Nhiều sai phạm trong việc sử dụng đất ở Nhà hát lớn Hà Nội?

Theo kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường được ban hành năm 2018, nhiều đơn vị liên quan đã mắc vi phạm trong việc quản lý, sử dụng nhà đất tại số 1 Tràng Tiền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.

Theo kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nhiều đơn vị liên quan đã mắc vi phạm trong việc quản lý, sử dụng nhà đất tại số 1 Tràng Tiền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, từ chính quyền địa phương tới Ban Quản lý dự án Nhà hát lớn Hà Nội.
Theo đó, Ban Quản lý Nhà hát lớn Hà Nội (nay là Nhà hát lớn Hà Nội) được giao và quản lý và sử dụng nhà đất tại địa chỉ số 1 Tràng Tiền. Trong quá trình quản lý, sử dụng, Nhà hát lớn Hà Nội ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CP Việt Thái Quốc Tế để mở dịch vụ ăn uống, giải khát với thời hạn hợp đồng là 10 năm (từ ngày 1/12/2006 đến 1/12/2016) và ký phụ lục hợp đồng số 1 điều chỉnh thời hạn hợp đồng ký ngày 1/12/2006 với thời hạn 15 năm là trái với quy định của pháp luật trong việc bảo vệ nghiêm ngặt đối với di tích lịch sử - văn hóa.
Được biết UBND phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm khi phát hiện sự việc Công ty CP Việt Thái Quốc tế chiếm đất, sử dụng không đúng mục đích đối với đất di tích lịch sử - văn hóa nhưng chưa xử lý hành chính và có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời theo trách nhiệm được quy định tại Luật Đất đai. Trách nhiệm này thuộc về Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền.
Nhieu sai pham trong viec su dung dat o Nha hat lon Ha Noi?
Nhà hát lớn Hà Nội phía hướng ra Quảng trường Cách mạng tháng 8 dù cổng đã bị khóa những vẫn còn nhiều con đường khác để khách vào uống cafe. 
Nhieu sai pham trong viec su dung dat o Nha hat lon Ha Noi?-Hinh-2
Bên trong sân vườn Nhà hát lớn Hà Nội, thời điểm ghi nhận ngày 24/4/2019. 
Trong khi đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có nhiều văn bản đề nghị Công ty CP Việt Thái Quốc Tế hợp tác với Ban Quản lý Nhà hát lớn Hà Nội trong việc thực hiện thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh theo nội dung quy định về thời hạn hợp tác kinh doanh (10 năm từ năm 2006 đến 2016). Tuy nhiên, Công ty CP Việt Thái Quốc Tế không chấp hành thực hiện, tiếp tục tổ chức kinh doanh và sử dụng đất không đúng mục đích.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kết luận, đây là hành vi chiếm đất vi phạm quy định tại Khoản 1, Điều 12, Luật Đất đai năm 2013 và cần được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, dù Đoàn Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có văn bản đặt lịch làm việc với Công ty CP Việt Thái Quốc Tế để xử lý hành vi vi phạm về đất đai. Tuy nhiên, Công ty này không có tinh thần hợp tác làm việc theo lịch của Đoàn Thanh tra.
Quay ngược trở lại 14 năm trước, ngày 14/11/2005, Ban Quản lý Nhà hát lớn Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xin phép hoàn thiện hạng mục tầng hầm Nhà hát lớn Hà Nội. Ngày 16/11/2005, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Lê Tiến Thọ đã ký, xác nhận giao nhiệm vụ cho Vụ Kế hoạch Tài chính đề nghị nghiên cứu việc cho phép tầng hầm Nhà hát lớn được phép huy động vốn hợp pháp (ngoài ngân sách Nhà nước) để hướng dẫn Nhà hát lớn xây dựng đề án báo cáo lãnh đạo Bộ.
Ngày 22/11/2005, Bộ Văn hóa Thông tin đã có văn bản về việc hoàn thiện hạng mục tầng hầm Nhà hát lớn, trong đó cho phép dự án tầng hầm Nhà hát lớn huy động vốn hợp pháp. Ngày 21/12/2005, Nhà hát lớn Hà Nội gửi Bộ Văn hóa Thông tin xin hoàn thiện dự án tầng hầm, trong đó đề xuất cho Công ty CP Việt Thái Quốc Tế triển khai thực hiện dự án.
Hơn 3 tháng sau, ngày 24/2/2006, Bộ Văn hóa Thông tin đã có văn bản cho phép Ban Quản lý Nhà hát lớn Hà Nội đàm phán với Công ty CP Việt Thái Quốc Tế về các điều kiện hợp đồng liên doanh. Sau đó 7 tháng, Bộ Văn hóa Thông tin tiếp tục có văn bản trong đó xác định sử dụng tầng hầm Nhà hát lớn vào mục đích: Khai thác, dịch vụ giải khát, ăn uống nhẹ phục vụ khán giả và các đoàn khách quốc tế biểu diễn tại Nhà hát lớn.
Ngày 24/11/2006, Bộ Văn hóa Thông tin có văn bản chấp thuận cho phép hợp tác kinh doanh tại tầng hầm Nhà hát lớn, trong đó cho phép thời hạn hợp tác kinh doanh là 10 năm (từ quý 4/2006 đến hết quý 3/2016). Tuy nhiên, trước đó, ngày 4/1/2006, Nhà hát lớn Hà Nội đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CP Việt Thái Quốc Tế với thời hạn 15 năm (từ ngày 4/1/2006 đến ngày 4/1/2021).
Một tuần sau, ngày 1/12/2006, Nhà hát lớn Hà Nội ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CP Việt Thái Quốc Tế với thời hạn 10 năm (từ 1/12/2006 đến 1/12/2016).
Hợp đồng ký chưa "ráo mực", ngày 1/5/2007, Nhà hát lớn Hà Nội và Công ty CP Việt Thái Quốc Tế ngang nhiên "phớt lờ" chỉ đạo của cấp trên, điềm nhiên ký phụ lục hợp đồng số 1, điều chỉnh thời hạn hợp đồng đã ký ngày 1/12/2006, tự ý điều chỉnh thời hạn tăng thêm 5 năm (từ ngày 1/5/2007 đến ngày 1/5/2022).
Chính vì thế, đến ngày 16/11/2016, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có văn bản đề nghị Nhà hát lớn Hà Nội thực hiện thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CP Việt Thái Quốc Tế theo nội dung quy định về thời hạn hợp đồng hợp tác kinh doanh 10 năm thì mới "lộ" ra chân tướng sự việc.
Nhieu sai pham trong viec su dung dat o Nha hat lon Ha Noi?-Hinh-3
Còn đây, bên trong tầng hầm Nhà hát lớn Hà Nội vẫn hoạt động tấp nập. 
Hơn 1 tháng sau, ngày 6/1/2017, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lại có văn bản đề nghị Công ty CP Việt Thái Quốc Tế hợp tác với Nhà hát lớn Hà Nội trong việc thực hiện thanh ký hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nhà hát lớn Hà Nội cũng đã nhiều lần gửi công văn thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh và mời lãnh đạo Công ty CP Việt Thái Quốc tế đến làm việc. Tuy nhiên, cho đến thời điểm thanh tra, Nhà hát lớn Hà Nội và công ty vẫn chưa đi đến thống nhất trong việc chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Theo kết quả thanh tra, phần diện tích Nhà hát lớn Hà Nội ký hợp đồng hợp tác liên doanh gồm: Sân vườn Cafe Highlands và Nhà hàng 191 trong tầng hầm của Nhà hát lớn.
Tại thời điểm thanh tra, phần sân vườn Cafe Highlands dù Nhà hát lớn Hà Nội đã thực hiện khóa cửa đằng trước phía hướng ra Quảng trường Cách mạng tháng 8 từ 25/1/2017. Nhưng trên thực tế, Công ty CP Việt Thái Quốc tế vẫn đang kinh doanh bình thường.
Tại phần tầng hầm - Nhà hàng 1911, Công ty CP Việt Thái Quốc tế cũng đang hoạt động kinh doanh khiến Ban quản lý Nhà hát lớn gặp khó khăn trong công tác quản lý, không đảm bảo giám sát các hoạt động tại khu vực tầng hầm.
Trên cơ sở những vi phạm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị UBND TP Hà Nội giao Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm chỉ đạo Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền tổ chức thực hiện xử lý đối với hành vi sử dụng đất không đúng mục đích, chiếm đất của Công ty CP Việt Thái Quốc tế tại địa chỉ số 1 Tràng Tiền. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND quận để xin ý kiến chỉ đạo, thực hiện xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng kiến nghị Thành phố đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan liên quan của Bộ cùng Nhà hát lớn Hà Nội phối hợp với UBND phường Tràng Tiền xử lý việc chiếm đất, sử dụng đất không đúng mục đích của Công ty CP Việt Thái Quốc Tế tại địa chỉ số 1 Tràng Tiền, quận Hoàng Kiếm theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể cá nhân có liên quan của Ban Quản lý Nhà hát lớn Hà Nội thực hiện trực tiếp ký phụ lục hợp đồng số 1 điều chỉnh thời hạn hợp đồng ký ngày 1/12/2006 với thời hạn là 15 năm (từ ngày 1/5/2007 đến ngày 1/5/2022) trái với chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thông tin.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng kiến nghị Thành phố đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch giao Nhà hát lớn Hà Nội chủ động liên hệ với Sở và các sở ngành liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Đáng nói, việc kiến nghị xử lý, giải quyết hậu quả đã có từ lâu nhưng theo ghi nhận của phóng viên, các vi phạm đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm, quán Cafe Highlands trong Nhà hát lớn Hà Nội vẫn đang hoạt động bình thường, người ra vào tấp nập dù cửa đằng trước phía hướng ra Quảng trường Cách mạng tháng 8 đã bị khóa.
Liên quan đến việc này, phóng viên Tuổi trẻ và Pháp luật đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND phường Tràng Tiền nhưng vẫn chưa có buổi làm việc chính thức nào với đại diện lãnh đạo phường. Trong khi đó, sau nhiều lần liên hệ qua điện thoại, ông Thạch Văn Hùng - Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền mới trả lời.
Theo đó, ông Hùng cho biết, Thanh tra Thành phố đang thụ lý hồ sơ nên sẽ không cung cấp được gì. Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi là Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đã có kết luận và kiến nghị xử lý thì ông Hùng thản nhiên nói: "Sở Tài nguyên Môi trường kết luận đó là việc của Sở Tài nguyên Môi trường còn Thanh tra Thành phố người ta vào kết luận cuối cùng. Mà cái đấy là đất của các ông đấy, các ông chả giữ được giờ lại bảo ủy ban phường".
Với mong muốn làm rõ sự việc, phóng viên cũng đã liên hệ với đại diện lãnh đạo Nhà hát lớn Hà Nội và ông Phạm Tuấn Long - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có cuộc làm việc chính thức nào.

Bên trong nhà hát lớn nhất vùng ven Sài Gòn “chỉ để làm cảnh“

(Kiến Thức) - Nằm giữa Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức, TP HCM, nhà hát có sức chứa hàng nghìn chỗ ngồi, đã tồn tại 30 năm nhưng rất ít người dân biết đến.

Ben trong nha hat lon nhat vung ven Sai Gon
Gần 20 năm qua, người dân phía Đông TP HCM (quận 2, 9, Thủ Đức) và vùng giáp ranh các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… đã quá quen thuộc với trụ sở Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức nằm ở khu đất rộng lớn, “đắc địa” bậc nhất khu vực trên đường Võ Văn Ngân (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức). 

Ảnh chất lừ về Nhà hát Lớn Hà Nội thuở xưa

(VietnamDaily) - Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội. 

Anh chat lu ve Nha hat Lon Ha Noi thuo xua
Cùng xem những hình ảnh lịch sử quý giá về công trình kiến trúc đặc sắc này. Nhà hát Lớn Hà Nội trong một bưu thiếp đầu thế kỷ 20. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.

Hà Nội: “Báo động” vi phạm trật tự xây dựng tại phường Thanh Nhàn

(VietnamDaily) - Không chỉ công trình 283 Trần Khát Chân xây vượt tầng gây bức xúc dư luận nhiều ngày qua, vấn đề vi phạm trật tự xây dựng và các sai phạm liên quan ở phường Thanh Nhàn (Hà Nội) đang ở ngưỡng “báo động".

Dư luận đang bức xúc trước việc công trình 283 Trần Khát Chân (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) vi phạm trật tự xây dựng, xây quá 1,5 tầng nhưng vẫn ngang nhiên hoàn thiện. Đáng nói hơn, công trình 283 Trần Khát Chân vi phạm lại nằm ngay gần trụ sở UBND phường Thanh Nhàn, nhưng không hiểu vì lý do gì mà lãnh đạo phường vẫn để “lọt lưới” vi phạm?

Ha Noi: “Bao dong” vi pham trat tu xay dung tai phuong Thanh Nhan
Công trình 283 Trần Khát Chân dù vi phạm trật tự xây dựng, xây quá 1,5 tầng nhưng vẫn ngang nhiên hoàn thiện. 

Theo tìm hiểu của PV, công trình 283 Trần Khát Chân vi phạm trật tự xây dựng không phải là vụ việc đầu tiên và duy nhất tồn tại ở phường Thanh Nhàn. Thời gian qua, vấn đề vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phường này đã bị báo chí phản ánh nhiều, thậm chí đến ngưỡng "báo động". Trong số đó, phải kể đến vụ việc công viên Tuổi trẻ Thủ đô (số 46 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội). Sai phạm tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã kéo dài hơn 10 năm qua, khi nhiều hạng mục được quy hoạch làm công viên, cây xanh, sân chơi thể thao dành cho thanh, thiếu niên, nhưng đã bị biến tướng thành nhà hàng, bãi để xe. Năm 2017, UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng và các đơn vị liên quan xử lý vi phạm trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Ha Noi: “Bao dong” vi pham trat tu xay dung tai phuong Thanh Nhan-Hinh-2
Khu trượt nước bỏ hoang và đang xuống cấp trầm trọng ở công viên Tuổi trẻ Thủ đô. Ảnh: Zing. 

Theo đó, ban đầu, UBND TP Hà Nội đã quy hoạch công viên này với diện tích 26,43 ha, nhằm triển khai các hạng mục xây dựng nơi đây trở thành công viên, khu vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng cho người dân. Thế nhưng, khi các hạng mục được quy hoạch thì những miếng đất trong diện tích quy hoạch công viên Tuổi Trẻ Thủ đô nhanh chóng bị “xẻ thịt”, biến tướng thành nhà hàng đồ sộ, quán ăn sang trọng hoặc bãi trông giữ xe.

Kinh ngạc hơn, việc biến tướng công viên Tuổi trẻ Thủ đô để phát triển kinh doanh lại được các đơn vị đầu tư rất rầm rộ. Điều này, cũng từng làm dấy lên nghi vấn trong dư luận, nhiều người đã đặt câu hỏi: Liệu có “thế lực” nào đứng sau “bật xi nhan” cho các doanh nghiệp nên họ mới dám công khai vi phạm như thế?

Khi những sai phạm ở công viên Tuổi Trẻ Thủ đô được đẩy lên cao trào, dư luận dậy sóng mạnh mẽ, báo chí vào cuộc quyết liệt thì đến năm 2017, UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng cùng các đơn vị liên quan xử lý vi phạm. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa thể nào giải quyết được dứt điểm.

Tuy nhiên, gần đây, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã có quyết định kỷ luật 21 cán bộ quận Hai Bà Trưng và phường Thanh Nhàn qua các thời kỳ (trong đó phường Thanh Nhàn 17 cán bộ - thông tin được ông Lương Mạnh Hùng, cán bộ địa chính phường tiết lộ). Trong số những cán bộ bị kiểm điểm và kỷ luật, có Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn - Phạm Hoàng Linh (đang đương chức); nguyên Chủ tịch phường Thanh Nhàn - Nguyễn Tiến Hải (nhiệm kỳ 2010 - 2014), ông Nguyễn Vinh Quang (thời điểm đó đảm nhiệm chức vụ Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng quận Hai Bà Trưng)…

Vấn đề này, UBND Hai Bà Trưng cũng đã tiến hành thành lập Hội đồng kỷ luật đối với từng cá nhân, kết quả xử lý sẽ có trong tháng 4/2019.