Nhiều quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên truyền hình phản cảm

Một số sản phẩm quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng quảng cáo công dụng vượt quá thực tế; cách thể hiện còn phản cảm, thậm chí vi phạm thuần phong, mỹ tục…

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo số 211/TB-VPCP ngày 20/7 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về vấn đề quảng cáo thuốc trên truyền hình, tình trạng thiếu thuốc, vật tư và nhân lực y tế.

Nhieu quang cao thuoc, thuc pham chuc nang tren truyen hinh phan cam
Một số sản phẩm quảng cáo phản cảm, thậm chí có trường hợp còn vi phạm thuần phong, mỹ tục… Ảnh tư liệu
Thông báo nêu rõ, các sản phẩm quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng chiếm tỷ trọng lớn trong số sản phẩm quảng cáo được phát trên đài truyền hình, đài phát thanh. Thực trạng này phản ánh nhu cầu chính đáng của các doanh nghiệp có sản phẩm quảng cáo, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người phát hành quảng cáo.

Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng nhằm bảo đảm đúng quy định, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số sản phẩm quảng cáo chưa đáp ứng yêu cầu, quảng cáo công dụng vượt quá thực tế, cách thể hiện còn phản cảm, thời điểm phát quảng cáo chưa phù hợp, thậm chí có trường hợp còn vi phạm thuần phong, mỹ tục…

Nhieu quang cao thuoc, thuc pham chuc nang tren truyen hinh phan cam-Hinh-2
Bộ Y tế chỉ đạo rà soát lại toàn bộ nội dung quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng. Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu cơ quan y tế rà soát, chịu trách nhiệm xác nhận nội dung chuyên môn liên quan đến các loại thuốc, thực phẩm chức năng trong quảng cáo trước khi phát hành; công khai nội dung xác nhận trên cổng thông tin điện tử để các cơ quan kiểm tra, thanh tra, tổ chức phát hành quảng cáo, doanh nghiệp liên quan có căn cứ thực hiện.

Bộ Y tế chỉ đạo rà soát lại toàn bộ nội dung quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng đã được xác nhận để các cơ quan báo chí chấn chỉnh, không để tiếp diễn tình trạng quảng cáo vượt quá thực tế.

Riêng các cơ quan báo chí, trước hết là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam chú trọng rà soát, xem xét các hợp đồng quảng cáo về thuốc, thực phẩm chức năng, chịu trách nhiệm quảng cáo đúng nội dung chuyên môn đã được cơ quan y tế xác nhận. 

Qua đó góp phần định hướng ý thức giữ gìn, rèn luyện sức khỏe, không phát hành các sản phẩm quảng cáo gây phản cảm, không phù hợp thuần phong, mỹ tục.

PR thực phẩm chức năng, Trấn Thành vì sao phải gỡ bài?

Xóa bài PR thực phẩm chức năng chỉ sau 10 tiếng, hành động của Trấn Thành lập tức lọt vào tầm ngắm của dân mạng.

Mới đây, MXH xôn xao trước bài đăng quảng cáo của Trấn Thành trên Fanpage hơn 17 triệu người theo dõi. Theo đó, danh hài quảng cáo một loại thực phẩm chức năng có tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe.

Sản phẩm này cũng thuộc công ty T.N VN mà Trấn Thành trở thành giám đốc điều hành hồi tháng 3/2021. 

An Giáp Vương: TPCN “thổi phồng” công dụng điều trị u tuyến giáp?

Vốn chỉ là một loại thực phẩm chức năng, An Giáp Vương của Mộc Khang Pharma lại được quảng cáo như một thứ thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp.

Hiện tại, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới mỗi năm. Nhưng may mắn, ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Xuân Quý - Trưởng khoa Ngoại đầu cổ Bệnh viện K cho biết: “Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh lý về u tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng. Điều này không chỉ ghi nhận tại Bệnh viện K mà còn ở nhiều bệnh viện khác. Ung thư tuyến giáp (u ác tính) là bệnh hay gặp nhất trong ung thư các tuyến nội tiết (chiếm 92-95%) và chiếm 3,6% các bệnh ung thư nói chung. Theo Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu vào năm 2018, ung thư tuyến giáp đứng thứ 11 trong tổng số các ca ung thư ở cả hai giới với khoảng 567.000 ca mới mắc hàng năm, đứng thứ 5 trong số các loại ung thư ở nữ giới và đứng thứ 15 trong số các loại ung thư ở nam giới và ngày càng có xu hướng gia tăng.”