chạy áp sát xe của ông Phú. Tiến dùng tay lấy súng trong cặp chĩa thẳng vào xe ông Phú, bóp cò...
Tin chắc ông Phú đã trúng đạn nhưng một lát sau, Dũng nhìn thấy ông Phú mở cửa ôtô đi xuống nói chuyện với những người xung quanh. Sợ ở lâu sẽ lộ, Dũng và Quý nhanh chóng rời khỏi quán cà phê, phi ra quốc lộ gặp Đức và Tiến.
Cả Đức và Tiến đang hí hửng vì thực hiện xong “hợp đồng” mà không bị phát hiện, truy đuổi thì Dũng cau mặt thông báo nạn nhân vẫn còn sống, không hề hấn gì. Dũng ra lệnh cho cả bọn khẩn trương rút ra Bắc và xóa dấu vết.
Dũng liên lạc với bà Danh để lấy nốt số tiền còn lại theo “hợp đồng” nhưng vợ chồng bà Danh lúc đó đã đi ra nước ngoài nhằm tạo chứng cứ ngoại phạm. Số tiền 450 triệu đồng, sau khi trừ chi phí Dũng chia cho các đồng phạm mỗi người 30 triệu đồng.
Về phía đám đàn em tham gia vụ giết thuê, do Dũng chi đẹp và cũng biết “đại ca” không đòi được khoản tiền còn tự động tách ra, mỗi đứa một phương. Người liên lạc với Dũng tên Hưng được xác định tên thật là Nguyễn Thanh Nhàn, con nuôi của vợ chồng bà Danh, cũng sa lưới.
Bản thẩm vấn đầu tiên tại trại tạm giam số 1 Hà Nội, ông trùm Dũng “Mượt” cho biết rất ức vì không lấy được nốt 550 triệu đồng còn lại theo “hợp đồng”. Nhưng vợ chồng bà Danh đã đi ra nước ngoài, chỉ còn Hưng ở lại nên Dũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Công an lần theo dấu vết kẻ giết người ở quán cà phê rồi bỏ trốn

Sau khi gây án, đối tượng giết người bỏ trốn về vùng sâu của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, bằng các trinh sát vẫn lần ra dấu vết và tiến hành truy bắt.

Ngày 31/12, Công an quận Bình Tân đang tạm giữ đối tượng Phùng Nguyễn Trọng Thụy (SN 1980, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) về tội danh “Giết người”. Nạn nhân được xác định là ông Lê Ngọc Đảnh (SN 1969, ngụ quận 11).
 
Thuỵ được cho là nghi can chính trong vụ án giết người tại quán cà phê trên đường Âu Cơ, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM.

Bị tòa tuyên án tù giam, kẻ giết người đập đầu vào vành móng ngựa

Nghe chủ tọa tuyên án tù đối với mình, Bình vung tay rồi đập đầu vào vành móng ngựa nhưng cảnh sát kịp khống chế đưa anh ta ra xe chuyên dụng.

Chiều 6/11, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên Sơn Văn Bình (24 tuổi, ngụ huyện Trần Đề) 14 năm tù vì tội Giết người.

Đại án Phạm Công Danh: Sự hối hận của Tổng giám đốc quỹ Lộc Việt

(Kiến Thức) - Bị cáo Nguyễn Việt Hà - cựu Tổng giám đốc quỹ Lộc Việt cho rằng: "bị cáo đâu ngờ đã tham gia vào thương vụ sai, giờ bị cáo mới nhận ra, bị cáo rất hối hận”.

Sáng ngày 11/1, phiên tòa sơ thẩm xét xử sai phạm xảy ra tại 4 ngân hàng: Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Sacombank, BIDV... tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi các bị cáo về hai hành vi liên quan tới 903 tỷ đồng tại Quỹ Lộc Việt.
Liên quan đến quỹ Lộc Việt, tại phiên tòa xét xử ‘đại án’ VNCB giai đoạn 1, TAND TP. HCM khi tuyên án đã có 10 kiến nghị cần được điều tra làm rõ đối với hành vi của các cá nhân, đại diện tổ chức liên quan, trong đó có kiến nghị điều tra đối với ông Nguyễn Việt Hà có hành vi ký hợp đồng ủy thác đầu tư trái phiếu với VNCB, tạo điều kiện cho ông Phạm Công Danh rút tiền, gây thất thoát cho VNCB 903 tỷ đồng.