Nhóm đối tượng nào được phép ra ngoài đường khi TP. HCM “nâng mức” giãn cách?

Lực lượng giao thông sử dụng ứng dụng công nghệ tạm ngưng hoạt động tại thành phố Thủ Đức và các quận huyện: 8, 12, Vò Gấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn.

Nhằm tăng cường siết chặt hơn nữa lưu lượng giao thông trên đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 và các Công văn chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 khác, ngày 21/8, UBND TP. HCM đã ra Công văn khẩn chỉ đạo:
Từ 0h ngày 23/8 đến 6/9, tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của thành phố, của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố triển khai phương án 3 tại chỗ hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” (tối đa ¼ tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị) và phải có mặt tại cơ qua, đơn vị trước 9h ngày 23/8.
Nhom doi tuong nao duoc phep ra ngoai duong khi TP. HCM “nang muc” gian cach?
TP. HCM siết chặt người ra đường. 
Các nhóm đối tượng được phép tham gia lưu thông vẫn thực hiện theo Công văn số 2718/UBND-VX ngày 15/8/2021 của UBND thành phố, bắt buộc có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định; riêng lực lượng giao thông sử dụng ứng dụng công nghệ tạm ngưng hoạt động tại thành phố Thủ Đức và các quận huyện: 8, 12, Vò Gấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn; đối với các quận, huyện còn lại thì shipper chỉ hoạt động trong quận, không chạy liên quận và có dấu hiệu nhận diện riêng theo quy định tại Công văn số 2491/UBND-KT ngày 26/7/2021 của UBND thành phố.
Các đối tượng được cấp giấy đi đường gồm: Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp, lực lượng trực tiếp tham gia phòng chống dịch, xử lý hạ tầng kỹ thuật. Các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị (không quá 10% trên tổng số). Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ trưởng các cơ quan tự chịu trách nhiệm cấp giấy và có báo cáo cho Công an thành phố.
Cơ quan cấp giấy gồm: Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan ban Đảng, đoàn thể, Tổng Công ty trực thuộc Thành phố chịu trách nhiệm cấp giấy cho các cán bộ, công chức, viên chức, người đơn vị thuộc đơn vi quản lý.
Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương trú đóng tại TP. HCM chịu trách nhiệm cấp giấy cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị quản lý.
UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các phường, xác, thị trấn cấp giấy cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân thuộc đơn vị, địa bàn quản lý (chỉ có hiệu lực trong phạm vi địa bàn quản lý).
Các cơ quan cấp phải thông báo số lượng và ký hiệu về Công an thành phố để kiểm tra, giám sát.

Nguồn: QTV


Phó chủ tịch phường nói “bánh mì không phải lương thực thiết yếu” nghỉ việc

UBND TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định giải quyết cho thôi việc đối với ông Trần Lê Hữu Thọ - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, người từng nói "bánh mì không phải lương thực thiết yếu" theo nguyện vọng cá nhân.

Trước đó, ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, đã có đơn xin thôi việc vì hoàn cảnh gia đình. Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND TP Nha Trang vừa ký quyết định giải quyết cho ông Thọ thôi việc theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 1/9.
Pho chu tich phuong noi “banh mi khong phai luong thuc thiet yeu” nghi viec
Ông Trần Lê Hữu Thọ kiểm tra giấy tờ người đi mua bánh mì. 

Hàng trăm hộ dân khốn khổ sống cạnh Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương

Người dân khu dân cư Mạc Ngạn (phường Đồng Lạc, thành phố Chí Linh, Hải Dương) phản ánh về việc thường xuyên bị ảnh hưởng từ khí bụi và tiếng ồn phát sinh trong quá trình Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương hoạt động sản xuất.

Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương do Công ty TNHH Điện lực Jaks làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, xây dựng trên diện tích gần 200 ha tại xã Quang Thành (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Nhà máy có 2 tổ máy phát điện được đưa vào hoạt động phát điện thương mại với công suất phát điện 1120MW, sử dụng nguyên liệu đốt là than.
Tuy nhiên, cũng từ thời điểm Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương đi vào hoạt động, theo như phản ánh, cuộc sống của hơn 300 hộ dân với 1.000 nhân khẩu tại khu dân cư Mạc Ngạn (phường Đồng Lạc, thành phố Chí Linh, Hải Dương) thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và khí bụi từ nhà máy. Người dân đã nhiều lần phản ánh về nỗi khốn khổ khi nhà máy nhiệt điện tỷ USD này chỉ cách nhà của họ khoảng 1 km.

Video: Hỗn chiến kinh hoàng giữa nhóm bảo vệ nhà máy điện gió và 2 thanh niên

Đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội cho thấy một nhóm bảo vệ công trường điện gió và 2 thanh niên đã dùng hung khí lao vào hỗn chiến kinh hoàng.

Sáng 21/8, Thượng tá Nguyễn Đức Thùy - Trưởng Công an huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông - xác nhận đoạn clip đăng tải trên mang xã hội ghi lại cảnh đánh nhau giữa nhóm bảo vệ dự án điện gió và 2 thanh niên xảy ra trên địa bàn huyện.
Video: Hon chien kinh hoang giua nhom bao ve nha may dien gio va 2 thanh nien

Hỗn chiến kinh hoàng giữa nhóm bảo vệ công trường điện gió và 2 thanh niên.