Nhóm G7 sẽ ra sao nếu Mỹ "ra đi"?

(Kiến Thức) - Không có Mỹ, các lãnh đạo G7 vẫn đưa ra tuyên bố chung tại hội nghị Quebec đề cập đến hàng loạt vấn đề cấp bách của thế giới năm nay, và dường như họ đã không còn quan tâm đến việc Mỹ đi hay ở lại nhóm này.

Hội nghị thượng đỉnh G7 (nhóm các nước công nghiệp phát triển) tại Quebec, Canada, năm nay được cho là tập trung vào 5 chủ đề chính: Biến đổi khí hậu, tương lai tự động hóa và việc làm, bình đẳng giới, tăng trưởng toàn diện và hòa bình thế giới. Trong nhiều năm, Nhóm G7 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đối thoại, tìm ra những nền tảng chung và giải quyết bất đồng.
Tuy nhiên, hội nghị diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 8-9/6 năm nay đã bị bao trùm bởi cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh sau quyết định tăng mạnh thuế nhập khẩu nhôm thép của Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cùng những chính sách quyết đoán mới về nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
Được biết, Tổng thống Trump đã bỏ ngang hội nghị G7 và lên đường tới Singapore để dự thượng đỉnh Mỹ-Triều với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Trên đường đi, ông chủ Nhà Trắng khẳng định sẽ không ký tuyên bố chung được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo G7.
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra trong bầu không khí căng thẳng. Ảnh: EPA.
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra trong bầu không khí căng thẳng. Ảnh: EPA. 
“Vì những phát ngôn sai lệch của Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại cuộc họp báo của ông ấy và thực tế rằng Canada đang áp đặt mức thuế lớn lên những người nông dân, công nhân và doanh nghiệp Mỹ, tôi đã yêu cầu các đại diện của Mỹ không ký tuyên bố chung được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo G7”, Tổng thống Trump viết trên Twitter.
Chia rẽ giữa Mỹ và phần còn lại của G7 đã trở nên gay gắt đến mức các nhà quan sát đã gọi hội nghị G7 năm nay là “G6 + 1”.
Gạt Mỹ, G7 vẫn ra tuyên bố chung
Có vẻ như phần còn lại của G7 đã không còn quá quan tâm đến việc Mỹ đi hay ở lại nhóm này.
Dù không có Mỹ, 6 nước trong G7 vẫn đưa ra tuyên bố dài 8 trang, trong đó đề cập hàng loạt vấn đề cấp bách của thế giới như chủ nghĩa bảo hộ thương mại, thỏa thuận hạt nhân Iran, biến đổi khí hậu và quan hệ giữa phương Tây với Nga,...
Cụ thể, các nhà lãnh đạo G7 đã cam kết cải tổ toàn diện Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sớm nhất có thể và "nỗ lực giảm các hàng rào thuế quan, các hàng rào phi thuế quan và các khoản trợ cấp của chính phủ".

Mời độc giả xem thêm video: Sức nóng trước thềm khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G7 (Nguồn: VTC1)

Nhóm những nước còn lại của G7 đã nhất trí về sự cần thiết của một “nền thương mại tự do, công bằng và đôi bên cùng có lợi” và tầm quan trọng của đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ.
Về vấn đề hạt nhân Iran, các nhà lãnh đạo G7 cam kết đảm bảo vĩnh viễn rằng Iran "sẽ không bao giờ tìm kiếm, phát triển hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân".
G7 vẫn vững mạnh nếu không có Mỹ?
Theo Daily Sabah, trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định G7 sẽ không ngại ký tuyên bố chung của 6 nước, và rằng nhóm G7 không cần đến Mỹ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) khẳng định G7 sẽ vẫn là một tổ chức vững mạnh nếu không có Mỹ. Ảnh: DS.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) khẳng định G7 sẽ vẫn là một tổ chức vững mạnh nếu không có Mỹ. Ảnh: DS.
Tổng thống Pháp từng tìm cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Trump, nhưng giờ đây lại khẳng định 6 nước ngoài Mỹ giờ đây mới là “thế lực mới ở tầm cỡ thế giới”.
“6 quốc gia còn lại trong G7 hợp thành một thị trường rộng lớn hơn so với Mỹ. Có lẽ, Tổng thống Trump hiện tại không quan tâm tới việc bị cô lập, nhưng chúng tôi (G7) cũng không ngại trở thành nhóm 6 nước nếu cần thiết”, Tổng thống Macron phát biểu tại cuộc họp báo hôm 7/6.
Tổng thống Pháp khẳng định thêm nếu Mỹ từ bỏ vai trò toàn cầu, 6 thành viên còn lại của G7 sẽ vẫn là một tổ chức vững mạnh.
Tuy nhiên, theo Khaleej Times, Mỹ vẫn là nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Ngay cả khi 6 quốc gia còn lại hợp sức và thành lập G6+1 đi chăng nữa thì G7 có thể không đạt được kết quả tốt nhất. Nếu G7 không mở rộng và “sáp nhập” thêm các cường quốc kinh tế khác để “đối kháng” với Mỹ, vị thế của tổ chức này sẽ không được coi trọng như trước.

Dân chơi "gãy cánh" trong bữa tiệc trụy lạc của tỷ phú khét tiếng

Khi tham gia tiệc "thác loạn", các dân chơi mặc rất kiệm vải và vùi trong những trò chơi thâu đêm suốt sáng không biết mệt.

Travers Beynon - trùm thuốc lá Úc từ lâu được biết đến là tay chơi khét tiếng. Người đàn ông này còn có tên là "The Candy Man". Sự ăn chơi của gã không chỉ ở vẻ bên ngoài hay những cuộc tiệc tùng hằng tuần mà anh ta còn tự tay chi một khoản tiền lớn để tổ chức bữa tiệc thác loạn hằng năm.

Ai hưởng lợi nhiều nhất từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

(Kiến Thức) - Có thể nói, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là những người hưởng lợi nhất trong cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều vừa qua  họ đều đạt được những mục tiêu mà họ đã đề ra.

Tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều hôm 12/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký văn kiện chung được đánh giá là “quan trọng và toàn diện”, trong đó Triều Tiên đồng ý chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này, còn Mỹ cho biết sẽ ngừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc.
Nhiều vấn đề còn tồn tại, chẳng hạn như các bước đi cụ thể mà Triều Tiên sẽ thực hiện trong quá trình phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, theo Washington Post, cuộc gặp thượng đỉnh vừa qua có thể coi là một cơ hội lịch sử đem lại lợi ích cho nhiều người, trước hết phải kể đến hai "nhân vật chính" là Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. 

Thân thế bất ngờ cựu Tổng thống Philippines vừa dính án tham nhũng

(Kiến Thức) - Cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, người đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng, là con trai của bà Corazon Aquino - nữ tổng thống đầu tiên của Philippines nói riêng và của cả châu Á nói chung.

Ngày 20/6, Cơ quan chống tham nhũng Philippines đã cáo buộc cựu Tổng thống Benigno Aquino III tội danh hình sự liên quan đến việc ông Aquino vượt quyền Quốc hội khi thông qua việc chi 72 tỷ peso (tương đương 1,35 tỷ USD) cho các dự án của chính phủ để lối lấy sự ủng hộ của các nghị sĩ vào năm 2012. Ảnh: Getty Images.
Ngày 20/6, Cơ quan chống tham nhũng Philippines đã cáo buộc cựu Tổng thống Benigno Aquino III tội danh hình sự liên quan đến việc ông Aquino vượt quyền Quốc hội khi thông qua việc chi 72 tỷ peso (tương đương 1,35 tỷ USD) cho các dự án của chính phủ để lối lấy sự ủng hộ của các nghị sĩ vào năm 2012.  Ảnh: Getty Images.

Công tố viên đã đề xuất tội danh này với ông Aquino vào tuần trước, song thông tin này mới được chính thức công bố ngày 20/6. Nếu như bị kết án, ông Aquino sẽ đối mặt với mức án lên tới 2 năm 4 tháng tù. Ảnh: Getty Images.
 Công tố viên đã đề xuất tội danh này với ông Aquino vào tuần trước, song thông tin này mới được chính thức công bố ngày 20/6. Nếu như bị kết án, ông Aquino sẽ đối mặt với mức án lên tới 2 năm 4 tháng tù.  Ảnh: Getty Images.

Được biết, năm 2014, khi ông Aquino còn nắm quyền, Tòa án Tối cao Philippines đã khẳng định việc chuyển số ngân sách trên là bất hợp pháp và vi hiến. Tuy nhiên, không có hành động cụ thể nào sau đó được tiến hành. Ảnh: Wikipedia.
 Được biết, năm 2014, khi ông Aquino còn nắm quyền, Tòa án Tối cao Philippines đã khẳng định việc chuyển số ngân sách trên là bất hợp pháp và vi hiến. Tuy nhiên, không có hành động cụ thể nào sau đó được tiến hành. Ảnh: Wikipedia.

Cựu Tổng thống Aquino sinh ngày 8/2/1960 tại thủ đô Manila. Ông là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Cha ông là Benigno Aquino, Jr. - Phó Thống đốc tỉnh Tarlac và mẹ là cựu Tổng thống Philippines Corazon Aquino. Ảnh: Getty.
 Cựu Tổng thống Aquino sinh ngày 8/2/1960 tại thủ đô Manila. Ông là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Cha ông là Benigno Aquino, Jr. - Phó Thống đốc tỉnh Tarlac và mẹ là cựu Tổng thống Philippines Corazon Aquino. Ảnh: Getty.

Ông Aquino học phổ thông đến đại học từ năm 1965 đến năm 1981. Ảnh: Rappler.
 Ông Aquino học phổ thông đến đại học từ năm 1965 đến năm 1981. Ảnh: Rappler.

Năm 1981, Aquino tốt nghiệp Đại học Manila với tấm bằng cử nhân kinh tế. Không lâu sau đó, ông đoàn tụ với gia đình ở Newton, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: Manila Channel
Năm 1981, Aquino tốt nghiệp Đại học Manila với tấm bằng cử nhân kinh tế. Không lâu sau đó, ông đoàn tụ với gia đình ở Newton, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: Manila Channel

Năm 1983, sau hơn 2 năm ở Mỹ, ông Aquino trở về Philippines cùng với gia đình và làm giám sát viên bán lẻ cho Mondragon Industries Philippines, Inc. rồi sau đó là quản lý nhân sự cho Nike Philippines, Inc. Ảnh: Manila Bulletin
 Năm 1983, sau hơn 2 năm ở Mỹ, ông Aquino trở về Philippines cùng với gia đình và làm giám sát viên bán lẻ cho Mondragon Industries Philippines, Inc. rồi sau đó là quản lý nhân sự cho Nike Philippines, Inc. Ảnh: Manila Bulletin

Từ năm 1986 đến 1992, trong thời kì tại nhiệm của mẹ ông là Tổng thống Corazon Aquino, Aquino làm việc tại công ty bảo hiểm Intra-Strata của người chú là Phó chủ tịch công ty Antolin Oreta Jr. Ảnh: Philippine Star
 Từ năm 1986 đến 1992, trong thời kì tại nhiệm của mẹ ông là Tổng thống Corazon Aquino, Aquino làm việc tại công ty bảo hiểm Intra-Strata của người chú là Phó chủ tịch công ty Antolin Oreta Jr. Ảnh: Philippine Star

Từ năm 1993 đến năm 1998, Aquino làm trợ lý điều hành rồi sau đó là quản lý dịch vụ tại công ty sản xuất đường Central Azucarera de Tarlac của Hacienda Luisita phụ trách vùng Cojuangco. Ảnh: Reuters.
 Từ năm 1993 đến năm 1998, Aquino làm trợ lý điều hành rồi sau đó là quản lý dịch vụ tại công ty sản xuất đường Central Azucarera de Tarlac của Hacienda Luisita phụ trách vùng Cojuangco. Ảnh: Reuters.

Vào năm 1998, ông được bầu vào Hạ viện với vai trò là người đại diện cho quận 2 của tỉnh Tarlac trong Quốc hội thứ 11 của Philippines. Vào năm 2007, ông được bầu làm Thượng nghị sĩ. Ảnh: TIME.
 Vào năm 1998, ông được bầu vào Hạ viện với vai trò là người đại diện cho quận 2 của tỉnh Tarlac trong Quốc hội thứ 11 của Philippines. Vào năm 2007, ông được bầu làm Thượng nghị sĩ. Ảnh: TIME.
Ông được bầu làm Tổng thống thứ 15 của Philippines vào năm 2010 và giữ cương vị này trong khoảng thời gian từ ngày 30/6/2010 đến 30/6/2016. Ảnh: Rappler.
Ông được bầu làm Tổng thống thứ 15 của Philippines vào năm 2010 và giữ cương vị này trong khoảng thời gian từ ngày 30/6/2010 đến 30/6/2016. Ảnh: Rappler. 

Về đời tư, cựu Tổng thống Aquino chưa kết hôn và cũng chưa có con. Ông là tổng thống độc thân đầu tiên của Philippines và là vị tổng thống thứ hai của Philippines không uống rượu. Ảnh: CNN Philippines.
 Về đời tư, cựu Tổng thống Aquino chưa kết hôn và cũng chưa có con. Ông là tổng thống độc thân đầu tiên của Philippines và là vị tổng thống thứ hai của Philippines không uống rượu.  Ảnh: CNN Philippines.