Nhiều trẻ nhập viện ngày Tết do tai nạn nghiêm trọng

Ê-kíp khoa Cấp cứu các bệnh viện nhi nhiều ngày qua làm việc hết công suất để tiếp nhận và xử lý cho những trẻ gặp tai nạn.

Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết trong ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, khoa Cấp cứu của đơn vị này tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ gặp tai nạn từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Khoa Cấp cứu hoạt động hết công suất

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết những ngày Tết, đơn vị này hoạt động hết công suất để kịp thời tiếp nhận trường hợp trẻ nhập cấp cứu gặp tai nạn nghiêm trọng.

"Các tai nạn thông thường có thể gặp nhiều nhưng không nghiêm trọng, đa số có thể là trầy xước tay chân, trẻ được đưa vào các khoa ngoại để xử lý và điều trị. Còn khoa Cấp cứu chuyên tiếp nhận tai nạn nghiêm trọng thì may mắn đến nay chưa có trẻ nào", bác sĩ Phương nói với Zing.

Ngày mùng Một Tết, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi 17 và 13 tuổi do gặp tai nạn giao thông.

Nhieu tre nhap vien ngay Tet do tai nan nghiem trong

Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cho một bệnh nhi trong ngày mùng Một Tết. Ảnh: BVCC.

Gia đình cho biết 2 chị em đèo nhau chơi Tết nhưng không may gặp xe tải và thắng gấp khiến xe ngã bên lề đường. Bé 13 tuổi ngồi sau bị chấn thương nặng hơn do văng xa, đa chấn thương, dập vỡ lách độ 4, xuất huyết nội.

Ngay lập tức, các y bác sĩ trực khoa Cấp cứu báo động đỏ toàn viện. Ê-kíp trực gồm bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Kinh Bang và bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Tiến Phát đã mổ cấp cứu kịp thời bảo tồn các cơ quan.

Ngoài tai nạn giao thông, đơn vị này còn tiếp nhận và xử trí nhiều trẻ gặp tai nạn nuốt đồng xu, hóc hạt đậu, dị vật thực quản, phù phổi do ngã xuống ao, uống nhầm xăng, rượu, bỏng nước sôi.

Ngoài ra, một trẻ bị ngã từ lầu cao, ngưng thở phải ấn tim, hồi sức tiêm phổi. Các trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hoá, nôn, tiêu chảy cũng ra vào liên tục, chưa có dấu hiệu ngừng lại.

"Ê-kíp trực Tết đã nỗ lực 200% công suất ngày trực đầu năm để bảo toàn tối đa sức khoẻ cho các bạn nhỏ", các bác sĩ cho biết.

Tai nạn phổ biến ở trẻ trong ngày nghỉ Tết

Vào những ngày nghỉ Tết, các bậc phụ huynh thường bận bịu chuẩn bị đón Tết, việc trông nom trẻ cũng lơ là hơn. Trong khi đó, trẻ nhỏ thường gặp các tai nạn trong gia đình như dị vật đường thở, điện giật, phỏng, ngạt nước, uống nhầm hóa chất, chấn thương.

Sau đây là một số tai nạn thường gặp quí phụ huynh cần lưu ý phòng tránh:

Dị vật đường thở: Trẻ ăn dưa hấu có hạt dưa, cắn hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt giẻ, ngay cả kẹo mứt... dễ bị hóc do vừa ăn, vừa khóc hoặc cười giỡn. Các phòng ngừa tốt nhất là không cho trẻ nhỏ ăn các loại thức ăn có hạt này hoặc khi ăn phải lấy hết hạt ra.

Điện giật: Những chùm đèn trang trí trên chậu cây kiểng, nhang điện... thường hấp dẫn trẻ đến tò mò, sờ mó nên bị điện giật. Cách phòng ngừa là hạn chế trang trí đèn nhấp nháy hoặc để ở xa tầm với trẻ. Các ổ điện được che kín bằng nút nhựa an toàn.

Nhieu tre nhap vien ngay Tet do tai nan nghiem trong-Hinh-2

Đồng xu kẹt trong thực quản cho một bệnh nhi 5 tuổi. Ảnh: BVCC.

Phỏng: Vào ngày Tết, các gia đình thường dùng khăn trải bàn, trên đó để bình trà nóng hoặc phích nước sôi để châm trà, các thức ăn nấu nóng hoặc hâm nóng trên bàn, bàn ủi... trẻ bóc phải hoặc kéo khăn bàn sẽ làm rơi đổ, gây phỏng.

Cách phòng ngừa chung là hạn chế sử dụng khăn trải bàn hoặc phải cố định thật chắc để trẻ không thể kéo rơi đổ, để bàn ủi xa tầm với của trẻ.

Ngạt nước: Một số gia đình có hồ nước nhỏ trong nhà hoặc các ao, hồ xung quanh nhà, trẻ có thể đến đó và ngã vào gây ngạt nước. Cách tốt nhất là phụ huynh không nên thiết kế hồ nước trong nhà khi gia đình có trẻ nhỏ, các ao quanh nhà cần có hàng rào cao và nên trông nom trẻ thường xuyên.

Uống nhầm, ăn nhầm: Trẻ thường ăn, uống bất cứ thứ gì vớ được và cho miệng như dầu/xăng chứa trong chai nước ngọt, cồn, nước tro tàu, thức ăn trộn thuốc diệt chuột, côn trùng, thuốc an thần, động kinh... việc này có thể đưa đến ngộ độc, ảnh hưởng tính mạng trẻ.

Chấn thương: Các loại cây kiểng có gai hoặc hoa mai giả gắn trên cành cây khô bằng dây kẽm sắc nhọn... dễ gây thương tích cho trẻ. Những chậu kiểng nhỏ, bình hoa để ở nơi trẻ với tới được, làm đổ va vào bé gây chấn thương.

Có trường trẻ nhỏ dưới 3 tuổi ngậm đũa, muỗng trong lúc ăn và bị ngã khi chạy chơi. Chiếc đũa đâm vào thành sau họng gây xuất huyết sưng nề và tắc nghẽn đường thở, gây suy hô hấp. Một trẻ khác bị vụn chén sứ làm đứt mạch máu lớn, gây sốc mất máu.

"Gia đình phải luôn có người giữ trẻ, để ý bé và thiết kế trang trí ngôi nhà, môi trường trong nhà an toàn, giảm thiểu các nguy cơ có thể gây hại cho trẻ mà quý phụ huynh cảm nhận, ý thức được", bác sĩ Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo.

Hà Nội: Những công trình giao thông nào sẽ hoàn thành trong năm 2022?

Dự kiến, trong năm 2022, TP Hà Nội sẽ hoàn thành hàng loạt công trình, dự án giao thông lớn đưa vào vận hành góp phần giảm ùn tắc giao thông.

Ha Noi: Nhung cong trinh giao thong nao se hoan thanh trong nam 2022?
 Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội: Dự kiến đưa vào khai thác đoạn trên cao vào tháng 12/2022. Trước đó, tháng 11/2021, Cát Linh - Hà Đông trở thành tuyến tàu điện đầu tiên ở thủ đô vận hành thương mại.
Ha Noi: Nhung cong trinh giao thong nao se hoan thanh trong nam 2022?-Hinh-2
 Ngày 29/11/2021, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng thị sát công trường và yêu cầu vận hành đoạn trên cao dự án này vào năm 2022. Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho hay hiện tiến độ tổng thể của dự án đạt khoảng 74%, trong đó đoạn trên cao 89,5% và đoạn đi ngầm 33%. Đoạn trên cao dài 8,5 km từ Depot Nhổn đến ga S8 (Đại học Giao thông Vận tải).

Vụ tài xế gây tai nạn chết người ở Bình Thuận âm tính COVID-19

Lái xe xuất trình giấy xác nhận cho phương tiện vận tải của Chí Linh ra vào thành phố nhưng không kèm giấy đã xét nghiệm âm tính.

Chiều 21-2, tin từ Sở Y tế Bình Thuận cho biết, mẫu xét nghiệm của ông Nguyễn Văn Kiên đến từ TP Chí Linh, Hải Dương vừa có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 lần 1.
Vu tai xe gay tai nan chet nguoi o Binh Thuan am tinh COVID-19
 Hiện trường vụ tai nạn giao thông tại Hàm Thuận Bắc.
Hiện ông Kiên vẫn đang được cách ly y tế tập trung tại huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận). Riêng vụ tai nạn giao thông chết người, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Bắc vẫn đang tiếp tục điều tra nguyên nhân và xử lý sau khi ông Kiên hết thời gian cách ly theo qui định.
Như đã đưa, vào lúc 22 giờ 15 phút ngày 19-2 ông Nguyễn Văn Kiên điều khiển xe đầu kéo 34C-272.91 trên QL1A theo hướng Phan Rang - Phan Thiết, khi đến km1697+800 tông anh Nguyễn Văn Quân (31 tuổi) ngụ Hàm Thắng, Hàm Thuận Bắc. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong.
Tiến hành làm việc với tài xế gây tai nạn, Công an huyện Hàm Thuận Bắc xác định ngày 28-1 ông Kiên điều khiển xe đầu kéo trên chở hàng đến cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Đến 10-2 xe này bốc hàng từ Mộc Bài về Đồng Văn, Hà Nam.
Cũng trong ngày 10-2 sau khi bỏ hàng xong, ông Kiên lái xe từ Khu công nghiệp Đồng Văn về nhà tại TP Chí Linh, Hải Dương. Ở nhà 6 ngày, đến ngày 16-2 ông Kiên điều khiển xe từ Hải Dương đi Lạng Sơn bốc hàng và trở vào Nam khi đến Bình Thuận vào lúc 22g ngày 19-2 thì gây ra tai nạn.
Ngay sau khi có kết quả điều tra dịch tễ, ông Kiên đã được cách ly y tế ngay và lấy mẫu để xét nghiệm nCoV.
Đáng chú ý là quá trình làm việc, ông Kiên xuất trình một giấy xác nhận với nội dung cho phương tiện vận tải hàng hóa của Chí Linh ra vào thành phố. Giấy này do ông Nguyễn Văn Đông, Chánh Văn phòng HĐND và UBND TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương ký tên đóng dấu ngày 15-2.
Vu tai xe gay tai nan chet nguoi o Binh Thuan am tinh COVID-19-Hinh-2
 Giấy xác nhận của TP Chí Linh.
Nên nhớ thời điểm trên, TP Chí Linh là 1 trong 5 ổ dịch lớn ở Hải Dương. Tại Chí Linh lúc đó đã ghi nhận 296 ca mắc, 6.537 ca F1 và mặc dù theo công bố của Bộ Y tế ngày 18-2 , ổ dịch này đã cơ bản được khống chế.