Tranh cãi với Trung Quốc, ông Trump tiếc TPP?

Dư luận trong nước Mỹ cũng như trên thế giới nghi ngờ quyết định tái gia nhập TPP của Tổng thống Donald Trump.
 

Một năm sau khi rút ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một phần của chính sách "Nước Mỹ trước hết" - Tổng thống Donald Trump hôm 12-4 lại quay ngoắt 180 độ khi yêu cầu giới chức nước này xem xét việc tái thương thảo về việc tham gia thỏa thuận giờ đã đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Tổng thống Trump đưa ra yêu cầu trên tại cuộc gặp các nghị sĩ đến từ những bang nông nghiệp. Đây là các địa phương sẽ hưởng lợi từ sự tham gia của Mỹ vào hiệp định này. Ông chủ Nhà Trắng đã giao nhiệm vụ cho đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và tân cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nhưng sau đó không quên viết trên Twitter rằng Mỹ sẽ chỉ quay lại TPP nếu hiệp định này đưa ra những điều khoản "thực sự tốt hơn" so với trước đây.
Truyền thông Mỹ cho biết thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ben Sasse tại bang Nebraska, người có mặt tại cuộc họp trên, nhận xét Tổng thống Trump tỏ ra quyết tâm về vấn đề tái gia nhập TPP. Còn ông Pat Roberts, thượng nghị sĩ bang Kansas, cho rằng đây nhất định là tin tốt đối với khắp cả khu vực nông thôn Mỹ. Nông dân miền Trung Tây nước Mỹ lo ngại nguy cơ bị mắc kẹt trong một cuộc chiến tranh thương mại khi Bắc Kinh đe dọa áp thuế đối với nông sản Mỹ, trong đó có đậu nành.
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 12-4 Ảnh: REUTERS
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 12-4 Ảnh: REUTERS 
Giới chức Nhà Trắng cho biết tổng thống vẫn thích các thỏa thuận thương mại song phương hơn nhưng một thỏa thuận đa phương với các nước tham gia TPP sẽ giúp cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc. Việc thương lượng cũng nhanh hơn so với làm với từng nước. Dù vậy, Tạp chí Politico đặt nghi vấn về mức độ đáng tin trong những phát biểu của ông Trump. Ngay sau cuộc họp hôm 12-4, Nhà Trắng tìm cách giảm nhẹ sự kỳ vọng về bất kỳ thay đổi nào. Một quan chức cấp cao nhắc nhở rằng mọi chuyện chỉ mới bắt đầu và Tổng thống Trump chưa cam kết điều gì.
Trước đó, việc ông Trump nói không với TPP ngay trong tuần đầu tiên sau khi nhậm chức khiến các đồng minh lo lắng và dư luận trong nước thắc mắc liệu chủ nghĩa bảo hộ có cản trở kinh tế Mỹ tăng trưởng hay không. Không có gì lạ khi các nhà hoạch định chính sách ở châu Á - Thái Bình Dương có phản ứng hoài nghi trước sự đổi ý của ông Trump. "Nếu đó là sự thật, tôi hoan nghênh nó" - Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso nói với báo giới sau cuộc họp nội các ngày 13-4 nhưng thừa nhận ông Trump là "người thường thay đổi nên có thể nói điều khác hẳn vào hôm sau".
Cũng tại cuộc gặp nói trên, điều gây ngạc nhiên không kém là ông Trump đã có những phát biểu tích cực về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vốn trở nên căng thẳng trong tuần qua, sau khi ông Trump dọa áp đánh thuế trừng phạt đối với số hàng hóa Trung Quốc trị giá 100 tỉ USD. Động thái này có nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đặc biệt, ông chủ Nhà Trắng còn trích dẫn phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao, nói rằng ông hiểu đó là tín hiệu Trung Quốc chuẩn bị mở cửa thị trường đón nhận nhiều hàng hóa Mỹ hơn.
Tuy nhiên, không rõ ông chủ Nhà Trắng sẽ nói gì trước thông tin thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đạt mức 58 tỉ USD trong 3 tháng đầu năm nay, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm đầu tiên của ông Trump tại Nhà Trắng cũng chứng kiến con số này tăng lên mức kỷ lục 375 tỉ USD theo tính toán của Mỹ và 276 tỉ USD theo dữ liệu của Trung Quốc.

Ông Trump bất ngờ muốn rút khỏi Syria, Lầu Năm Góc ngã ngửa

Ngày 29/3, Tổng thống Trump dường như muốn báo hiệu việc "nhanh chóng" rút quân khỏi Syria, khiến Lầu Năm Góc và bộ ngoại giao không khỏi bất ngờ.

"Nhân tiện, chúng ta đang tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Chúng ta sẽ rút khỏi Syria sớm thôi. Hãy để những người khác giải quyết nó đi" - Tổng thống Trump nói với đám đông ở bang Ohio trong một bài phát biểu về chi tiêu cơ sở hạ tầng.

Vương triều của Tổng thống Trump đang sụp đổ từ bên trong?

(Kiến Thức) - Có lẽ trong lịch sử nước Mỹ chưa có nội các nào rối ren và đầy bất ổn như của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi chỉ trong hơn một năm gần như toàn bộ các cố vấn thân tín của ông Trump đồng loạt rời Nhà Trắng.

Và theo Business Insdier, cố vấn tư pháp thân tín của Tổng thống Mỹ, ông John Dowd vừa đệ đơn xin từ chức hôm 22/3 vừa rồi. Sự ra đi của Dowd nối dài thêm danh sách các thân tín rời bỏ Tổng thống Trump sau hơn cầm quyền, hầu hết trong số họ đều đóng góp nhiều công sức trong chiến dịch tranh cử vào năm 2016. Ảnh: Rawstory.com.
Và theo Business Insdier, cố vấn tư pháp thân tín của Tổng thống Mỹ, ông John Dowd vừa đệ đơn xin từ chức hôm 22/3 vừa rồi. Sự ra đi của Dowd nối dài thêm danh sách các thân tín rời bỏ Tổng thống Trump sau hơn cầm quyền, hầu hết trong số họ đều đóng góp nhiều công sức trong chiến dịch tranh cử vào năm 2016. Ảnh: Rawstory.com.

Tờ New York Times cho hay, luật sư Dowd quyết định từ chức vì thất vọng khi Tổng thống Trump không nghe theo lời khuyên của ông. Ảnh: Reuters.
 Tờ New York Times cho hay, luật sư Dowd quyết định từ chức vì thất vọng khi Tổng thống Trump không nghe theo lời khuyên của ông. Ảnh: Reuters.

Được biết, quyết định của luật sư Dowd được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông Dowd lỡ miệng nói rằng cuộc điều tra nhắm vào Nga nên kết thúc. Nhưng sau đó, ông “sửa sai” bằng cách khẳng định phát ngôn của mình chỉ là ý kiến cá nhân chứ không phải đại diện cho Tổng thống Mỹ Trump. Ảnh: AP.
 Được biết, quyết định của luật sư Dowd được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông Dowd lỡ miệng nói rằng cuộc điều tra nhắm vào Nga nên kết thúc. Nhưng sau đó, ông “sửa sai” bằng cách khẳng định phát ngôn của mình chỉ là ý kiến cá nhân chứ không phải đại diện cho Tổng thống Mỹ Trump. Ảnh: AP.

Ông John Dowd sinh ngày 11/2/1941 tại Brockton, bang Massachusetts, là một luật sư dày dặn kinh nghiệm. Ông tốt nghiệp trường Luật của Đại học Emory vào năm 1965. Ảnh: CNN.
Ông John Dowd sinh ngày 11/2/1941 tại Brockton, bang Massachusetts, là một luật sư dày dặn kinh nghiệm. Ông tốt nghiệp trường Luật của Đại học Emory vào năm 1965.  Ảnh: CNN.

Luật sư Dowd từng đại diện cho Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain trong một vụ bê bối ngân hàng cuối những năm 1980, đầu 1990 và ông McCain sau đó trắng án. Ảnh: The Atlantic.
 Luật sư Dowd từng đại diện cho Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain trong một vụ bê bối ngân hàng cuối những năm 1980, đầu 1990 và ông McCain sau đó trắng án. Ảnh: The Atlantic.

Ngoài ra, luật sư Dowd từng phục vụ trong Thủy quân lục chiến Mỹ và là cựu thành viên đơn vị nghiên cứu tội phạm có tổ chức của Bộ Tư pháp Mỹ. Ảnh: AP.
 Ngoài ra, luật sư Dowd từng phục vụ trong Thủy quân lục chiến Mỹ và là cựu thành viên đơn vị nghiên cứu tội phạm có tổ chức của Bộ Tư pháp Mỹ. Ảnh: AP.

Ông làm việc trong Bộ Tư pháp Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1969-1978. Ảnh: Washington Post.
 Ông làm việc trong Bộ Tư pháp Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1969-1978. Ảnh: Washington Post.

Sau khi rời khỏi Bộ Tư pháp năm 1978, ông làm luật sư riêng và làm việc cho nhiều công ty luật nổi tiếng. Ảnh: Đại học Emory.
 Sau khi rời khỏi Bộ Tư pháp năm 1978, ông làm luật sư riêng và làm việc cho nhiều công ty luật nổi tiếng. Ảnh: Đại học Emory.

Sau này, ông thành lập một công ty luật riêng mang tên John M. Dowd ở thủ đô Washington. Ảnh: Getty.
Sau này, ông thành lập một công ty luật riêng mang tên John M. Dowd ở thủ đô Washington. Ảnh: Getty.

Trong khoảng thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 3/2018, ông Dowd là cố vấn pháp lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNBC.
 Trong khoảng thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 3/2018, ông Dowd là cố vấn pháp lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNBC.