Nhật Bản phát hiện kho báu khổng lồ, đủ dùng trong gần 800 năm

Trong vòng hàng trăm năm nữa, cuộc cách mạng công nghiệp của Nhật Bản không còn phải lo lắng thiếu nhiên liệu khi hàng triệu tấn khoáng chất đất hiếm được phát hiện ngay ngoài bờ biển.

Phát hiện hàng triệu tấn khoáng chất đất hiếm trên có thể giúp các công ty Nhật không phải chi nhiều tiền để nhập khẩu khoáng chất từ nước ngoài.
Các nhà khoa học của Đại học Tokyo và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển – Trái đất Nhật Bản (JAMSTEC) đã vừa công bố phát hiện trên trên tạp chí Scientific Reports của Anh.
Kho báu được phát hiện ở khu vực quần đảo Ogasawa
 Kho báu được phát hiện ở khu vực quần đảo Ogasawa
Nghiên cứu cho biết bùn từ đáy biển ngoài quần đảo Ogasawa, cách Tokyo khoảng 2.000km, có độ tập trung các nguyên tử đất hiếm và yttrium (REY) cao, có trường hợp đạt tỷ lệ 8.000/1 triệu.
“Bùn giàu REY này có tiềm năng rất lớn với vai trò là một nguồn kim loại đất hiếm vì số lượng khổng lồ và nó có những đặc điểm và các tính chất khoáng vật có lợi” – báo cáo cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã xác định khu vực 400 km2 đáy biển có chứa khoảng 16 triệu tấn oxide đất hiếm, bao gồm yttrium đủ để đáp ứng yêu cầu trong nước trong vòng 780 năm, europium đủ dùng trong 620 năm, terbium đủ dùng trong 420 năm và dysprosium đủ dùng trong 730 năm.
Europium rất quan trọng trong việc tạo ra phosphors, gốm sứ và các ứn dụng trong ngành quốc phòng, hạt nhân. Terbium và dysprosium cũng rất quan trọng trong công nghệ quốc phòng, gốm sứ và nam châm tiên tiến.
Nghiên cứu còn cho rằng trữ lượng khổng lồ trên “có khả năng cung cấp các kim loại cho toàn thế giới”
Tuy nhiên, còn có một số trở ngại cần phải khắc phục trước khi có thể đưa những khoáng chất trên vào sử dụng, vì việc này không kém gì khai thác đáy biển ở độ sâu gần 6.000 mét ở vùng biển cực xa của đặc khu kinh tế Nhật (EEZ). Tuy nhiên, chính phủ dường như đã cam kết phát triển nguồn tài nguyên này.

Tranh cãi với Trung Quốc, ông Trump tiếc TPP?

Dư luận trong nước Mỹ cũng như trên thế giới nghi ngờ quyết định tái gia nhập TPP của Tổng thống Donald Trump.
 

Một năm sau khi rút ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một phần của chính sách "Nước Mỹ trước hết" - Tổng thống Donald Trump hôm 12-4 lại quay ngoắt 180 độ khi yêu cầu giới chức nước này xem xét việc tái thương thảo về việc tham gia thỏa thuận giờ đã đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Phản ứng của Nga sau vụ Mỹ không kích Syria

(Kiến Thức) - Nga đã lên án cuộc không kích mới nhất của Mỹ nhằm vào Syria và cho rằng động thái của Washington vi phạm mọi luật lệ quốc tế. Đại sứ Nga vừa lên tiếng cảnh báo hậu quả sau vụ tấn công của Mỹ và đồng minh.

Theo RT ngày 14/4, Bộ Ngoại giao Nga đã lên án cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Syria tối 13/4 (giờ địa phương) mà phía Washington khẳng định là để trả đũa Damascus sau nghi án tấn công hóa học ở thị trấn Douma.
“Người dân Syria từng phải trải qua Mùa Xuân Ả Rập, tiếp đến là tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng và bây giờ là những quả tên lửa ‘thông minh’ của Mỹ. Damascus đã bị Mỹ, Anh, Pháp tấn công vào thời điểm khi người dân Syria đang dần trở lại cuộc sống thanh bình sau nhiều năm phải chiến đấu chống khủng bố”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu.